Câu 2: trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?

Bộ đề Đọc hiểu Trong lời mẹ hát

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Trong lời mẹ hát hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Trong lời mẹ hát  chi tiết nhất.

Đề Đọc hiểu Trong lời mẹ hát số 1 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“ Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”

… Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, NXB Giáo dục, 2008)

Câu 1: Trong bài thơ trên có hình ảnh trong lời hát được miêu tả. Đó là những hình ảnh nào, những hình ảnh đó gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Câụ 2: Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra nội dung của khổ’ thơ cuối.

Câu 4: Hãy viết đoạn văn phân tích sắc thái chủ đạo trong bài thơ trên.

Lời giải

Câu 1: Trong lời mẹ hát có những hình ảnh sau: cánh cò trắng, cánh đồng, hoa mướp.

Đó là những hình ảnh dung dị, đời thường của cuộc đời hằng ngày, cuộc đời ấy có sự gắn bó mật thiết với tuổi thơ của đứa trẻ. Khi nghe lời mẹ hát, cuộc đời như được thu nhỏ trong tầm mắt của đứa trẻ, trở thành nguồn tưới mát tâm hồn đứa trẻ, khiến đứa trẻ không thế nào quên được.

Câu 2: Người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất.

Câu 3: Khổ thơ cuối của đoạn trích là lời đúc kết của tác giả từ những tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho người con của minh. Khổ thơ dung dị như chính người mẹ vậy, thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra. Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng vô tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.

Câu 4: Sắc thái chủ đạo của bài thơ là nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm thía. Học sinh phân tích đúng sắc thái này, triển khai thành đoạn văn với một phương thức xây dựng đoạn văn thích hợp.

Đề Đọc hiểu Trong lời mẹ hát số 2 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2.  Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điểm)

Câu 3.  Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0.25 điểm)

Câu 4. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”. (0.5 điểm)

Câu 5. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay. (0.5 điểm)

Lời giải

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. Thơ tự do

Câu 3. nội dung chính của đoạn thơ trên: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ

Câu 4. Biện pháp nhân hoá : Thời gian- chạy. Tác dụng : Thể hiện ý nghĩa thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và bộc lộ niềm xót xa của người con đối với mẹ

Câu 5. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, bộc lộ sự cảm nhận của cá nhân nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Bộc lộ tình cảm chân thành, không khuôn sáo.

Tuyển chọn những bài văn Trình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ.Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Trình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ - Bài mẫu 1

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.

“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Cha mày đi cấy đồng quan chưa về

Bắt được con chép con trê

Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”

Từ ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la... đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử...Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất.

Trình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ - Bài mẫu 2

Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai ai cũng từng được nghe những lời ru của bà, của chị, của mẹ. Đó có thể là những làn điệu dân ca hay những câu ca dao ngọt ngào, sâu lắng. Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày. Ý thức được điều đó, nhà thơ Chế Lan Viên viết rất hay về ý nghĩa lời ru của mẹ qua những câu trong bài thơ Con cò :Ta đi trọn một kiếp người. Cũng không quên hết những lời mẹ ru. Lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa còn Là lời yêu thương : chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. Lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo : chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là sự chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. Không quên hết những lời mẹ ru : không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy, đó là : tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. Là cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát của mẹ, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày ấu thơ. Niềm vui của con là khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung.

Trình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ - Bài mẫu 3

“À… ru hời… ơi hời ru. Mẹ thương con có hay chăng. Thương từ khi thai nghén trong lòng…”.Đó là những âm điệu du dương,ngọt ngàotrong những bản trường ca bất tận về tình mẫu tử. Lời ru con là những điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng, là một truyền thống văn hoá thể hiện bản sắc dân tộc. Tùy từng vùng miền khác nhau, mà mỗi lời ru mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ, dù được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều được tận hưởng lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà, của mẹ bên cánh võng chiều đều đặn nhữngnhịp thương. Những lời ru êm đềm, trìu mến ấy đã đưa ta vào thế giới mơ mộng thần tiên, chắp cánh cho tâm hồn ta bao ước mơ tươi đẹp. Ta cảm nhận được điều đó bằng trực giáctình yêuvà sự che chở của mẹ. Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào, nguồn nước trong mát chảy theo ta trên suốt cuộc hành trình, để khi lớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lotoan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn ta. Lời ru của mẹ sẽ mãi theo em trên suốt cuộc đời, đê cho em biết tìm về nguồn cội yêu thương. Nhưng đáng buồn thay! Ngày nay, lại có nhiều người mẹ trẻ không nhận ra được vẻ đẹp kì diệu của lời ru. Họ đưa conmình vào giấcngủbằng âm thanh của dàn máy CD, bằng những âm thanh náo động, tưng bừng, rộn rã. Chính vì thế mà tâm hồn trẻ thơ không còn thơ mộng nhẹ nhàng và trong sáng như ngày nào. Họ đâu biết rằng lời ru chính là dòng sữa mẹ ngọt ngào vô tận nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Họ chỉ biết chạy theo và luôn đối đầu với những lo toan vất vả trong cuộc sống vật chất hiện đại mà bỏ quên đi khúc hát truyền thống ngày nào. Cuộc sống có quy luật phát triển của nó, nó sẽ bỏ lại những gì lạc hậu không cần thiết nhưng trong hành trang của con người hiện đại thì khúc hát ru vẫn mãi là di sản tinh thần vô giá. Con người chúng ta cần phải biết cách dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bởi tinh hoa dân tộc bắt nguồn từ đời sống của mỗi con người. Hy vọng rằng, những bà mẹ trẻ sẽ nhận ra được vai trò của khúc hát ru đối với cuộc sống con người để cùng ngân vang những lời ca ngọt ngào đưa con vào giấc ngủ mơ mộng thần tiên, dạy cho em biết yêu thương từ “con cò, con vạc”, “cái bống, cái bang”, giúp emnhớvề cội nguồn con Lạc cháu Hồng. Những giai điệu du dương ngọt ngào vẫn vang vọng đâu đây:“Mẹ ru con giữa vườn trưa./ Miền quê thao thức nắngmưacuối trời./ Bao năm lưu lạc quê người./ Con đi vẫn nhớ những lời mẹ ru”.Tiếng ru của mẹ vời vợi mang niềm thương nhớ vang mãi trong tâm hồn con không nguôi.“Cái cò sung chát đào chua./ Câu ca mẹ hátgió đưavề trời./ Ta đi trọn kiếp con người ./Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.Cảm nhận được tình mẹ trong lời ru, con xin nguyện làm cánh nhạn mang lời ru của mẹ bay khắp mọi nơi trong cuộc đời này, con nguyện làm chàng thi sĩ lãng du khắp chốn viết lên những khúc hát ru trường tồn theo năm tháng.

Trình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ - Bài mẫu 4

Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.

Trình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ - Bài mẫu 5

Lời ru của mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đó là những câu hát yêu thương góp phần bồi đắp tâm hồn , tình cảm cho mỗi con người. Trong lời ru chứa đựng cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con. Trước hết đó là lời của yêu thương, là tình yêu vô bờ bế không tài nào đong đếm được mà mẹ dành cho con. Lớn lên trong lời ru ngọt ngào êu thương của mẹ, chắc hẳn đứa trẻ sẽ mang trong mình 1 trái tim biết rung động, đồng cảm ở đời. Đó còn là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo mà người mẹ đã rất ý nhị nhắn nhủ đến đứa con bé bỏng của mình. Trong đó là trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về cách đối nhân xử thế. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung. Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày. Như vậy có thể khẳng định lời ru có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần, với việc hình thành nhân cách của mỗi người.

---/---

Như vậyTop lời giải đã trình bày xong bài văn mẫuTrình bày suy nghĩ của em về lời ru của mẹ. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt mônVăn!