Cách xử lý chân tường bị thấm nước

  • Nguyên nhân gì khiến chân tường bị ngấm nước?
    • Nguyên nhân khách quan:
    • Nguyên nhân chủ quan:
  • Chống thấm chân tường bằng hóa chất lỏng Water Seal DPC
  • Chống thấm chân tường bằng cách bơm Gel chống thấm Úc
    • Xử lý tường
    • Khoan tường
    • Bơm gel chống thấm chân tường
    • Trát lại tường bằng Water seal
    • Đợi tường khô, hòa thiện
  • Kỹ thuật chống thấm ngược chân tường

Chân tường bị ngấm nước, nghe thì có vẻ chẳng có gì nghiêm trọng. Nhưng thực tế, đây là một trong những sự cố dễ thấy, nhưng lại khó giải quyết.. Vậy có thể giải quyết triệt để tình trạng chống thấm chân tường không?

Cách xử lý chân tường bị thấm nước
      Liệu có giải pháp nào khắc phục tình trạng này không?

Chân tường là khu vực tiếp xúc giữa tường và mặt đất. Và phần này luôn chịu tác động không ít với nước. Đặc biệt các công trình đặt gần nguồn nước thì càng không dễ tránh khỏi. Gây ra những tình trạng xuống cấp, mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Nguyên nhân gì khiến chân tường bị ngấm nước?

Nguyên nhân khách quan:

  • Do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm trong đất lớn. Mà xi măng có bản chất hút nước mạnh. Chúng sẽ hút nước và đưa 1 phần nước này theo mạch, lan lên phần tường trên. Phần còn lại “giấu” ở chân tường -> thấm ướt, ẩm mốc.
  • Chân tường giữa 2 nhà có khoảng cách nhỏ. Lượng nước luôn cao nên khả năng thấm ngược cũng cao hơn.
  • Công trình lâu năm nên bị xuống cấp và dễ phát sinh các vấn đề thấm dột. Trong đó có sự cố tại khu vực chân tường nhà.

>> Đọc thêm: Các phương pháp chống thấm ngược được ưa chuộng

Cách xử lý chân tường bị thấm nước
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Nguyên nhân chủ quan:

  • Trong quá trình xây dựng, người thợ không sử dụng đủ vữa xi măng. Khiến các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Khiến nước thấm nhanh và thấm vào chân tường.
  • Không chủ động sử dụng những phương pháp chống thấm ngay từ đầu

Cách xử lý chân tường bị thấm nước

Dù là nguyên nhân nào đi nữa, thì cũng vẫn cần tìm những giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả.

>> Đọc thêm: Phương pháp chống thấm hố thang máy triệt để nhất

Chống thấm chân tường bằng hóa chất lỏng Water Seal DPC

  • Là dạng dung dịch chống thấm dạng thẩm thấu vào vật liệu, được hình thành bởi dung dịch biến tính, nước, một số phụ gia.

Cách xử lý chân tường bị thấm nước

  • Vật liệu này thấm sâu vào vữa, tạo phản ứng Silic phát triển Gel để lấp những lỗ nhỏ xíu. Mao dẫn và hàn gắn đường nứt tới 0,3mm, giúp khéo dài độ bền và chống thấm tốt hơn.
  • Khi thi công chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC, bạn có thể phun bằng bình phun áp lực thấp. Quét bằng chổi, lăn vào các bề mặt của vữa, bê tông..
  • Thời gian tồn tại của lớp chống thấm có thể lên đến 20-25 năm. Có thể thấy, Water Seal DPC là vật liệu chống thấm phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.

Được biết đến như một trong những dòng sản phẩm chống thấm dột đáng tin cậy. Vậy quy trình xử lý với vật liệu này thế nào?

Xử lý tường

Nếu là tường nhà mới xây, thì chỉ cần vệ sinh qua bề mặt. Còn là tường cũ, đã quá cũ ẩm và mục nát. Thì cần đục bỏ, bóc tách hết ra. Sau đó mài sạch tường khỏi bụi bẩn, vụn vữa cũ rồi mới bắt đầu xử lý chống thấm.

Cách xử lý chân tường bị thấm nước

Khoan tường

  • Sử dụng máy khoan bê tông có gắn mũi khoan để thi công. Tùy vào từng trường hợp, tường đơn hay tường đôi để lựa chọn mũi khoan thích hợp.
  • Tường đơn: Dùng mũi khoan sâu 8cm, khoảng cách giữa các lỗ cách nhau 10cm. Khoan tại mạch vữa cách nền tầm 20cm.
  • Tường đôi: Dùng mũi khoan sâu 19cm. Cũng vẫn là vị trí khoan ở mạch vữa, cách nền tầm 20cm. Các lỗ khoan giao động từ 10-12cm.
  • Hãy nhớ thổi sạch bụi trong các lỗ sau khi khoan xong nhé.

Cách xử lý chân tường bị thấm nước

Bơm gel chống thấm chân tường

  • Sử dụng sung bơm chuyên dụng, bơm từ từ gel vào các lỗ khoan. Rút dần ra để lấp đầy gel trong các lỗ khoan, đợi tầm 3-4h cho gel thẩm thấu và tan vào mạch vữa.

Cách xử lý chân tường bị thấm nước

Trát lại tường bằng Water seal

Sử dụng dung dịch Water seal DPC trộn với xi măng, cát, nước thành vữa sền sệt. rồi trát lại tường, lấp hết các lỗ khoan.

Đợi tường khô, hòa thiện

Tùy đặc điểm từng công trình, thời gian đợi khô có thể dao động ít nhiều. Và bạn nên để ít nhất 1 tháng, sau khi tiến hành chống thấm chân tường rồi mới sơn lại tường.

Kỹ thuật chống thấm ngược chân tường

  • Vệ sinh sạch bề mặt chống thấm.
  • Tạo độ ẩm cho bề mặt cần chống thấm bằng nước sạch
  • Quét vữa chống thấm lên bề mặt khoảng 2-3 lần, cách nhau 2-3 tiếng. Tùy vào bề mặt chống thấm, mà ta sử dụng cho thích hợp. Trung bình 2-6kg/m2
  • Cần đảm bảo vật liệu chống thấm kết dính với bề mặt tốt nhất.
  • Dùng nilong, bao tải ẩm che phủ bề mặt. Tránh hiện tượng khô quá nhanh.
  • Nếu có hiện tượng rò rỉ, cần sử dụng ngay keo, chất chống thấm

Cách xử lý chân tường bị thấm nước

Một số vật liệu chống thấm hay sử dụng cho thi công chống thấm ngược.

  • Chất lỏng dạng quét đàn hồi gốc nhựa PE
  • Phụ gia xi măng trộn phụ gia chống thấm
  • Màng bitum đàn hồi cải tiến

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm một vài kiến thức về kỹ thuật chống thấm chân tường. Nếu bạn còn băn khoăn, hay muốn tìm một dịch vụ thi công uy tín. Hãy liên hệ theo số Hotline của chúng tôi: 093 858 1165. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.