Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6

Chúng ta cùng tìm hiểu cách đo nhiệt kế thủy ngân an toàn nhé!

1. Các cách đo nhiệt kế thủy ngân – Các bước thực hiện

Để có được chỉ số nhiệt độ chính xác, bạn cần thực hiện đúng cách đo nhiệt kế thủy ngân và tuân theo các bước sau:

  • Bước 1: Cầm chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35 độ C
  • Bước 2: Cho nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và giữ nguyên nhiệt kế thủy ngân ở vị trí đó ít nhất từ 5 – 7 phút
  • Bước 3: Rút và đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế.

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6
Trước khi đo nhiệt kế cho con, bạn phải vẩy nhiệt độ về dưới 35 độ.

Sau khi sử dụng xong nhiệt kế, bạn cần dùng một chiếc khăn sạch để lau sạch đầu của nhiệt kế, và nếu cần thiết, bạn nên nhúng khăn qua cồn và vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế mới để nhiệt kế trở lại hộp bảo quản.

2. Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

Một số cách đo nhiệt kế thủy ngân trên cơ thể bạn có thể sử dụng như sau:

  • Ở trực tràng (hậu môn): vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Dưới nách: đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế thủy ngân vào nách là cách dùng phổ biến nhất. Cách này cho kết quả thấp hơn từ 0,5°C - 1,5°C
  • Dưới lưỡi: thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên. Thường cho kết quả thấp hơn 0,3 ° C – 0,8 ° C so với đo ở trực tràng
  • Đo nhiệt độ âm đạo: cách đo nhiệt kế thủy ngân này cho kết quả thấp hơn trung bình là 0,1 ° C đến 0,3 ° C so với một phép đo ở trực tràng

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6
Nhiệt kế thủy ngân có thể đo được ở nhiều vị trí khác nhau: nách, tai, miệng và hậu môn

Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.

Sau cách đo nhiệt kế thủy ngân này, bạn hãy chờ khoảng 5-7 phút rồi lấy nhiệt kế ra và đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ - nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi cơ thể bạn vượt quá 37 độ C, bạn có thể đang bị bệnh sốt, khi nhiệt độ cao hơn 39 độ C thì bạn nên đi khám ngay.

Bảo quản nơi khô ráo sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng nhiệt kế, bạn nên lắc cho cột thủy ngân về mức thấp nhất, khử trùng và bảo quản nơi khô ráo, an toàn. Nếu bạn dùng cách đo nhiệt kế thủy ngân ở hậu môn, bạn chỉ nên dùng để đo vùng này mà thôi. Bạn nên mua một nhiệt kế khác để đo những vùng khác của cơ thể như miệng và nách.

3. Xử lý như thế nào khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ?

Cùng với việc nắm vững cách đo nhiệt kế thủy ngân thì bạn cũng phải lưu ý tránh các điều sau khi dùng nhiệt kế thủy ngân:

Hạn chế tối đa việc phát tán lan rộng của thủy ngân khi nhiệt kế thủy ngân vỡ

Bạn không nên sử dụng các loại máy hút bụi vì sẽ làm thủy ngân dễ bay vào không khí và tăng khả năng tiếp xúc.

Bạn đừng dùng chổi để quét thủy ngân vì sẽ làm thủy ngân vỡ thành nhiều giọt nhỏ hơn. Trừ khi bạn mua bột diêm sinh hay còn gọi là lưu huỳnh rắc vào nơi thủy ngân rơi rồi dùng chổi quét kỹ, khi đó diêm sinh giúp hạn chế sự bay hơi của thủy ngân.

Đặc biệt là bạn không được đổ thủy ngân vào cống, vì thủy ngân là chất độc có thể gây hư hại hệ thống ống nước và gây ô nhiễm nguồn nước.

Nếu áo quần bạn dính thủy ngân, bạn nên để tách riêng với những quần áo khác nhằm hạn chế sự lan truyền của thủy ngân. Giẫm lên hay dùng vải chạm vào thủy ngân sẽ làm thủy ngân lan rộng hơn.

