Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Skip to content

Trách nhiệm đối với tài sản thường được đặt ra đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Trách nhiệm đối với tài sản của doanh nghiệp để chỉ về khả năng chịu trách nhiệm tài sản giữa doanh nghiệp với các khách hàng, chủ nợ của doanh nghiệp. Để hiểu rõ trách nhiệm này được thực hiện ra sao, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Trách nhiệm đối với tài sản của các doanh nghiệp được thực hiện như thế nào, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?
Trách nhiệm đối với tài sản của doanh nghiệp
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ. Ngoài ra, khoản 5 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày kể từ thời điểm hết 90 ngày phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp: hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 (về giảm vốn điều lệ) hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật Doanh nghiệp thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia (theo quy định Điều 70 Luật Doanh nghiệp 2020). >>> Xem thêm: Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Được Mở Chi Nhánh Không? Theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn số cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nếu sau thời hạn này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:
  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  • Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
  • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn thanh toán theo quy định.
Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?
Trách nhiệm tài sản trong công ty cổ phần >>> Xem thêm: Doanh Nghiệp Bị Tuyên Bố Phá Sản Khi Nào? Theo quy định tại Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản công ty hợp danh bao gồm: Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; Tài sản tạo lập được mang tên công ty; Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh dựa trên trách nhiệm của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Cụ thể:
  • Trách nhiệm của thành viên hợp danh
Trước hết, thành viên hợp danh có quyền đối với tài sản của công ty. Thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty. Thành viên hợp danh có quyền sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước; Bên cạnh đó, thành viên hợp danh có nghĩa vụ tài sản đối với công ty. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Do thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Đồng thời thành viên hợp danh phải chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ. Thành viên hợp danh không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, bên cạnh đó phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty.
  • Trách nhiệm của thành viên góp vốn
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản vốn góp mà mình đã góp, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với số vốn góp đã góp vào công ty. Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định tài sản trong doanh nghiệp và không có tài sản riêng bởi một khi đã đứng ra thành lập công ty là đã mặc định tài sản công ty và tài sản cá nhân là một. Như vậy, ngoài những tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào doanh nghiệp, khối tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Khi tăng vốn điều lệ, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải tự bỏ thêm vốn đầu tư. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp theo uy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khi mà doanh nghiệp chưa thực hiện, những nghĩa vụ phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ có thỏa thuận khác. Khi doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật.
Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?
Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân >>> Xem thêm: Quyết Định Giải Thể Doanh Nghiệp: Điều Kiện Và Thủ Tục Như Thế Nào? Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau: + Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Trên đây là tư vấn về Trách nhiệm đối với tài sản của các doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Tư vấn luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật doanh nghiệp nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

Chế độ trách nhiệm về tài sản của thương nhân thể hiện như thế nào?

  • Gọi ngay
  • Đặt câu hỏi
  • Báo giá
  • Đặt lịch hẹn