Cảnh giới cao nhất là gì

Mỗi lần sang Đức, tôi đều ở lại một khách sạn đơn giản sạch sẽ, bên cạnh quầy tiếp tân ở đại sảnh luôn có kê một chiếc bàn nhỏ, trên bàn luôn có sẵn nước chanh và những chiếc ly dùng một lần, cung cấp cho khách hàng sử dụng miễn phí. Buổi sáng còn có cà phê, sữa nóng và những chiếc bánh sừng bò vừa mới ra lò cho khách hàng dậy muộn, không kịp ăn buffet mà phải vội vội vàng vàng đi ngay.

 

Những đồ cung cấp miễn phí này đều xung đột trực tiếp đến lợi ích của nhà ăn khách sạn. Nói cách khác, một khi khách hàng đã uống nước chanh, cà phê miễn phí rồi thì tất nhiên sẽ ít mua hoặc không mua đồ uống của quán cà phê được mở ở đại sảnh nữa, và khi đã ăn bánh mỳ được cung cấp miễn phí rồi thì có thể sẽ không chọn dịch vụ dùng bữa ăn sáng nữa.

 

Có một lần tôi trò chuyện với anh giám đốc ở quầy lễ tân, tôi đưa ra thắc mắc, muốn biết tư duy trong kinh doanh của họ là gì. Anh cười nói với tôi rằng, khi anh còn học quản lý khách sạn ở Anh, có một buổi thầy giáo đã mời Tổng giám đốc của khách sạn The Ritz-Carlton Hotel đến giảng bài. Vị tổng giám đốc này đã chia sẻ với mọi người rằng:

 

“Nếu các vị đi vào một khách sạn chất lượng, mọi yêu cầu được đưa ra đều sẽ được đáp ứng. Còn nếu các vị đi vào một khách sạn chất lượng hơn nữa, thậm chí các vị không cần phải đưa ra yêu cầu nào. Bởi vì, khôn khéo thật sự trong việc kinh doanh khách sạn không phải là lợi nhuận, mà là độ trung thành của khách hàng. Kinh doanh, nhìn vào thì như dựa vào sự khôn khéo, thực ra, cảnh giới cao nhất của khôn khéo chính là vị tha, tức là ‘vì người khác’.”

 

Sau này, mỗi lần tôi đến ở khách sạn này, đều cảm thấy trải nghiệm ở đó rất tốt. Trong cuộc sống, những ví dụ cụ thể về trường hợp ta chịu thiệt một chút nhưng lại gặt hái được tiếng thơm lâu dài thật không kể xiết, đương nhiên, trái lại thì cũng nhiều.

 

Khi còn trẻ, chúng ta muốn kết thân với một người, thì có thể là vì hai bên cần đến năng lực của nhau, có thể là vì sự hợp tác đó mang đến lợi ích cho cả hai bên. Nhưng thuận theo năm tháng trôi đi, đến một lúc nào đó bạn sẽ chợt nhận ra rằng điều có thể khiến bạn yên tâm qua lại với một người không phải là năng lực hay sự thông minh của người đó, mà là nhân phẩm của anh ta.

 

Có thể người đó rất thật thà, có thể là người đó rất chính nghĩa, có thể là người đó rất thiện lương, cũng có thể chỉ là người đó rất kiên trì với lời hứa của bạn. Những cảm giác tin tưởng chỉ có thể nói ra chứ không viết ra được này, kỳ thực đều không phải là thông minh khôn khéo, mà là tấm lòng chân thành vị tha.

 

Nói về anh giám đốc của quầy khách sạn đó. Hôm ấy, sau khi nói xong về thứ triết học của khách sạn The Ritz-Carlton, anh mỉm cười nói với tôi rằng:

 

“Chúng tôi trước nay chưa từng vì chuyện cung cấp miễn phí cà phê bánh mỳ mà khiến cho nhà hàng của khách sạn phải chịu tổn thất lớn, mà trái lại hầu như tất cả khách hàng dễ dàng bỏ qua cho những chỗ thiếu sót của chúng tôi. Họ đều tin tưởng rằng những thiếu sót đó không phải là vì chúng tôi hờ hững không để tâm. Cậu nói thử xem, còn gì có thể khiến chúng tôi thở phào nhẹ nhõm hơn đây?”

 

Có thể bạn chưa biết

Đặc quyền VIP khi mua một ly espresso giá 1,4 triệu đồng của…

Th7 30, 2022

Vina Aspire – Top 100 Thương hiệu xuất sắc nhất Châu Á

Th7 26, 2022

Câu chuyện của Chanel: Sử dụng tình yêu làm bệ phóng và…

Th7 9, 2022

Cho nên, bạn càng thích so đo tính toán với người khác, người khác càng sẽ dùng kính lúp để nhìn nhận bạn.

 

Bạn càng chân thành với người khác, người khác càng đối với bạn bằng tấm lòng bao dung.

 

Làm người không nguyện ý chịu thiệt, phàm là việc gì cũng đều muốn chiếm lợi riêng, lâu dần tuy được chút lợi ích nhỏ nhoi nhưng lại mất đi lòng người.

 

Làm người chịu chút thiệt thòi, mọi việc để cho người khác được lợi một chút, lâu dần sẽ có được lòng tin của tất cả mọi người.

 

Người chân thành vị tha không những có được nhiều bạn bè, mà tình cảm còn gắn bó dài lâu.

 

Người thông minh thật sự không phải là thèm muốn chút lợi ích nhỏ nhoi trước mắt, mà là vun vén niềm tin của mọi người đối với mình.

 

Cảnh giới cao nhất của thông minh ấy là tấm lòng vị tha, chân thành.

 

Vị tha không phải là bởi chúng ta chùn bước hay tỏ ra yếu kém, mà là chúng ta lớn mạnh đến mức nguyện ý nâng đỡ cho người khác.

 

Bởi rốt cuộc ông trời sẽ không phụ những người tâm địa thiện lương, cố gắng mang đến những điều tốt đẹp cho mọi người.

Nhẫn là một thái độ trong cuộc sống, cũng là một loại cảnh giới đời người. Đôi khi tinh thần sa sút, đôi khi phải chịu nhẫn nhục, đôi khi được mất, đều không là gì, đó chính là lúc tôi luyện tâm trí.

Chỉ có nhẫn, con người mới thực sự trưởng thành và đạt đến cảnh giới cao nhất của làm người.

1. Lặng lẽ nhẫn trước sự sỉ nhục, làm nên việc lớn

Con người cần học cách nhẫn khi lâm vào nghịch cảnh, có tinh thần kiên cường. Ở trong khó khăn, càng chịu oan ức tủi nhục lại càng kiên cường, càng nhẫn nại, tới ngày vươn cánh bay lên, nhất định sẽ vươn xa ngao du khắp đất trời.

Hàn Tín đã chịu nhục chui háng và trở thành một vị tướng kiệt xuất. Tư Mã Thiên đã chịu nhục cung hình (bị thiến) và thành tựu nên cuốn “Sử ký” vĩ đại. Câu Tiễn thậm chí còn nằm gai nếm mật, chỉ với ba ngàn binh mã mà diệt được nước Ngô.

Oan ức tủi nhục chỉ là hoàn cảnh khó khăn tạm thời, chúng ta nên có tầm nhìn lâu dài, vì để sức mạnh bản thân mạnh mẽ hơn, trong khi chịu sỉ nhục thì nhất định cần trang bị tốt và nâng cao bản thân, bồi đắp thực lực mạnh mẽ nhất, tới đúng lúc thì sẽ phản kích lại.

Nếu như không biết nhẫn, khi bị giễu cợt không tích lũy sức mạnh, tôi luyện tâm trí, làm sao có thể có được thành tựu ngày hôm nay?

Làm người, nếu không thể chịu đựng đau khổ nhất thời, làm sao có thể thành tựu nên đại sự?

2. Lùi một bước biển rộng trời trong, nhẫn một lúc gió yên sóng lặng

Nhà triết học Rousseau từng nói: “Nhẫn nại là đau đớn, nhưng kết quả của nó là ngọt ngào”.

Nhẫn lại rồi, mặc dù trong lòng cảm thấy đau khổ, nhưng đổi lại sẽ là kết quả ngọt ngào, không quay lưng lại với người khác, và không đánh mất người bạn tốt của mình chỉ vì sự xung động nhất thời.

Lùi một bước, biển rộng trời trong, nhẫn một lúc gió yên sóng lặng.

Không nên vì nóng nảy nhất thời mà hạn chế sự tự do cuộc đời mình, lùi một bước bạn sẽ phát hiện ra bầu trời rộng lớn biết bao, có nhẫn lại bạn mới hiểu rằng dù sóng to gió lớn đến đâu cũng chỉ là thoáng qua bên người.

Khi phân tranh với người khác, đừng nổi nóng, nóng giận không bằng khoan dung; khi nóng giận không chịu đựng nổi, không nên động thủ, bởi ra tay nhất thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tôi đã từng khiến người bạn thân rời bỏ mình vì xung động nhất thời, thực sự lúc đó tôi rất hối hận, không nhẫn được tính khí nóng nảy, khiến cho cuối cùng bạn bè cả đời không qua lại với nhau.

Đây là một kiểu xung động một lần mà xóa sạch mọi tình cảm.

3. Nhẫn không phải là sợ hãi, nhẫn là một loại tâm cảnh, là cảnh giới cao nhất của làm người

Nhiều người sẽ nói rằng, nếu bạn lặng lẽ nhẫn, và lui bước, đó là bạn sợ hãi hoặc hèn nhát. Thực tế không phải vậy, nhẫn là một loại tâm cảnh, là cảnh giới tối cao của nhân sinh.

Nhà văn Cervantes đã nói: “Nhẫn nại là lớp học cao cấp tốt cho mọi đau khổ”.

Chỉ cần có Nhẫn thì tâm cảnh sẽ tự nhiên trở nên trong sáng, sau khi khổ đau, bạn sẽ thấy mình còn bao thiếu sót và cần bổ khuyết, cố gắng vươn lên, dần dần cảm giác thống khổ sẽ biến mất, dần trở thành một lực kéo tích cực hướng thượng. Kết quả cuối cùng bạn sẽ trở lại một cách tươi sáng nhất.

Nếu không nhẫn nổi làm hỏng mối quan hệ bạn bè, tuy có được sự vui sướng nhất thời nhưng lại chôn vùi nỗi đau cả đời. Tại sao phải trả giá cho sự tức giận của mình? Tại sao phải trả giá cả cuộc đời chỉ vì sự kích động?

Trong cuộc sống, đừng nóng giận, kích động, tốt hơn cả là nên nhẫn, lặng lẽ nhẫn nại là sự trưởng thành của tâm trí, là sự đề cao tu dưỡng của bản thân, và là cảnh giới cao nhất của nhân sinh.