Cách rèn trí thông minh cho trẻ

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bố mẹ càng trò chuyện nhiều với trẻ nhỏ, não bộ của trẻ càng được “kích hoạt”, từ đó giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn. Đừng đợi đến lúc trẻ lên 3 mới bắt đầu “tập nói”. Ngôn ngữ cần được phát triển từ sớm, bằng những cách dạy con thông minh dễ áp dụng dưới đây.

1. Nói, nói, và… nói

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trẻ càng được trò chuyện nhiều trong thời thơ ấu thì càng có vốn từ vựng tốt, biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và trở nên nhạy bén hơn trong quá trình học hỏi về sau. Không có cách nào dạy con thông minh đơn giản hơn là nói, nói và nói với trẻ càng sớm càng tốt. Hãy cố gắng trả lời mọi thắc mắc của trẻ. Khi trẻ chưa biết nói, cha mẹ cũng cần liên tục chuyện trò, cho trẻ nhìn thấy mẹ phát âm như thế nào. Hãy chia sẻ cùng con về mọi thứ xung quanh. Ví dụ: “Đây là con cá. Con cá đang bơi”, “Đây là tay”, “Đây là quả cam”…

2. Đọc cho trẻ nghe

Trẻ 1 - 1,5 tuổi đã có khả năng hiểu được một số từ mà người lớn sử dụng. Từ 1,5 - 3 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ tích cực và có những bước tiến vượt bậc. Do đó, không bao giờ là quá sớm để đọc cho con nghe cả.

Những câu chuyện có tính giáo dục cao, nhẹ nhàng, gần gũi sẽ kích thích khả năng tư duy, tập tính kiên nhẫn và dạy cho trẻ về tình yêu thương. Khi trẻ đến tuổi tập nói, sau mỗi câu chuyện, mẹ hãy hỏi bé những câu hỏi có liên quan đến nội dung, nhân vật… để giúp trẻ học cách ghi nhớ và diễn đạt thành lời.

3. Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn

Kể từ lúc trẻ biết đi mẹ đã hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp cơ bản trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Kỹ năng này giúp trẻ trau dồi từ vựng, óc quan sát, khả năng nghe nhìn của con.

Dắt trẻ đi đến những nơi có bầu không khí trong lành, nhiều cây xanh như công viên, khu vui chơi… không chỉ giúp trẻ được hòa nhập với thiên nhiên mà còn là cơ hội mẹ giới thiệu đến con những điều mới mẻ.

Mẹ có thể để con tự do chạy nhảy và khám phá, sau đó hỏi xem con đã quan sát và thấy được những gì. Cứ thế, trong cuộc sống mẹ hãy luôn đóng vai cô giáo, chỉ cho con mọi thứ. Chỉ cần cha mẹ để tâm lưu ý, nghe và nói cùng trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng có được vốn từ phong phú. Không chỉ phát triển ngôn ngữ, chính quá trình vui chơi ngoài trời, tìm hiểu từ thực tế cũng giúp trí não của trẻ phát triển tốt hơn.

Cách rèn trí thông minh cho trẻ

4. Rèn luyện khả năng nghe nhạc

Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên cũng chính là cách giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận và phát âm cho trẻ. Âm nhạc góp phần kích thích não bộ của trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ.

5. Hạn chế tivi và điện thoại thông minh, máy tính bảng

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình, và trẻ em từ 2 tuổi trở lên không dùng quá 2 giờ cho tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Mẹ cũng nên chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ, xem cùng con và trò chuyện về nhân vật hoặc diễn biến của những bộ phim hoạt hình, thay vì mở tivi hoặc đưa cho con chiếc máy tính bảng chỉ với mục đích giữ cho trẻ chịu ngồi yên.

6. Luôn áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ nhỏ rất tò mò, hiếu động và thích làm mọi thứ theo ý mình. Điều này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ chỉ cần giữ cho trẻ an toàn trong tầm kiểm soát là được.

Chẳng hạn, mẹ đang cố gắng dạy trẻ đếm từ 1 đến 10, nhưng trẻ lại nhìn ra ngoài trời và quan tâm đến chuyện… trời mưa. Lúc này, đừng cố gắng “ép” trẻ tập đếm tiếp, thay vào đó mẹ hoàn toàn có thể để trẻ “dẫn dắt” câu chuyện, bằng cách trả lời con: “Ồ, mẹ thấy rồi. Trời mưa!” và chuyển sang cùng trẻ trò chuyện về trời mưa, như: “Mưa lớn quá!”, “Con có thích mưa không?”, “Để khỏi ướt mình phải làm gì?”, “Áo mưa của con để ở đâu?”, “Áo mưa của con màu gì?”…

Ngoài những cách trên, mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để tăng cường trí thông minh cho trẻ. Từ 2 tuổi trở lên là giai đoạn trẻ học các kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ, vận động, và giao tiếp xã hội. Để giúp trẻ mau lớn và học hỏi tốt trong suốt giai đoạn phát triển này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể phát triển toàn diện, giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển của não bộ trẻ bao gồm DHA, AA, Lutein, Omega 3, Omega 6, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, Acid Folid, Iốt .... Trong đó nên chú trọng chọn sản phẩm có bổ sung HMO, Vitamin E tự nhiên, DHA và Lutein có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch và giúp đôi mắt khỏe mạnh.

