Câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng kết thúc như thế nào ý nghĩa cách kết thúc đó

Trả lời:

a, Số lần ông lão ra biển gọi cá vàng (không tính lần đầu bắt được cá):

5 lần

    – Lần đầu xin một chiếc máng lợn mới

    – Lần thứ hai xin một ngôi nhà rộng và đẹp

    – Lần thứ ba xin cho mụ vợ được làm nhất phẩm phu nhân

    – Lần thứ tư xin cho mụ vợ làm nữ hoàng

    – Lần thứ năm xin cho mụ vợ làm Long Vương

b, Tác dụng của biện pháp lặp lại có chủ ý trong truyện cổ tích:

    – Sự lặp lại có tính chất tăng tiến thể hiện sự nghiêm trọng ngày càng lớn của sự việc.

    – Bộc lộ được bản chất tham lam của mụ vợ.

Trả lời:

Lần ra biển thứ mấy? Cảnh biển Vì sao cảnh biển lại như vậy
1 Biển gợn sóng êm ả Mụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn
2 Biển xanh đã nổi sóng Mụ vợ đòi một tòa nhà đẹp
3 Biển xanh nổi sóng dữ dội Mụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân
4 Biển nổi sóng mù mịt Mụ vợ muốn làm nữ hoàng
5 Biển nổi sóng ầm ầm, một cơn giông tố kinh khủng kéo đến Mụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển

Trả lời:

a, Những yêu cầu (đòi hỏi) của mụ vợ ông lão theo trình tự trong truyện:

    – Lần 1: Mụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn

    – Lần 2: Mụ vợ đòi một tòa nhà đẹp

    – Lần 3: Mụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân

    – Lần 4: Mụ vợ muốn làm nữ hoàng

    – Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển

b, Những hành động thể hiện sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng:

    – Lần 1: Mụ vợ mắng chồng là “Đồ ngốc”

    – Lần 2: Mụ quát to hơn, gọi chồng là “Đồ ngu”

    – Lần 3: Mắng chồng như tát nước vào mặt, xưng là tao và bắt chồng đi tìm con cá cho mình làm nhất phẩm phu nhân

    – Lần 4: Mắng chồng một thôi và bắt chồng xuống quét dọn chuồng ngựa, xưng tao, gọi mày, tát vào mặt ông lão.

    – Lần 5: Đuổi ông chồng đi, nổi cơn thịnh nộ và bắt ong lão đi tìm cá vàng lần nữa.

Nhận xét về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ông lão:

    – Lòng tham của mụ vợ càng lúc càng lớn, những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng quá quắt và phi lý.

    – Càng thỏa mãn được lòng tham không đáy, mụ ta càng bội bạc với người chồng, người đã giúp mụ nói những mong muốn với cá vàng.

Trả lời:

a, Câu chuyện được kết thúc một cách không có hậu: mọi thứ mụ vợ từng đạt được đều mất hết, chỉ còn lại túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ.

b, Ý nghĩa của kết thúc đó: Phê phán lòng tham của con người, tham lam sẽ tước đi của con người tất cả.

Trả lời:

    – Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội tham lam và bội bạc

    – Ý nghĩa của hình tượng con cá vàng:

        + Tượng trưng cho nhân dân

        + Tượng trưng cho công lý

        + Tượng trưng cho ước mơ về phép màu có thể xảy ra trong cuộc sống của con người.

Trả lời:

    – Theo quan điểm của nhân dân xưa, ông lão đánh cá không đáng bị phê phán vì ông chỉ làm theo lời mụ vợ. Ông còn đáng ngợi ca ở đức tính nhân hậu, ông đã nghe lời cầu xin của con cá và thả nó về biển. Ông không hề tham lam xin điều gì cho mình và cũng nhận ra được những mong muốn của mụ vợ là quá quắt.

Trả lời:

    – Kết thúc của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng không đi theo hướng có hậu cho như những truyện cổ tích đã học. Đến cuối cùng, mái lều rách nát và chiếc máng lợn sứt mẻ lại quay trở lại.

    – Cách kết thúc này khiến chúng ta băn khoăn về số phận của ông lão đánh cá, liệu rằng bà vợ tham lam có bắt ông lão quay lại biển để nài nỉ cá vàng một lần nữa hay không.

Trả lời:

Không đồng ý đổi tên truyện vì:

    – Người gặp được cá là ông lão, người trực tiếp tiếp xúc với cá cũng là ông lão.

    – Nếu đổi tên truyện như thế vô hình dung biến mụ vợ và thói xấu của mụ ta trở thành phần trung tâm của truyện, người đọc dễ nhầm lẫn rằng truyện có ý đề cao thói tham lam.

Bài làm:

Không bằng lòng trước lòng tham vô đáy của mụ vợ ông lão đánh cá, cá vàng quẫy đuôi lặn xuống biển. Ông lão lại trở về nhà. Từ xa, ông đã nhìn thấy mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt quen thuộc ngày nào. Mọi thứ đều trở lại như xưa.

Ông lão dừng lại, ngập ngừng không biết nên đi tiếp về nhà hay lại quay ra biển. Lúc này, lòng ông ngổn ngang và rối bời, ông cũng chưa biết sẽ phải nói gì với bà lão. Nhưng nhìn thấy vợ mình đang ngồi rầu rĩ bên cái máng lợn sứt, tự nhiên ông thấy thương bà lão quá. Ông tiến lại gần bà lão nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh và im lặng. Bà lão cũng ngồi im, không nói gì. Một lúc sau, bà lão quay sang, đôi mắt buồn rầu của bà nhìn ông và bà nói: "Ông đừng nói gì cả, trái tim nhân hậu của ông không bao giờ tôi quên. Tôi chỉ giận mình vì lòng tham đã trở nên mù quáng. Tôi đã không còn biết đâu là phải, đâu là trái nữa. Tôi thật đáng trách." Lòng ông lão trĩu nặng, ông không còn giận bà mặc dù có những lúc bà đối xử tàn tệ với ông, không coi ông là chồng. Nhưng ông chỉ muốn làm cho bà vui. Vì ông biết bà cũng chịu nhiều đau khổ. Bà đã đi quá đà và giờ lòng bà đầy hối hận. Bà tự dằn vặt và trách mình. Nếu bà cứ như thế này, chắc bà sẽ ốm mất. Ông thấy rất lo cho bà. Ông nhẹ nhàng đặt tay lên vai bà. Ông nói: "Bà đừng tự trách mình. Giờ đây, khi bà đã nhận ra được sai lầm của mình, bà sẽ không bao giờ mắc phải. Bà vẫn là bà lão yêu quý của tôi". Mắt bà lão rơm rớm. Bà quay sang nhìn ông và nói: "Tôi xin lỗi". Ông lão hiểu rằng, bà vợ của mình đã trở lại như xưa. Bà đã quay trở về với đúng bản chất của một bà lão hiền lành và đôn hậu. Một bà lão ở nhà chăm lo cho gia đình. Ông cảm thấy vô cùng sung sướng. Ông biết lòng ông không hề giận bà. Bà lão của ông chỉ vì lòng tham, lòng tham đã làm mờ mắt bà lão khiến bà không còn nhận ra được chính mình. Chỉ một chút nữa, bà lão đã đánh mất mình. Ông lão cũng buồn biết bao khi nhìn thấy điều đó. Vì ông biết tại ông quá chiều bà lão mà thôi. Nhưng mọi sóng gió đã qua, bên ông không còn là nữ hoàng quyền uy, không phải mụ vợ tham lam và quá quắt mà chỉ là bà lão hiền lành, chất phác. Ông quay sang mỉm cười, nụ cười đôn hậu và nhìn bà lão: "Mọi thứ đã qua rồi. Tôi và bà hãy coi như chưa có chuyện gì xảy ra, tất cả chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thật đáng sợ. Bà vẫn luôn là bà lão chất phác, nhân hậu của tôi". Ông lão cười và nói đùa: "Cái máng lợn tuy sứt nhưng vẫn còn tốt chán. Đầy nhà còn không có cả cái máng lợn sứt nữa cơ. Dưới bàn tay chăm sóc của bà, lũ lợn sẽ được vỗ béo nhanh thôi. Và chúng ta sẽ có tiền mua cái máng mới".

Ông lão nghĩ: "Nhất định mai ta sẽ ra biển để cảm ơn cá vàng. Ta sẽ kể cho cá vàng nghe câu chuyện vừa rồi. Hẳn cá vàng sẽ rất vui.

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 6 phần bài Ông lão đánh cá và con cá vàng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng đầy đủ.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Trong vai ông Lão, cá vàng hoặc mụ vợ hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Thứ tự kể trong văn tự sự SGK Ngữ Văn lớp 6.

Câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng kết thúc với việc vợ chồng ông lão trở về với cái máng lợn sứt mẻ như ban đầu, tuy nhiên em có thể viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng theo cách riêng của mình để câu chuyện trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Các em cùng đón đọc cách viết kết truyện khác nhau để xem các bạn học sinh trong những bài viết dưới đây đã tưởng tượng, sáng tạo như thế nào nhé.

Kể sáng tạo truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng theo lời kể của ông lão đánh cá Dàn ý phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng Dàn ý tưởng tượng một kết thúc khác của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng Trong vai ông Lão, cá vàng hoặc mụ vợ hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng (soạn 3 cách)

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.

Soạn cách 1

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh: “lâu đài, cùng điện biến đâu mất, …túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Đây là cái kết buồn, nhưng xứng đáng với kẻ tham lam. Nếu như mụ biết dừng mong muốn của bản thân đúng lúc thì mụ sống một cuộc sống sung sướng và phù hợp với thân phận của mình.

Như vậy, cái kết của câu chuyện nói lên ước mơ công lí của nhân dân. Người hiền lành như ông lão được trở về cuộc sống bình yên trước kia bên túp lều tranh tuy rác nát nhưng có người vợ luôn chờ ông về sau ngày ra khơi đánh cá, còn mụ vợ là sự trừng phạt thích đáng.

Soạn cách 2

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước

cái máng lợn sứt mẻ”.

Ý nghĩa: Nói lên ước mơ về công lí của nhân dân. Ông lão trở về cuộc sống bình yên, còn mụ vợ là sự trừng phạt thích đáng.

Soạn cách 3

Kết thúc của truyện:

Hai vợ chồng lại trở về cuộc sống như xưa. Đó là bài học để trừng phạt cho lòng tham vô đáy của mụ vợ.