Cãi chày cãi cối liên quan đến phương châm nào

Các phương châm hội thoại ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được các câu phương châm hội thoại cả về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Phương châm vể lượng

Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Đó là phương châm về lượng.

Ví dụ:

  • Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa’? Anh hứa đi.
  • Anh xin hứa. (Khánh Hoài)

Đây được xem là một cuộc hội thoại hoàn chỉnh không thừa, không thiếu, thê hiện rõ nội dung giao tiếp: mong ước của người em là không bao giờ phải chia li.

1. Đọc đoạn hội thoại trong SGK, trang 8 và trả lời câu hỏi.

  • Khi An hỏi “học bơi ỏ đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lờii không đáp ứng điều An muốn biết. Vì, trong nghĩa từ bơi đã bao hàm nghĩa ở dưới nước. Điều mà An muốn biết là địa điểm học bơi là ở đâu.
  • Có thể trả lời lại như sau:

An: Cậu học bơi ở đâu vậy?

Ba: Ở bể bơi thành phố.

2. Đọc truyện Lợn cưới, áo mới trong SGK, trang 9 và trả lời câu hỏi.

Truyện gây cười bởi vì hai anh chàng nọ đưa thêm vào những thông tin không cần thiết, nói nhiều hơn những điều cần nói để phục vụ mục đích, chỉ cốt để khoe: lợn cưới, áo mới.

Có thể hỏi và trả lời lại như sau:

  • Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
  • Từ nãy đến giờ, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Kết luận: Khi giao tiếp cần phải tuân thủ yêu cầu: nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

II. Phương châm về chất

Khi giao tiếp, phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình. Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Đó là phương châm về chất.

Ví dụ: Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu công để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Đoạn trích đã cho thấy những tội ác ghê tởm, chính sách ngu dân của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Phương châm về chất đã tạo nên tính tư tưởng cho đoạn trích này.

Đọc truyện cưòi Quả bí khổng lồ trong SGK, trang 9 – 10.

Truyện cười phê phán, chế giễu những kẻ chuyên nói khoác, nói những điều vô lí, không có thực trong cuộc sổng.

Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, bên cạnh truyện Con rắn vuông SGK đã dẫn, những truyện như Quả bí và cái nồi đồng; Đi mây về gió; Một tấc đến trời,… đều nhằm chế giễu những kẻ ăn nói khoác lác ở đời.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu dẫn ở SGK, trang 10.

a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

Thừa cụm từ nuôi ở nhà vì bản thân từ gia súc đã bao hàm ý nghĩa là thú nuôi trong nhà.

b. Én là một loài chim có hai cánh.

Thừa cụm từ có hai cánh vì bản thân loài chim nào cũng có hai cánh.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
  • Cho biết các từ ngữ đó thuộc phương châm hội thoại nào.

Để làm bài tập này, các em cần đọc kĩ phần giải thích đặt trước từ là, sau đó chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống.

a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.

b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.

c. Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.

d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.

e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.

Các từ ngữ, thành ngữ: nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò; nói nhăng nói cuội; nói trạng đều là những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

3. Bài tập này yêu cầu các em đọc truyện cười Có nuôi được không? và xác định phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.

Để xem phương châm hội thoại nào không được tuân thủ, các em xem xét: Câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” trong tình huống giao tiếp này có nội dung gì không? Vì sao?

Các em có thể nhận thấy câu hỏi Rồi có nuôi được không? của nhân vật “anh kia” đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng, vì đó là một câu hỏi thừa, không đúng theo lôgíc phát triển của cuộc hội thoại.

Xem thêm Sử dụng mội số biện pháp nghệ thuật

trong văn bản thuyết minh ngữ văn lớp 9 tại đây.

4. Bài tập này yêu cầu các em vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích những cách diễn đạt thường dùng.

a. Trong giao tiếp, khi sử dụng các cụm từ như tôi đã biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,… người nói thể hiện thái độ thận trọng, không khẳng định điều mình nói là hoàn toàn xác thực. Trong nhiều hoàn cảnh, vì một lí do nào đó người nói muốn hoặc phải đưa ra nhận định, những thông tin mà mình chưa có bằng chứng chắc chắn, khi đó người nói phải dùng những cách diễn đạt trên.

b. Khi giao tiếp, người nói đôi khi phải sử dụng các cụm từ như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. Theo phương châm về lượng khi nói, người nói cần trình bày nội dung không thừa, không thiếu.

Tuy nhiên, trong giao tiếp, để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý người nói cần phải nhắc lại nội dung nào đó đã được trình bày. Và để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng cách diễn đạt như trên để báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là có chủ ý.

5. Bài tập này có hai yêu cầu:

  • Giải thích nghĩa của các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.
  • Cho biết các thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào.

Để giải thích nghĩa của các thành ngữ trên, các em có thể dựa vào Từ điển thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt. Trên cơ sở hiểu nghĩa các thành ngữ và dựa vào thực tế giao tiếp hằng ngày, các em xem chúng liên quan đến phương châm hội thoại nào. Cụ thể:

  • Ăn đơm nói đặt: Nói năng đơm đặt, bịa chuyện, vu khống người khác.
  • Ăn ốc nói mò: Nói năng không có căn cứ, không xác đỉnh, nói hú hoạ.
  • Ăn không nói có: Nói cái không có thành có.
  • Cãi chày cãi cối: Cãi bừa, ngoan cố, không có lí lẽ, cãi lấy được.
  • Khua môi múa mép: Nói năng khoác lác.
  • Nói dơi nói chuột: Nói năng lăng nhăng, không có căn cứ, cơ sở hoặc không có nội dung cụ thể.
  • Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn hão huyền, hứa suông.

Từ đó, các em thấy các thành ngữ này đều liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

Cãi chày cãi cối liên quan đến phương châm nào

Người Sắt

Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác.

+ Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.

+ Ăn không nói có: bịa đặt, vu khống, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người.

+ Cãi chày cãi cối: lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình.

+ Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

+ Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không.

+ Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện

Trả lời hay

5 Trả lời 15:04 19/09

  • Cãi chày cãi cối liên quan đến phương châm nào

    Song Ngư

    - Giải thích nghĩa của các câu thành ngữ

    + Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác.

    + Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.

    + Ăn không nói có: bịa đặt, vu khống, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người.

    + Cãi chày cãi cối: lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình.

    + Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

    + Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không.

    + Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện

    - Các thành ngữ trên đều chỉ trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.

    0 Trả lời 15:03 19/09

    • Cãi chày cãi cối liên quan đến phương châm nào

      Bạch Dương

      Giải thích thành ngữ:

      – Ăn đơm nói đặt: nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác

      – Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.

      – Ăn không nói có: nói theo cách vu khống, bịa đặt.

      – Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn.

      – Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

      – Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.

      – Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.

      Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.

      0 Trả lời 15:03 19/09