Cách sống của Kazuo PDF

Nội dung bài viết

  • Lời giới thiệu
  • Biến suy nghĩ thành hiện thực

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Inamori Kazuo

xem thêm: Cách sống inamori kazuo ebook

Download sách Cách Sống – Inamori Kazuo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách

3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuốn sách đã được dịch sang 8 ngôn ngữ và bán trên 700.000 bản – Inamori Kazuo – một doanh nhân hết sức thành đạt trong việc sáng lập và điều hành tập đoàn Kyocera lớn mạnh của Nhật Bản. Ông sẽ đem đến cho chúng ta những tư tưởng về Cách Sống. Đây là tập hợp những triết lý mà ông đúc rút ra được từ thực tế sau bao nhiêu năm gian nan xây dựng công ty.

Trước thực tại của một xã hội Nhật Bản mà con người ngày càng đánh mất đi giá trị truyền thống, Inamori Kazuo đưa ra một yêu cầu bức thiết là phải nhìn lại “lẽ sống” của con người thời hiện đại. Lẽ sống qua cái nhìn của tác giả không phải là cái gì xa vời mà là những điều giản đơn, những giá trị gần gũi hay những thói quen hằng ngày: “những nguyên tắc đạo đức chân phương”. Cách sống gồm 5 chương, mỗi chương là một quan điểm của tác giả:

Chương 1. Biến suy nghĩ thành hiện thực.

Chúng ta không thể có các ý tưởng và sáng tạo nếu lười suy nghĩ. Chắc các bạn biết không ít những nhà bác học như Edison hay Newton tìm ra những phát minh trong những lúc bình thường nhất, bởi họ sống với những trăn trở, không ngừng tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề. Cuộc đời chỉ cho ta những điều ta muốn có, vì vậy hãy suy nghĩ “Suy nghĩ phải thấu đáo, phải liên tục, không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm…” hãy hình dung “sẽ thực hiện được nếu hình dung ra mọi ngõ ngách của công việc”, hãy lên kế hoạch “không thể thành công nếu không lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị chu đáo”.

Chương 2. Suy nghĩ từ nguyên lý và nguyên tắc.

Những nguyên lý và nguyên tắc chân phương như những chuẩn mực đạo đức mà bạn vẫn được bố mẹ dạy bảo từ khi còn nhỏ, chúng không những tốt cho cuộc sống mà còn cả trong kinh doanh. Hãy sống kiên định với những nguyên tắc đó, nó sẽ chỉ đường cho bạn ngay cả khi bạn lạc lối.

Chương 3. Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn.

Tác giả có đưa ra một phương trình: “Cuộc đời và thành quả công việc = Tư duy x Nhiệt huyết x Năng lực”. Năng lực có thể do bẩm sinh hoặc học tập, nhiệt huyết có thể tìm thấy qua quá trình lao động nhưng có nhiệt huyết và năng lực mà đi sai hướng thì cũng không thể thành công. Cũng như một kẻ học giả trở thành mafia trí thức trong thế giới ngầm vậy. Vì vậy nhân cách và tâm hồn phải được đề cao, mài giũa qua thời gian.

Chương 4. Sống với lòng vị tha.

Vị tha không phải là cái gì quá cao xa, đơn giản chỉ là những hành động “suy nghĩ cho người khác” cống hiến hết mình cho nhân loại, cho xã hội. Hãy bắt đầu từ việc để tâm một chút đến những người thân thiết xung quanh ta.

Chương 5. Hòa hợp với dòng chảy vũ trụ.

Có hai bàn tay vô hình chi phối cuộc đời con người. Đó là “số mệnh” và “luật nhân quả báo ứng”. Mỗi ngươi tuy có mệnh sẵn nhưng nếu biết vận dụng luật nhân quả có thể thay đổi vận mệnh cho mình bằng cách nghĩ điều thiện, làm việc thiện.

Ở mỗi chương, mỗi quan điểm của mình tác giả đều đưa ra những dẫn chứng, những câu chuyện thực tế rất thuyết phục. Vốn đi lên từ những thất bại, con đường thành công của tác giả vô cùng khó khăn. Những điều ông viết trong “Cách Sống” là những kinh nghiệm quý giá mà ông muốn chia sẻ với giới trẻ. Đây quả thực là một cuốn sách thiết thực, hãy đọc, suy ngẫm và thay đổi.

*** Trích đoạn sách hay:

Chúng ta đang sống trong một thời đại lo âu, đầy biến cố, tương lai bất định. Vật chất đầy đủ nhưng tinh thần không thanh thản. Ăn ngon mặc đẹp nhưng vẫn thiếu quốc pháp gia phong. Tự do cởi mở nhưng đây đó vẫn tồn tại những vùng khép kín. Chỉ cần có ý chí là có thể làm được tất cả và có trong tay mọi phương tiện vậy mà con người vẫn bi quan chán chường, không ít những vụ bê bối, thậm chí tội ác.

Vì sao lại có tình trạng tiêu cực như vậy trên phạm vi toàn xã hội? Có lẽ, do nhiều người không tìm thấy ý nghĩa và giá trị cuộc đời, đánh mất phương châm sống. Theo tôi, những hỗn loạn trong xã hội hiện nay bắt nguồn từ việc thiếu vắng nhân sinh quan. Mà không chỉ riêng tôi nghĩ như vậy.

Điều khẩn thiết nhất trong thời đại hiện nay chẳng phải là câu hỏi cơ bản – Lẽ sống của con người là gì? – hay sao? Trước hết phải thiết lập nền tảng triết học cho cuộc đời và phải dũng cảm đối mặt với mọi vấn đề. Từ “triết học” tôi nói ở đây có thể thay bằng các từ “quan điểm” hoặc “tư tưởng” đều được.

***

Thông tin tác giả:

Inamori Kazuo, sinh năm 1923 tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

– Tốt nghiệp khoa kỹ thuật công nghiệp ĐH Kagoshima.

– Năm 1959: thành lập và giữ cương vị công ty CP Kyoto Ceramic (hiện nay là Kyocera).

Có thể bạn quan tâm: [PDF]Ebook Dạy đọc nhanh (The speed reading book) – Tony sachvui.vn

– Năm 1984: thành lập và giữ cương vị chủ tịch công ty DDI (hiện nay là KDDI).

– Sáng lập quỹ Inamori và giải thưởng “Kyoto” dành cho những người có cống hiến cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

– Các sách đã xuất bản: Triết học của Inamori Kazuo, Niềm đam mê dẫn đến thành công, Tự truyện của đứa trẻ hư, Nâng cao tinh thần – cải thiện kinh doanh… (tạm dịch tiếng Việt).

1

Biến suy nghĩ thành hiện thực

Quy luật cuộc đời – Chỉ có trong đời những thứ mình muốn có “Sự đời không như mình tưởng”.

Chúng ta có những lúc thất vọng đối với những sự việc xảy đến trong cuộc đời. Tuy nhiên, chính là do ta nghĩ “cuộc đời chẳng bao giờ được như mong muốn” nên mới dẫn đến kết quả đó. Nếu ta cứ một mực suy nghĩ cuộc đời sao mà luôn trục trặc thì chắc chắn cuộc đời sẽ trục trặc đúng như ý nghĩ của ta.

Cuộc đời của một người được tạo ra bởi chính những suy nghĩ của người đó. Nhiều người thành công trên đường đời đều có chung quan điểm này. Tôi cũng vậy. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi mang trong lòng một niềm tin mãnh liệt rằng: “Điều gì mà mình không muốn thì chắc chắn nó sẽ không đến với mình”. Tức là chỉ có những thứ mình muốn mới hiện hữu trong cuộc đời. Còn mình đã không muốn thì ngay cả những thứ tưởng như chắc chắn nằm trong tầm tay cũng sẽ vuột đi mất.

Nói cách khác, tâm nguyện của ta như thế nào thì cuộc đời ta trong thực tế sẽ là như vậy. Vì thế, nếu chúng ta định làm điều gì thì trước hết phải xác định mình mong muốn “việc đó sẽ như thế này hoặc như thế kia” trước đã.

Khao khát “muốn như vậy” là rất quan trọng.

Tôi cảm nhận được điều này từ hơn 40 năm trước, khi lần đầu tiên tôi đến dự buổi diễn thuyết của ông Matsushita Konosuke. Ông Matsushita thời đó chưa được “thần thánh hoá” như những năm sau này. Và ngày đó tôi cũng chỉ là giám đốc một công ty mới thành lập, không tên tuổi.