Thu dọn sau khi bạn làm vỡ nhiệt kế thủy ngân

Đầu tiên và cũng rất quan trọng, bạn hãy mang găng tay vào. Nếu có mảnh thuỷ tinh vỡ nào còn trên sàn, bạn hãy gom lại cho vào khăn giấy và cuộn khăn giấy lại, sau đó bỏ vào túi khóa zip. Bạn hãy khóa túi cẩn thận và ghi chú để phân loại rác.

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6
Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, việc đầu tiên là bạn cần thu gom càng nhanh các mảnh vỡ thủy ngân càng tốt

Bạn nên dùng chổi cao su hoặc miếng bìa cứng để thu nhặt các giọt thủy ngân còn vương vãi trên sàn mà bạn nhìn thấy được. Để đảm bảo không nhặt sót, bạn nên dùng thêm đèn pin, soi sát sàn nhà để tìm các giọt thủy ngân còn đọng lại. Lưu ý là các giọt thủy ngân có thể lăn đi rất xa khỏi vị trí ban đầu nên đừng chỉ tìm kiếm gói gọn ở một khu vực nhỏ xung quanh nhé.

Bạn có thể dùng ống hút nhỏ giọt để hút các hạt trong nhiệt kế thủy ngân chứ tuyệt đối không nên chạm trực tiếp. Sau đó, bạn từ từ nhỏ các hạt thủy ngân vào một miếng khăn ướt, gấp lại và cho vào túi khóa zip. Bạn hãy nhớ ghi chú lên túi.

Sau khi bạn đã dọn hết các hạt lớn, hãy nhớ bôi kem cạo râu lên bàn chải hoặc dùng băng keo nhẹ nhàng chấm khu vực bị ảnh hưởng để nhặt các hạt nhỏ hơn và khó nhìn thấy hơn. Tương tự, sau khi làm xong, hãy cho các dụng cụ trên vào túi khóa zip và ghi chú lên túi.

Bạn có thể dùng thêm bột lưu huỳnh để hấp thu những giọt thủy ngân nhỏ. Lưu huỳnh có 2 tác dụng là làm các hạt thủy ngân dễ bị nhìn thấy hơn do thủy ngân làm bột này đổi màu từ vàng sang nâu và khi lưu huỳnh kết hợp với thủy ngân sẽ giúp bạn dễ dàng dọn sạch.

Bạn nên nhớ giữ cho vùng xung quanh chỗ vỡ thoáng khí bằng cách mở cửa sổ và quạt trong ít nhất 24 giờ kể từ sau khi dọn dẹp. Nếu gia đình bạn có con nhỏ và nuôi thú cưng, bạn hãy giữ bé và các thú nuôi tránh xa khu vực bị đổ nhiệt kế bị vỡ.

Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ khá phổ biến vì cách sử dụng đơn giản và giá thành phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên, bạn nên biết cách sử dụng, bảo quản và xử trí thích hợp với loại nhiệt kế này để tránh nhiễm độc thủy ngân. Vì thủy ngân là một chất độc đối với cơ thể, tốt nhất là bạn nên để xa tầm tay trẻ em và luôn cẩn thận tránh làm vỡ nhiệt kế thủy ngân nhé.

Những hướng dẫn cách đo nhiệt kế thủy ngân giúp bạn có thẻ sử dụng nhiệt kế thủy ngân chính xác và an toàn. Đặc biệt, lưu ý cách sơ cứu mình và bản thân trong trường hợp nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để không bị nhiễm độc nhé.

Thanh Hoa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

  • Giải Vật Lí Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 6
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 6
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 6
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 22: Nhiệt kế – Thang nhiệt độ giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 22.1. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?

A. nhiệt kế rượu

B. nhiệt kế y tế

C. nhiệt kế thủy ngân

D. cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được

Lời giải:

Chọn C

Vì băng phiến nóng chảy ở 80oC mà nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 100oC.

Bài 22.2. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì :

A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC

B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC

C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC

D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC

Lời giải:

Chọn B

Vì rượu sôi ở 80oC thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 100oC nên không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của hơi nước.

Bài 22.3. Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?

Lời giải:

Do thủy ngân (là chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh (là chất rắn).

Bài 22.4. Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ?

