Câu chuyện về nhà bác học niu-tơn giúp em hiểu điều gì ?

Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu

căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí

đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm

hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết

các bài tập thầy giáo ra. Bài học nào cậu cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu đọc nhiều

sách, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở

thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo khen ngợi.

Năm 16 tuổi, đang khao khát học hỏi, Niu-tơn buộc phải về nông thôn giúp mẹ lo

việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú với công việc làm ăn. Cậu thường tìm

mua sách rồi say sưa, mải miết đọc. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt

đã khuyên mẹ cậu nên cho con học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại

học. Trong trường, cậu đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó.

Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như

kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la.

Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy.

(Theo TSI-CHI-A-KỐP)

*Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò như thế nào?

a. Học trò bình thường.

b. Học trò giỏi nhất lớp.

c. Học trò xuất sắc nhất.2. Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp?

a. Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình.

b. Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp.

c. Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Ái Mộ A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A Họ và tên: Lớp: 4 Thứ ngày tháng năm 2016. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (KIỂM TRA ĐỌC) Năm học 2016 - 2017 (Thời gian làm bài: 30 phút) Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên .. .................... GV chấm Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng (5 điểm). II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). * Đọc thầm câu chuyện sau: Cậu bé Niu-tơn Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra. Bài học nào cậu cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu đọc nhiều sách, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo khen ngợi. Năm 16 tuổi, đang khao khát học hỏi, Niu-tơn buộc phải về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú với công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết đọc. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên mẹ cậu nên cho con học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la. Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy. (Theo TSI-CHI-A-KỐP) *Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 1. Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò như thế nào? a. Học trò bình thường. b. Học trò giỏi nhất lớp. c. Học trò xuất sắc nhất. 2. Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp? a. Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình. b. Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp. c. Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh. 3. Niu-tơn làm thế nào để trở thành người học trò xuất sắc nhất lớp? a. Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực; say sưa đọc thêm nhiều sách. b. Miệt mài làm hết các bài tập; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học. c. Cả hai ý nêu trên. 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? a. Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. b. Nhờ có ý chí, nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. c. Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị. 5. Dòng nào dưới đây gồm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người? a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức./ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. b. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo./ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. c. Thua keo này, bày keo khác./ Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li. 6. Câu "Bài học nào cậu cũng học thật kĩ, nắm thật chắc." có mấy tính từ? a. Hai tính từ. (Đó là: ) b. Ba tính từ. (Đó là: ) c. Bốn tính từ. (Đó là: ) 7. Gạch chân dưới những động từ có trong câu sau: Cậu đọc nhiều sách, mải mê đến quên ăn quên ngủ. 8. Viết một câu kể để nói về cậu bé Niu-tơn trong câu chuyện trên. Chuyển câu kể vừa viết thành câu hỏi. .............................. .............................. ............................. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2016 - 2017 (KIỂM TRA VIẾT) Thời gian làm bài: 50 phút I. Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho HS viết bài trong thời gian khoảng 15 phút. Có chí thì nên Đầu năm học, Bắc học kém, có người còn gọi cậu là “tối dạ”. Bắc không giận, cậu quyết tâm học thật giỏi. Ở lớp, điều gì chưa hiểu, cậu xin thầy giảng lại. Ở nhà, cậu học bài, làm bài đầy đủ, chịu khó học hỏi bạn bè. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu trở thành một học sinh giỏi. Cuối năm học, Bắc đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trước niềm vui của mọi người (Theo A-mi-xi) II/ Tập làm văn (5 điểm ) - 35 phút : Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

File đính kèm:

  • Câu chuyện về nhà bác học niu-tơn giúp em hiểu điều gì ?
    de_kiem_tra_hoc_ki_i_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2016_2017_truo.pdf

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chuẩn bị để hành động

            “Ba ơi, xem con nhảy nè!” – nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và nó do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. “ Con làm được mà! Rốp-bi:, tôi động viên nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng cũng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.

            Lần sau, những người trong hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà!”

            Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thằng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi. Nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lại.

            Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được! Nó đã chiến thắng được nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó, nó còn nhảy thêm được ba lần nữa.

            Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học về bài học chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Và nó cũng còn học được về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm, toàn ý.

            Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng. Điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý?Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

a/ Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?

b/ Những điều giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi?

c/ Tìm và chép lại câu văn cho chúng ta lời khuyên trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b. Em đọc kĩ phần giữa của câu chuyện.

c. Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng trong bài.

Lời giải chi tiết:

a. Cậu bé trong truyện muốn nhảy được từ tấm ván ở độ cao 3 mét  xuống mặt nước.

b. Chính nhờ sự động viên, khích lệ của người cha, của những người xung quanh và sự cố gắng của chính bản thân mình đã giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi.

c. Câu văn cho chúng ta lời khuyên trong cuộc sống :

Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng.