Cách phòng chống tia phóng xạ

TÁC HẠI CỦA PHÓNG XẠ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân kèm theo phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau mà không tác nhân nào làm tăng nhanh lên hay làm chậm lại hiện tượng đó.

Sự thay đổi và các bức xạ là do nguyên tử phóng xạ bị phân hủy liên tiếp. Số lượng phân rã xảy ra trong 1 giây trong khối lượng nguyên tố gọi là độ phóng xạ. Thời gian mà một nguyên tố phóng xạ bị giảm đi một nửa độ phóng xạ ban đầu gọi là chu kỳ bán rã. Tùy từng đồng vị phóng xạ, chu kỳ bán rã từ vài phần giây tới hàng triệu triệu năm.

Ví dụ: Iốt 131 () có chu kỳ bán rã 8,1 ngày.

Uran 238 () có chu kỳ bán rã 4,5.109năm.

Poloni () có chu kỳ bán rã 1,83.10-3 giây.

Các đồng vị phóng xạ phát ra các bức xạ. Bản chất các bức xạ và tác dụng của chúng khác nhau, nhưng đều có khả năng đâm xuyên (mạnh hay yếu) các vật chất làm ion hóa chúng, do đó các bức xạ đó được gọi là các bức xạ ion hóa. Người ta phân biệt các bức xạ an pha, bêta, gamma và notron, các bức xạ cùng loại có thể có những năng lượng khác nhau, đặc biệt là về mặt tác dụng ion.

  • Bức xạ Anpha (α): Khả năng đâm xuyên yếu, tránh chiếu trong khi làm việc với nguồn hở. Trong không khí, hạt anpha chỉ đi được vài cm, trong tế bào vài µm.
  • Tia Beta (ß) khả năng đâm xuyên mạnh, tránh chiếu trong hay chiếu ngoài khi làm việc với nguồn hở, trong không khí bức xạ beta có thể đi được vài cm đến một mét. Trong tế bào có thể đâm xuyên được nhiều cm. che chắn chiếu ngoài bằng nhôm
  • Tia gama (γ) và tia X: Tia gamme cũng giống như tia X, nhưng thường là có năng lượng lớn hơn, cả 2 loại tia đều là sóng điện tử, không có khối lượng, không mang điện tích, khả năng đâm xuyên rất mạnh. Tia gamme và tia X chỉ khác nhau ở chỗ là tia gamme phát ra từ hạt nhân nguyên tử còn tia X thì từ vành điện tử.che chắn chiếu ngoài bằng barit và chì.
  • Tia Neu tron: khả năng đâm xuyên cực mạnh, rất nguy hiểm phải che chắn bằng vật liệu có chứa nguyên tử Hydro (nước, paraphin).

Cách phòng chống tia phóng xạ

Các ngành, nghề và công việc có tiếp xúc với phóng xạ

Cách phòng chống tia phóng xạ
Cách phòng chống tia phóng xạ

Cách phòng chống tia phóng xạ
Cách phòng chống tia phóng xạ

- Ngành thăm dò địa chất, ngành khai thác dầu khí, ngành khai thác khoáng sản có chứa chất phóng xạ, ngành thuỷ văn....

- Trong công nghiệp: Nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng nguyên tử hạt nhân, nhà máy tách đồng vị phóng xạ, nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ tinh, nhà máy bia, nhà máy giấy, dùng chất phóng xạ đo độ dầy và tỷ trọng..., máy đo khuyết tật xác định cấu trúc vật đặc như gỗ, sắt, bê tông, nhà máy nhiệt điện.

- Ngành hàng không, cửa khẩu cũng ứng dụng chất phóng xạ vào việc kiểm tra hàng hoá.

- Ngành nông nghiệp: sử dụng chất phóng xạ để bảo quản giống, kích thích sinh trưởng cây trồng, diệt vi khuẩn nấm mốc, bảo quản thực phẩm.

- Ngành y tế: Dùng chất phóng xạ trong việc chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, thăm dò chức năng, sản xuất thuốc chữa bệnh...

- Các Viện nghiên cứu: Viện Vật lí, Viện năng lượng nguyên tử hạt nhân, Viện địa chất khoáng sản...

- Ngành quốc phòng: Chế tạo vũ khí hạt nhân.

Tác hại của phóng xạ đến sức khoẻ

Lợi ích của phóng xạ là rất lớn nhưng tác hại mà nó gây ra cũng không phải là nhỏ. Các chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm vì giác quan của con người không thể nhận ra chúng, các tia phóng xạ không có màu, không mùi, không vị và cũng không phát nhiệt, chỉ có máy đo phóng xạ mới phát hiện và định lượng mức độ nhiễm xạ. Mặt khác không có cơ thể sinh vật nào có khả năng miễn dịch với tia phóng xạ và cũng không có phương pháp nào điều trị đặc hiệu.