Trong buổi thuyết trình đó, ông Matsushita đề cập đến phương pháp kinh doanh nổi tiếng theo hình thức xây đập. Những dòng sông không có đập thường gây ra lũ lụt vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô. Vì vậy cần phải xây đập trữ nước để điều hòa lưu lượng, không quá phụ thuộc vào khí hậu. Trong kinh doanh cũng vậy. Lúc đang ăn nên làm ra thì đã phải tích luỹ, chuẩn bị sẵn, dự phòng khi thất bát. Bài thuyết trình của ông xoay quanh phương thức kinh doanh có dự phòng như vậy.

Cả mấy trăm con người, giám đốc các công ty vừa và nhỏ trong hội trường, xôn xao trước những điều ông Matsushita nói.

“Nói thế mà cũng nói được. Nếu dư dả thì đã chẳng phải bàn. Vì không dư dả nên mới phải lo lắng chạy vạy. Điều mà chúng tôi muốn nghe là làm cách nào để xây được con đập như ông nói. Còn con đập quan trọng ra sao thì ai chẳng biết”. Ngồi ở hàng ghế sau cùng, tôi chứng kiến tất cả. Mọi người trong hội trường trao đổi râm ran.

Sau khi kết thúc thời gian thuyết trình, vào phần hỏi đáp giữa diễn giả và người nghe, một người đứng bật dậy, bức xúc: “Thật là lý tưởng nếu xây được con đập như ông trình bày. Nhưng trên thực tế thì không thể. Tôi và mọi người tụ họp ở đây cứ ngỡ được nghe ông chỉ bảo cho cách xây đập chứ không phải đến nghe những điều dông dài”.

Trước bức xúc của người nghe, ông Matsushita im lặng hồi lâu, vẻ mặt hiền hòa, nụ cười kiên nhẫn. Rồi bất chợt ông cất lời khiến mọi người chưng hửng, bật cười: “Chính tôi cũng không biết cách làm sao để xây được con đập. Nhưng không xây thì không ổn”.

Tất cả đều thất vọng trước câu giải đáp của ông – mà thật ra không thể coi đó là câu trả lời.

Tôi thì khác, không cười, cũng không thất vọng. Ngược lại, cảm thấy như có một luồng điện chạy dọc cơ thể, tôi ngây người ra, mặt tái đi. Bởi vì đối với tôi, câu chuyện ông Matsushita đã gợi ra một chân lý cực kỳ quan trọng.

Không ngừng suy nghĩ, ngay cả trong giấc ngủ “Không nghĩ không được”. Lời nói buột miệng của ông Matsushita đã đề cập đến tầm quan trọng của việc “phải suy nghĩ trước đã”. Phương pháp xây đập thì mỗi người mỗi cách, không phải là thứ dạy sao là làm y chang như vậy.

Trước hết là phải có ý muốn xây con đập đó. Ý muốn sẽ khởi đầu tất cả. Tôi chắc rằng điều ông Matsushita muốn nói là như vậy.

Nghĩa là, nếu chúng ta không muốn làm thì không thấy cách làm và thành công cũng không đến. Vì thế, điều quan trọng là phải có khát vọng mãnh liệt và suy nghĩ nghiêm túc. Trên cơ sở đó, ý muốn trở thành khởi điểm và sau đó sẽ hình thành cách làm. Cuộc đời của bất kỳ người nào cũng sẽ hiện hữu như những gì người đó đã khao khát và hình dung. Ý muốn giống như hạt giống là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất để hiện thực nảy mầm, bén rễ, thành cây, ra hoa, kết quả trong mảnh vườn cuộc đời.

Tôi cảm nhận được chân lý này – chân lý sẽ xuyên suốt cuộc đời của chúng ta dẫu lúc tỏ lúc mờ – từ lời nói buột miệng sau tiếng thở dài của ông Matsushita khi ấy. Ngoài ra, tôi còn học hỏi và lĩnh hội nó sâu sắc từ cuộc sống thực tế sau này.

