Câu 7. sự chống đối giữa các thế lực nào làm bùng nổ cuộc nội chiến ở anh thể ki xvii?

1. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ. Nhà Mạc thành lập.

- Thế kỷ XVI, mâu thuẫn xã hội dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ , các thế lực phong kiến hình thành, tranh chấp quyền lực làm cho nhà Lê suy yếu.

- 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.

- Nhà Mạc tiếp tục củng cố chính quyền, giải quyết vấn đề ruộng đất, ổn định đất nước, xây dựng đội quân thường trực mạnh…. Nhưng do các thế lực phong kiến thân Lê chống đối và lúng túng trong chính sách đối ngoại, nhà Mạc bị cô lập và suy yếu.

2. Đất nước bị chia cắt.

- Nguyễn Kim nổi dậy ở Thanh Hóa, giương cao lá cờ: “Phù Lê diệt Mạc”, thành lập nhà nước mới.

- Chiến tranh Nam(Nguyễn, Trịnh) – Bắc triều (Mạc) bùng nổ, nhà Mạc bị lật đổ nhưng mâu thuẫn giữa các thế lực phong kiến xuất hiện ở phía Nam (Nguyễn Hoàng).

- 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến 1672 vẫn không phân thắng bại. Hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước ra làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền riêng biệt.

3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài.

- Họ Trịnh nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn.

- Cả Đàng Ngoài chia làm 12 trấn, đứng đầu là trấn thủ, có hai ti giúp đỡ, dưới trấn là phủ, huyện, châu, xã.

- Tuyển chọn quan lại bằng thi cử, ban hành “Quốc triều hình luật”.

- Quân đội thường trực mạnh, đặc biệt có quân Tam phủ (ưu binh) và ngoại binh.

4. Chính quyền ở Đàng Trong.

- Mở rộng lãnh thổ từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.

- Chúa Nguyễn chia Đàng Trong thành 12 dinh, phủ chúa gọi là Chính dinh. Mỗi dinh có 2 đến 3 ti lo việc thuế khóa và hộ khẩu, dưới dinh là phủ, huyện, thuộc, ấp.

- Quân đội thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ, có súng đại bác chế tạo theo kiểu phương Tây.

- Từ giữa thế kỷ XVII, lấy Phú Xuân làm trung tâm, tuyển chọn quan lại bằng: dòng dõi, đề cử, học hành.

- 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ, đặt thêm quan chức nhưng chính quyền chưa hoàn chỉnh

- Giữa thế kỷ XVIII, chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều khủng hoảng.

Trắc nghiệm

I.NHẬN BIẾT

Câu 1. Đầu thế kỉ XVI, tình hình triều Lê sơ như thế nào?

A. Suy yếu.

B. Sụp đổ.

C. Phát triển.

D. Đạt đỉnh cao.

Câu 2. Trong hoàn cảnh nhà Lê sơ bị khủng hoảng và suy sụp, Thái phó Mạc Đăng Dung đã làm gì?

A. Giết vua Lê để dẹp loạn.

B. Phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc.

C. Đem quân đi dẹp các thế lực phong kiến nổi loạn.

D. Lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ trả lại cho nhân dân.

Câu 3. Nhà Lê suy yếu, các thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành, mạnh nhất là thế lực của

A. Nguyễn Kim.

B. Nguyễn Hoàng.

C. Trịnh Kiểm.

D. Mạc Đăng Dung.

Câu 4. Năm 1527 diễn ra sự kiện gì dưới đây?

A. Nhà Mạc thành lập.

B. Nhà Mạc bị lật đổ.

C. Vua Lê Hiến Tông chết.

D. Chiến tranh Nam – Bắc triều.

Câu 5. Nhà Mạc được thành lập bằng sự kiện nào dưới đây?

A. Mạc Đăng Dung đánh bại vua Lê.

B. Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi.

C. Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

D. Mạc Đăng Dung đánh bại các thế lực phong kiến.

C. Xây dựng đạo quân thường trực mạnh.

D. Chống quân Minh xâm lược.

Câu 6. “Phù Lê diệt Mạc” là chủ trương của

A. Nguyễn Kim.

B. Nguyễn Hoàng.

C. Trịnh Kiểm.

D. Nguyễn Phúc Khoát.

Câu 7. Nhà nước được thành lập ở Thanh Hóa vào giữa thế kỉ XVI gọi là

A. Nam triều.

B. Bắc triều.

C. Nam kinh.

D. Bắc kinh.

Câu 8. Nguyễn Kim là

A. một tướng cũ của nhà Lê.

B. một tướng cũ của nhà Mạc.

C. một tướng cũ của Trịnh Kiểm.

D. một thủ lĩnh của phong trào nông dân.

Câu 9. Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến

A. Mạc – Lê.

B. Mạc – Nguyễn.

C. Nguyễn – Trịnh.

D. Trịnh – Lê.

Câu 10. Kết quả cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều là

A. triều Mạc thành lập.

B. triều Mạc bị lật đổ.

C. triều Lê bị lật đổ.

D. triều Nguyễn bị lật đổ.

Câu 11. Nguyễn Kim mất ai là được thay nắm toàn bộ binh quyền ở Nam triều?

A. Trịnh Kiểm.

B. Trịnh Sâm.

C. Trịnh Tùng.

D. Nguyễn Hoàng.

Câu 12. Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là

A. không phân thắng bại, hai bên giảng hòa.

B. lúc đầu họ Trịnh thắng, lúc sau bị thua.

C. họ Trịnh thắng.

D. họ Nguyễn thắng.

II. THÔNG HIỂU

Câu 13. Đầu thế kỉ XVI triều Lê sơ suy sụp vì

A. các vua Lê không còn quan tâm đến việc triều chính.

B. quân Minh đem quân sang xâm lược.

C. quan lại tranh giành quyền hành.

D. nhà Mạc nổi dậy chống đối.

Câu 14. Chính sách nào của nhà Mạc dưới đây theo mô hình thời Lê?

A. Xây dựng chính quyền.

B. Xây dựng quân đội.

C. Tổ chức giáo dục.

D. Cải cách ruộng đất.

Câu 15. Vào những năm đầu thống trị, trong xây dựng chính quyền, nhà Mạc đã làm gì?

A. Giữ nguyên bộ máy nhà nước thời Lê.

B. Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

C. Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ nhà Minh.

D. Xây dựng lại chính quyền theo mô hình của nước Đại Việt thời Lý, Trần.

Câu 16. Nhà Mạc không còn sự tin tưởng của nhân dân vì

A. thần phục quân Minh.

B. không quan tâm đến nhân dân.

C. không quan tâm đến triều chính.

D. đánh dẹp các lực lượng nổi dậy.

Câu 17. Chính sách nào dưới đây là hạn chế của triều Mạc?

A. Đáp ứng nhiều chính sách vô lí của nhà Minh.

B. Tổ chức lại bộ máy quan lại.

C. Tăng cường thế lực của họ Mạc.

D. Tiêu diệt các phe phái phong kiến.

Câu 18. Giữa thế kỉ XVI, nước Đại Việt bùng nổ cuộc chiến tranh nào?

A. Nam – Bắc triều.

B. Trịnh – Nguyễn.

C. Lê – Mạc.

D. Lê – Nguyễn.

Câu 19. Giữa thế kỉ XVII, nước Đại Việt xảy ra cuộc chiến tranh nào dưới đây?

A. Nam – Bắc triều.

B. Trịnh – Nguyễn.

C. Lê – Nguyễn.

D. Lê – Mạc.

Câu 20. Nguyễn Hoàng chọn vùng đất nào để làm nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn?

  1. Thuận Hóa.
  2. Thanh Hóa.
  3. Quảng Bình.

D. Quảng Ngãi.

Câu 21. Con sông nào là giới tuyến chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?

  1. Sông Gianh.
  2. Sông Thu Bồn.
  3. Sông Nhật Lệ.

D. Sông Bến Hải.

III. VẬN DỤNG

Câu 21. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn ở thế kỉ XVII đã đem đến kết quả gì?

B. Hình thành thế lực phong kiến mới.

  1. Đất nước được thống nhất.

D.Triều đại mới được thành lập.

Câu 23. Tình trạng đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài từ giữa thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII là hậu quả của cuộc chiến tranh nào?

  1. Nam – Bắc triều.
  2. Trịnh – Nguyễn.

C. Lê – Mạc.

D. Lê – Nguyễn.

Câu 24. Chính sách nào dưới đây không phải của nhà Mạc?

A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.

C. Xây dựng đạo quân thường trực mạnh.

D. Chống quân Minh xâm lược.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 25. Câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “ Hoành sơn nhất đái – Vạn đại dung than” đã tác động manh mẽ đến nhân vật nào?

A.Nguyễn Kim.

B. Nguyễn Hoàng.

C. Nguyễn Ánh.

D. Nguyễn Huệ

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Vì sao triều Lê sơ suy sụp vào đầu thế kỉ XVI?

Câu 2. Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?

Câu 3. Trình bày chiến tranh Nam – Bắc triều và hậu quả của nó?

Câu 4. Nêu hoàn cảnh ra đời của Vương triều Mạc. Dựa vào đâu có thể nói rằng đất nước trong những năm đầu triều Mạc đã dần ổn định và có dấu hiệu phát triển?

Câu 5. Nhận xét về hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ở thế kỉ XVII?