Trong lịch sử, vụ tai nạn lớn nhât là sự cố nhà máy điện nguyên tử Tréc - nô - bin (Liên xô cũ). Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki tiêu huỷ 2 thành phố này làm hàng vạn người chết ngay tại chỗ và để lại hậu quả mãi tới sau này. Các nạn nhân bị nhiễm xạ sau vài giờ biểu hiện: Nhức đầu khủng khiếp, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa dữ dội, nạn nhân bị ỉa chảy, nhiễm độc, rối loạn điện giải đưa đến truỵ tim mạch và chết. Trong trường hợp ngươì lao động tiếp xúc với liều thấp nhưng thời gian dài vẫn có nguy cơ bị nhiễm xạ. Những triệu chứng của bệnh nhiễm xạ là gây tổn thương da, viêm thận mãn tính, viêm loét giác mạc, làm đục nhân mắt, tổn thương các tuyến sinh dục, huỷ diệt tinh trùng, làm rụng tóc, teo đét da, gây nhiễm độc thai nhi, làm biến đổi gien di truyền. Nếu tiếp xúc liều dưới 100 rems gây bệnh âm ỉ làm tổn thương cơ quan tạo huyết, bạch cầu, tiểu cầu giảm, tuỷ xương bị suy nặng dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng nặng đưa nạn nhân đến hôn mê và chết. Người bị nhiễm xạ có nguy cơ ung thư thượng bì, ung thư máu, ung thư xương, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư dạ dày...

Biện pháp phòng chống tia phóng xạ

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục để cho mọi người hiểu tác hại của phóng xạ và các biện pháp phòng tránh

- Cần bố trí cơ sở làm việc có nguồn bức xạ xa khu dân cư, nhà trẻ, trường học, công sở v.v... Cơ sở phải đặt cuối chiều gió, cuối nguồn nước khu vực trên.

- Phòng làm việc phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh về kích thước, độ dầy của tương, phải có hệ thống che chắn nguồn bức xạ. Phải thu gom các chất thải có nguồn phóng xạ (rắn, lỏng...) để xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hoá.

- Thường xuyên tẩy xạ nơi làm việc và các thiết bị.

- Phải sử dụng đầy đủ trang bị phòng hộ lao động thích hợp mới được làm việc.

- Nhân viên tiếp xúc với nguồn bức xạ phải được tập huấn về an toàn - vệ sinh lao động và phải được cấp chứng chỉ.

- Người tiếp xúc nguồn phóng xạ phải được khám sức khoẻ định kì 6 tháng một lần và phải có đầy đủ các xét nghiệm cần thiết có liên quan đến tác hại nghề nghiệp.

- Phải tổ chức kiểm tra, theo dõi liều chiếu cá nhân liên tục nhắm quản lý số liệu chiếu xạ cho từng nhân viên.

- Phải có biện pháp quản lý nghiêm ngặt các thiết bị có nguồn phóng xạ, khi có dấu hiệu bất thường phải báo với người có trách nhiệm hoặc ngừng hoạt động ngay.

- Cơ sở phải có đội cấp cứu tại chỗ khi xảy ra sự cố và phải được tập huấn thường xuyên.

- Buồng làm việc phải được che chắn xung quanh bằng tấm chì, cao su chì; tường trát vữa ba-rít và phải có biển báo hiệu theo quy định của nhà nước.

- Căn cứ vào tính nguy hiểm nguồn phóng xạ bố trí các phòng làm việc thích hợp theo từng khu vực một.

- Phải có hệ thống thông gió, lọc sạch bụi, lọc sạch khí.

- Phải có hệ thống cấp nước và thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

- Có nhà tắm riêng cho nhân viên tiếp xúc, có chậu giặt và tủ đựng quần áo bảo hộ riêng, tủ dán phoóc-mi - ca để hạn chế bụi bám vào.

- Các chất thải sau khi thu gom lại phải để ở khu vực riêng trong một thời gian cho nguồn phóng xạ bán phân rã rồi đưa đến nơi quy định, xi măng hoá, chôn sâu xuống lòng đất (tính theo phân rá của mỗi chất). Thùng chứa chất thải sơn màu vàng, gắn nhãn phóng xạ để phân biệt, thùng phải kín.

Bs.Trịnh Văn Nghinh