Tuy nhiên, để biến khát vọng thành hiện thực thì suy nghĩ ở mức bình thường là không đủ. Suy nghĩ phải thấu đáo, phải liên tục, không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm, khi thức cũng như khi ngủ chứ không nửa vời theo kiểu “làm được thì tốt”. Toàn bộ cơ thể từ đỉnh đầu đến gót chân đều tràn ngập suy nghĩ. Nếu đứt chân đứt tay thì “suy nghĩ chảy ra chứ không phải máu chảy ra”. Tập trung suy nghĩ, mãnh liệt suy nghĩ. Đó là nguồn động lực sáng tạo của con người.

Tại sao cùng có khả năng như nhau và mức độ nỗ lực ngang nhau nhưng người thì thành công, người thì thất bại? Người ta thường đổ lỗi cho vận số, cho may rủi. Nhưng thực ra đó là do sự khác nhau về sức mạnh, tầm cao, độ sâu và độ cháy bỏng của khát vọng mỗi người.

Đọc đến đây, có lẽ một số độc giả sẽ lắc đầu không đồng tình vì cho rằng tôi thuộc loại “lạc quan chủ nghĩa”. Nhưng, việc suy nghĩ, suy nghĩ đến quên ăn quên ngủ, suy nghĩ đến cùng kỳ lý là hành vi hoàn toàn không dễ dàng, không phải người nào cũng có thể làm được.

Lúc nào cũng phải nung nấu suy nghĩ mãnh liệt, khát vọng cháy bỏng và những điều đó phải ăn sâu vào tâm thức.

Ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh, để triển khai những kế hoạch mới, để tạo ra một sản phẩm mới nếu chỉ suy nghĩ trong đầu không thôi thì phần lớn chúng ta chỉ nghĩ tới khó khăn và những cản trở.

Nếu cứ theo cung cách thông thường đó thì sự việc không trục trặc cũng phải trục trặc. Còn nếu thực sự có ý định làm gì thì điều không thể thiếu là phải có tư duy mãnh liệt, khát vọng mãnh liệt.

Để biến điều “không thể” thành “có thể” thì trước hết phải suy nghĩ mãnh liệt tới mức “điên khùng”. Tiếp đến là phải có niềm tin rằng sẽ làm được. Và cuối cùng quá trình lao động nỗ lực hướng về phía trước.

Đó là phương thức duy nhất để chúng ta đạt tới mục tiêu trong cả hoạt động kinh doanh lẫn trong cuộc đời.

Có thể thấy sản phẩm hiện ra trước mắt với đủ màu sắc không? Khát vọng mãnh liệt là động lực để quá trình lao động hoàn tất sự vật. Cũng có người tránh không muốn đề cập tới cụm từ này vì cho rằng nó là biện pháp thuần tinh thần chứ không mang tính biện chứng khoa học.

Tuy nhiên, với một sự vật, nếu chúng ta luôn suy nghĩ về nó, suy nghĩ một cách triệt để, một cách thấu đáo thì sẽ phát sinh hiện tượng: Như thể chúng ta nhìn thấy được kết quả cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm: Atlas of Asian Rhinoplasty | SpringerLink

Nghĩa là chúng ta sẽ có thể nhìn thấy trước kết quả nếu suy đi tính lại “làm thế này thì… làm cách kia thì…” một cách nghiêm túc về quy trình, về các bước thực hiện, lặp đi lặp lại các thử nghiệm mô phỏng chứ không đơn thuần chỉ là muốn “được thế thì tốt quá” hoặc “muốn làm như thế” và chỉ muốn không thôi.

Chúng ta dùng phương pháp giả định thực nghiệm nhiều lần quá trình dẫn đến kết quả, như thể tính hàng vạn nước cờ, rồi chỉnh sửa kế hoạch mỗi lần gặp trục trặc như thể xoá đi những nước cờ không ổn.

Khi đã kiên trì theo đuổi một cách nhất quán quá trình tư duy như vậy thì thế nào cũng “thấy” con đường dẫn đến thành công giống như nhìn lại con đường đã từng đi qua.

Khi đó, chúng ta có thể vẽ ra một cách tỉ mỉ, chi tiết trong đầu toàn bộ trạng thái sự vật đã được hình thành và hoàn tất, chẳng khác nào từ trong giấc mơ, sự vật dần dần hiện ra trong thực tế và ranh giới giữa giấc mơ và hiện thực sẽ không còn nữa.

Hơn nữa, nếu sự vật mà chúng ta thấy vẫn ở hai màu đen trắng thì có nghĩa là nó vẫn còn chưa hoàn tất. Chỉ khi nào thấy sự vật với đầy đủ màu sắc chứng tỏ nó đã sát với thực tế hơn. Hiện tượng như tôi vừa kể thực sự xảy ra. Giống như phương pháp giả định trong thi đấu thể thao. Tình huống luyện tập càng tỉ mỉ, càng sát với thực tế, càng cô đọng thì người luyện tập sẽ càng thấy “hiện thực kết tủa”.

Tương tự, sẽ không có tính sáng tạo trong công việc và sẽ không thành công trong cuộc đời nếu chúng ta không tư duy trước một cách mạnh mẽ, suy nghĩ một cách sâu sắc và không nghiêm túc bắt tay vào nghiên cứu sự vật cho đến khi có thể nhìn thấy rõ mồn một hình thù của nó khi hoàn tất.

Chẳng hạn, để thiết kế một sản phẩm mới nếu chỉ tính toán việc đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết như tính năng, tác dụng thì vẫn chưa đủ.

Một thiết kế sẽ không đạt tiêu chuẩn lý tưởng – “thấy” rõ nó trên cơ sở suy nghĩ thấu đáo trước khi bắt tay vào thực hiện – thì cũng không được coi là thiết kế tốt mặc dù nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Các sản phẩm được thiết kế với tiêu chuẩn thông thường như thế chắc chắn sẽ không được tiếp nhận rộng rãi trên thị trường.

Trước đây, có một nhà nghiên cứu trạc tuổi tôi vốn tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, cùng với các nhân viên của mình, anh ta đã hoàn thành một mẫu sản phẩm sau suốt mấy tháng mầy mò, vất vả nghiên cứu, thiết kế. Anh ta đưa sản phẩm cho tôi xem. Vừa nhìn thấy nó, tôi đã khẳng định: “Không được”. Anh ta tỏ vẻ khó chịu ra mặt.

– Sản phẩm làm đúng theo yêu cầu của khách hàng, vậy mà ông lại bảo là chưa được. Tại sao vậy?

– Thứ mà tôi kỳ vọng là một sản phẩm cao cấp hơn nhiều chứ không chỉ như thế này. Anh nhìn lại xem, màu sắc vừa thô vừa xỉn.

– Ông cũng là nhà kỹ thuật sao lại đưa ra đánh giá dựa trên cảm nhận về vẻ ngoài của nó? Đây là sản phẩm công nghiệp chứ không phải đồ mỹ nghệ nên không thể đánh giá một cách cảm tính.

– Cứ cho là tôi nói theo cảm tính nhưng thứ mà tôi hình dung trong đầu không phải là một đồ gốm với màu sắc tệ như thế này. Lý do là vậy.

Tôi yêu cầu anh ta làm lại. Bao nhiêu công sức của anh ta từ trước tới giờ đổ xuống sông xuống biển. Khỏi phải nói anh ta tức giận như thế nào. Nhưng công việc là công việc. Cái thứ mà anh ta làm ra khác hẳn sản phẩm mà tôi hình dung – ngay cả hình thức bên ngoài.

Thế rồi sau biết bao lần làm đi làm lại, cuối cùng nhóm thiết kế đã thành công với mẫu sản phẩm đạt đến mức độ lý tưởng.

Khi đó, tôi nói với họ: “Chúng ta phải làm ra những sản phẩm sắc sảo đến mức… sờ vào là đứt tay”. Nghĩa là sản phẩm phải hoàn hảo gần như tuyệt đối. Đó là điều tôi muốn nói.

“Sờ vào là đứt tay”, đây là câu nói cửa miệng của cha mẹ tôi mà tôi nghe được từ thủa nhỏ. Khi một sản phẩm hoàn hảo đến mức lý tưởng hiện rõ trước mắt khiến chúng ta vừa ngạc nhiên vừa khao khát đến mức chỉ muốn sờ vào nó nhưng lại do dự không dám chạm tay. Cha mẹ tôi diễn đạt điều đó bằng câu “sờ vào là đứt tay”.

Câu nói ấy cũng bật ra từ miệng tôi.