Cách rèn trí thông minh cho trẻ

Tác giả: Bs Thái Thị Thanh Thuỷ -
Trưởng Khoa Tâm Lý Bệnh viện Nhi Đồng 2


Page 2

Rất nhiều bậc cha mẹ cứ băn khoăn không biết tại sao mình nuôi con vất vả thế. Tháng nào con cũng ốm mặc dù đã đi khám ở nhiều nơi, xét nghiệm đủ kiểu, uống khá nhiều thuốc. Đặc biệt khi giao mùa, thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Trên thực tế, tất cả những vấn đề này đều bắt nguồn từ một nguyên nhân: Trẻ chưa được xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, vững chắc đầu đời. Ở trẻ em, khoảng thời gian 5 năm đầu tiên (đặc biệt là 2 năm tính từ sau khi trẻ chào đời) là khoảng thời gian vàng để tăng cường hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, trẻ sẽ ít mắc các bệnh nhiễm trùng hơn, và nếu mắc bệnh trẻ cũng chóng khỏi bệnh hơn. Hãy tìm hiểu ngay 4 cách tăng cường miễn dịch cho bé sau đây.

1. Cho trẻ bú mẹ

Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể từ mẹ qua sữa, gọi là “miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Như vậy, trong giai đoạn đầu tiên, khi hệ miễn dịch của bản thân còn non nớt, trẻ rất cần đến lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ. Đây cũng là lý do Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì sữa mẹ kèm theo chế độ ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

2. Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Do đó, chăm sóc tốt hệ tiêu hóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Có nhiều cách để mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chẳng hạn như không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, vì dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa còn non nớt. Ngoài ra, cách căn bản để chăm sóc tốt hệ tiêu hóa là bổ sung cho trẻ những dưỡng chất hữu ích cho việc nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.

Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua lên men tự nhiên thường xuyên để hỗ trợ xây dựng hệ vi khuẩn có lợi trong ruột. Mẹ cũng nên cho trẻ ăn đa dạng rau củ, trái cây. Khi con bắt đầu ăn dặm, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm nguyên chất hoặc các loại thực phẩm nguyên chất được nghiền nhuyễn gồm các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Các loại trái cây như chuối, táo, thanh long, đu đủ, măng tây rất giàu prebiotic, giúp ích cho đường ruột của bé.

Khi có được sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, hệ tiêu hóa của con bạn sẽ khỏe mạnh, được chuẩn bị kỹ hơn để chống lại những bệnh tật có thể xảy ra.

Cách rèn trí thông minh cho trẻ

3. Hạn chế thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh dễ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là thể trạng của trẻ không thể được cải thiện, lại càng dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, mẹ cần ghi nhớ chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp phải dùng kháng sinh cho trẻ, nên cho trẻ ăn sữa chua, bổ sung men tiêu hóa, các vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, axit amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm và xây dựng lại hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng.

4. Cho trẻ sử dụng sữa có bổ sung các dưỡng chất tăng cường miễn dịch

Trong trường hợp mẹ không thể duy trì sữa mẹ lâu dài cho trẻ suốt 2 năm đầu đời hay không đủ sữa cho bé bú, có một cách hiệu quả để chăm sóc tốt hệ vi khuẩn đường ruột cũng như hệ miễn dịch của bé. Đó chính là cho trẻ sử dụng sữa được bổ sung HMO. HMO (Oligosaccharides trong sữa mẹ) – là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho bé.

HMO bảo vệ bé yêu theo 3 cách:

1/ HMO là một prebiotic chọn lọc giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ức chế các vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

2/ HMO đóng vai trò như những thụ thể mồi nhử để ngăn cản các tác nhân gây bệnh bám dính vào tế bào niêm mạc ruột.

3/ Một phần HMO được hấp thu vào máu, có tác dụng tăng cường sức đề kháng toàn cơ thể.

Bằng 4 cách thức dễ thực hiện này, mẹ có thể bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột của bé cũng chính là bảo vệ hệ miễn dịch giúp bé tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng để khỏe mạnh hơn và có cơ hội học hỏi tốt hơn.

Cách rèn trí thông minh cho trẻ

Tác giả: Bs CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp -
Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam