Cao Bá Quát có bị tru di tam tộc không

Trong chương trình  “Bài hát hay nhất - Sing My Song 2016” được phát sóng trên VTV3, Chàng trai có họ tên Cao Bá Hưng đã được những nhà tổ chức giới thiệu là cháu 7 đời của cụ Cao Bá Quát (1809-1855), khiến công cộng đồng mạng vô cùng xôn xao.

Cao Bá Quát có bị tru di tam tộc không

Chàng trai Cao Bá Hưng - Thí sinh chương trình Sing My Song

Bởi theo lịch sử để lại, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương vào năm 1855, họ hàng Cao Bá Quát của đã bị vua Tự Đức ra lệnh “tru di tam tộc”
Ở tuổi 18, thí sinh Cao Bá Hưng chỉ có thể giải thích đơn giản: “Không phải riêng nhà tôi là hậu duệ Cao Bá Quát đâu, còn nhiều gia đình khác nữa. Tôi cũng biết ý kiến đặt vấn đề rằng trong lịch sử thì Cao Bá Quát bị triều đình bắt giữ và tru di tam tộc thì làm sao mà có Cao Bá Hưng được. Nói đúng ra thì cụ Cao Bá Quát có rất nhiều vợ, và truy ra điều này hơi khó vì cụ là người thích lang thang phiêu bạt. Chuyện này trong gia đình tôi ai cũng biết và tôi không phải là người rõ/ hiểu sâu nhất. Tôi có ông nội là nhà sử học, tình cờ tôi cũng biết cả chuyện trước đời cụ Cao Bá Quát thì tổ tiên tôi là cụ Cao Lỗ”. 

Còn ông nội của thí sinh Cao Bá Hưng là cụ Cao Bá Nghiệp cho rằng: “Sau khi ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao Bá Quát, nhà Nguyễn làm một cuộc hành hình những người họ Cao này ở Phú Thị, Gia Lâm. Ngay lúc đó thì có ông Cao Bá Bính đem quân về giải vậy họ Cao, làm cho mọi người tứ tán đi khắp nơi. Có những người chạy vào nam, thay tên đổi họ, không còn dùng chữ Cao Bá nữa mà dùng Lê Cao, Trần Cao, Nguyễn Cao... chạy vào đến tận Cà Mau. Tuy vậy, khi mất thì trên mộ đều ghi là hậu duệ Cao Bá Quát. Về trực hệ thì tôi là con của nhà văn Thao Thao tức Cao Bá Thao”. 

Tất nhiên, những lý lẽ như “cụ Cao Bá Quát có rất nhiều vợ” hoặc “mọi người tứ tán đi khắp nơi” chỉ có thể mang tính tham khảo, chứ không đủ thuyết phục hoàn toàn về mặt khoa học. Nếu cứ căn cứ vào họ và chữ lót Cao Bá mà suy ra là dòng dõi Cao Bá Quát thì e rằng hơi khiên cưỡng. Bởi lẽ, Cao Bá Quát có người em song sinh là Cao Bá Đạt (1809-1855), nhưng cha ruột là Cao Huy Sâm (1784-1850) và ông nội là Cao Huy Thiềm (1761-1821). Thời phong kiến, đã bị “tru di tam tộc” thì rất khó ai trong dòng họ có thể trốn thoát. Con ruột của Cao Bá Đạt là nhà thơ Cao Bá Nhạ, dù chỉ là cháu của Cao Bá Quát, cũng bị bắt giam và chết trong ngục. Tên tuổi và sự nghiệp tiền nhân cũng là một thứ tài sản quý giá của con cháu. Thế nhưng, muốn làm sáng tỏ góc khuất trong lịch sử của một nhân vật, cần phải căn cứ vào gia phả mang đầy đủ cứ liệu chính xác, chứ không thể “nghe nói” hoặc “dò hỏi” một cách chung chung. Bởi lẽ, với khoảng cách hơn một thế kỷ, thì đã có nhiều vật đổi sao dời, đặc biệt là các văn bản trước đây đều sử dụng chữ Hán- Nôm, nên muốn truy xuất nguồn gốc dòng họ càng phải nghiêm cẩn hơn!

(Nguồn : Báo Nông Nghiệp )

  • Giáo dục
  • Trắc nghiệm

Thứ bảy, 3/2/2018, 16:00 (GMT+7)

Một lý do khiến Cao Bá Quát dù làm quan nhưng vẫn nghèo khổ là tính "ngông", không ngần ngại "chỉ điểm" cái sai của vua đến quan lại triều đình. Ông thậm chí còn hay dùng thơ để chế giễu chua ngoa những phường xu nịnh, thích thể hiện mình nhưng không tài giỏi.

"Tự Đức là ông vua hay chữ, thích văn chương, thường hay khoe thơ với các quan trong triều đình. Giai thoại kể rằng, một hôm tan buổi chầu, vua Tự Đức nói với các quan rằng: Đêm qua trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe. Rồi vua đọc luôn... Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt, thản nhiên tâu rằng: Tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi. Thần được nghe cả 8 câu kia. Nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.

Tự Đức đang cao hứng về mấy câu thơ độc đáo của mình, nghe Cao Bá Quát nói thì rất bất ngờ. Ông bảo Bá Quát đọc cho nghe cả bài, nếu không đọc được thì sẽ trị tội kinh thường nhà vua và triều đình.

Cao Bá Quát suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến rồi cất giọng sang sảng ngâm thơ... Bài thơ vừa đọc xong, các quan nhìn nhau kinh ngạc, còn Tự Đức thì biết Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và thán phục. Nhà vua ban thưởng cho Cao Bá Quát chè và quế, nhưng vẫn bắt ông phải thú thật là đã bịa thêm 6 câu", sách Danh nhân Hà Nội chép lại.

Sau nhiều lần tỏ ý kinh miệt triều đình và vua Tự Đức, năm 1851 Cao Bá Quát đã bị đày về làm giáo học ở vùng quê Quốc Oai (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Ít lâu sau, ông xin từ quan lui về ở ẩn.

Với tài văn thơ và cá tính như vậy, Cao Bá Quát được người đời tôn vinh là "ông thánh thơ ngông". 

Câu 5: Cao Bá Quát đã mắc tội gì để bị tru di tam tộc?

a. Làm thơ kinh miệt vua và phát tán trong dân gian

b. Tham gia khởi nghĩa của nhà Lê chống lại nhà Nguyễn