Phải không tiếc công sức, nỗ lực cho đến khi hoàn thành sản phẩm mà mình tự tin rằng “có một không hai”. Đây là điều vô cùng quan trọng và cũng là nghĩa vụ tinh thần của bất kỳ người nào định nhắm tới đỉnh cao chót vót của hành trình sáng tạo.

Sẽ thực hiện được nếu hình dung ra mọi chi tiết của công việc Đương nhiên, điều này không chỉ giới hạn trong công việc. Ngay cả khi định thực hiện một nỗ lực nào đó trong cuộc đời thì chúng ta cũng phải nhắm tới mục tiêu “hoàn hảo đến độ lý tưởng”. “Suy nghĩ thấu đáo cho tới khi thấy sự vật hiện ra trước mắt” – tức là phải duy trì niềm khát vọng mãnh liệt trong suốt quá trình thực hiện.

Phải đặt ra những chuẩn mực cao hơn mức thông thường. Bắt tay và tập trung cao độ vào công việc cho tới khi ranh giới giữa ý tưởng và hiện thực bị xóa nhòa.

Làm được như vậy thì mới có thể có kết quả mãn nguyện.

Ngoài ra, còn một điều thú vị nữa. Việc nhìn thấy trước, thấy một cách thực sự, chắc chắn sẽ cho ra kết quả cuối cùng là một sản phẩm hoàn hảo “sờ vào là đứt tay”. Ngược lại, nếu không “thấy” trước như vậy thì sản phẩm ra đời cũng không thể hoàn hảo.

Sự thật này là điều tôi từng trải nghiệm trong rất nhiều hoàn cảnh. Khi Công ty DDI (hiện nay là KDDI) bước chân vào lĩnh vực điện thoại di động, tôi đã tuyên bố: “Từ nay sẽ là thời đại của điện thoại di động”, mọi người đều lắc đầu tỏ ý không đồng tình. Họ cho rằng đó là điều không tưởng.

Cho dù tôi luôn khẳng định, thời đại truyền thông bằng điện thoại di động, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu và với bất kỳ ai, sẽ không còn xa nữa, thời đại mà từ trẻ em cho tới người già, tất cả đều có điện thoại di động đang tới, tôi cũng chỉ nhận được những cái cười khẩy của mọi thành viên trong ban lãnh đạo công ty.

Riêng bản thân tôi thì đã “thấy” nó.

Điện thoại di động – sản phẩm ẩn chứa những tính năng vô hạn – sẽ được phổ cập ra sao? Tốc độ phổ cập như thế nào? Giá bán bao nhiêu? Kích cỡ sản phẩm như thế nào? Lưu hành ra sao trên thị trường? Tất cả những điều ấy tôi đã “thấy” trước.

Bằng cách nào điều đó có thể xảy ra? Thông qua việc Kyocera đang sản xuất các linh kiện bán dẫn, tôi có đủ tri thức và kinh nghiệm về tốc độ cách tân kỹ thuật các linh kiện này, về kích cỡ và giá thành của chúng. Dựa trên các yếu tố tương tự, tôi suy luận, tính toán khá sát với thực tế về phạm vi thị trường của sản phẩm mới – điện thoại di động.

Không những thế, tôi còn có thể đưa ra cả biểu giá: Giá thuê bao như thế nào? Cước cơ bản hàng tháng ra sao? Tiền cước phụ trội là bao nhiêu? Và dự đoán được cả quy trình định giá cước trong tương lai nữa.

Một thành viên ban lãnh đạo công ty đã ghi lại những điều tôi dự đoán vào sổ tay. Đến lúc thời đại điện thoại di động bắt đầu thì thành viên đó nhớ ra và lật sổ tìm những gì đã ghi chép. Xem xong, anh ta thốt lên: “Trời ơi! Làm sao mà những điều ông nói khi xưa lại giống hệt thực tế bây giờ thế này?”

Tất cả giá sản phẩm và các dịch vụ liên quan được hình thành trên cơ sở tính toán quan hệ cung cầu trên thị trường, khả năng thu hồi vốn đầu tư… đều trải qua quá trình tính toán chi ly, phức tạp.

Có thể bạn quan tâm: [Tips] Cách tải sách trên AMAZON về máy tính, FREE 100%