Lời giải:

Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai thiết kế tăng lên như nhau, nên trong ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn

Bài 22.5. Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng bên. Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây :

Bảng theo dõi nhiệt độ

Thời gian Nhiệt độ

7 giờ

9 giờ

25oC

27oC

10 giờ

12 giờ

29oC

31oC

16 giờ

18 giờ

30oC

29oC

Lời giải:

1. Chọn B

2. Chọn D

3. Chọn B

4. Chọn C

Bài 22.6. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC

Lời giải:

Vì nhiệt kế y tế thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 35oC đến 42oC

Bài 22.7. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng?

Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ
Thủy ngân Từ -10oC đến 110oC
Rượu Từ -30oC đến 60oC
Kim loại Từ 0oC đến 400oC
Y tế Từ 34oC đến 42oC

Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?

Lời giải:

Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Vật cần đo
Thủy ngân Từ -10oC đến 110oC Nước đang sôi
Rượu Từ -30oC đến 60oC Không khí trong phòng
Kim loại Từ 0oC đến 400oC Bàn là
Y tế Từ 34oC đến 42oC Cơ thể người

Bài 22.8. Chọn câu sai. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo

A. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động

B. nhiệt độ của nước đá đang tan

C. nhiệt độ khí quyển

D. nhiệt độ cơ thể

Lời giải:

Chọn A

Vì nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 110oC mà nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động có nhiệt độ rất lớn lên tới hàng nghìn độ C.

Bài 22.9. Hình vẽ nào trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc nước lạnh ?

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6

Lời giải:

Chọn D

Vì khi đặt nhiệt kế 1 vào cốc đựng nước nóng thì độ chỉ của nhiệt kế sẽ cao hơn so với nhiệt kế 2 đựng vào cốc nước lạnh.

Bài 22.10. Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước ?

A. vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu

B. vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100oC

C. vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ 100oC

D. vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều

Lời giải:

Chọn D

Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra. Chính sự dãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.

Bài 22.11. GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế ở hình 22.2 là

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6

A. 50oC và 1oC

B. 50oC và 2oC

C. từ 20oC đến 50oC và 1oC

D. từ -20oC đến 50oC và 1oC

Lời giải:

Chọn B

Vì GHĐ là nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 50oC còn ĐCNN là khoảng cách hai vạch gần nhất là 2oC.

Bài 22.12. Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6

A. nước sông đang chảy

B. nước uống

C. nước đang sôi

D. nước đá đang tan

Lời giải:

Chọn C

Vì GHĐ của nhiệt kế là 50oC mà nước đang sôi có nhiệt độ 100oC nên nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 không thể đo được.

Bài 22.13. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau ( chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) :

a. Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế

b. Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt kế

c. Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế

d. Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất :

A. a, b, c, d

B. d, c, a, b

C. d, c, b, d

D. b, a, c, d

Lời giải:

Chọn B

Bài 22.14*. Bảng sau đây ghi sự thau đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà nội ghi được vào nột ngày mùa đông

Thời gian (giờ) 1 4 7 10 13 16 19 22
Nhiệt độ (oC) 13 13 13 18 18 20 17 12

a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian ghi ở bảng trên. Lấy gốc trục nằm ngang (trục hoành) là 0 giờ và 1cm ứng với 2 giờ. Lấy gốc trục thẳng đúng (trục tung) là 10oC và 1cm ứng với 2oC

b. Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày là bao nhiêu?

Lời giải:

a. Vẽ sơ đồ

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6

b. Nhiệt độ thấp nhất lúc 22 giờ, Nhiệt độ cao nhất lúc 16 giờ

Độ chênh lệch nhiệt độ: 7oC

Bài 22.15. Trong một phòng thí nghiệm, người ta dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở ngoài trời, trong phòng và trong tủ có đặt đèn sấy. Hình 22.4 vẽ đường biểu diền sự biến thiên của nhiệt độ trong ngày.

Cách sử dụng nhiệt kế y tế Vật lý 6

a. Hãy dựa vào đường biểu diễn để xác định xem nhiệt độ ở đâu biến thiên nhiều nhất

b. Nếu coi nhiệt độ của tủ sấy và nhiệt độ cao hơn là thích hợp cho công việc thì trong ngày lúc nào có thể tắt đèn sấy?

Lời giải:

a. Nhiệt độ ngoài trời biến thiên nhiều nhất.

b. Từ 12 giờ đến 18 giờ trong ngày có thể tắt đèn sấy.