Chi cục An toàn thực phẩm hà nội tiếng anh

Cùng Cẩm Nang Tiếng Anh tham khảo bài viết “Cục an toàn thực phẩm tiếng anh là gì” bên dưới nhé!

Hiện nay, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm hai thành phần, phía trên là tiếng Việt, bên dưới có phần diễn dịch ý nghĩa bằng tiếng Anh. Vì vậy nhiều người hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là gì ? ngoài ra còn mong muốn làm được giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất mà chi phí tiết kiệm.

Chi cục An toàn thực phẩm hà nội tiếng anh
Chi cục An toàn thực phẩm hà nội tiếng anh

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có phần tiếng anh

IFOOD sẽ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu xin giấy phép nhanh để sản xuất kinh doanh, đưa hàng hóa ra thị trường kịp tiến độ phát triển.

Vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là food safe theo nghĩa mà các doanh nghiệp cần hiểu là phải có được cơ sở sản xuất, điều kiện sản xuất và môi trường đảm bảo vệ sinh, thực phẩm được sản xuất ra không gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, để xem doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm hay không thì phải tìm tới cơ quan chức năng (Cục an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn thực phẩm) để được xác minh. Từ căn cứ đó, cơ quan chức năng mới cung cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp.

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTPBản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sởBản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanhSơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩmGiấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Doanh nghiệp tìm tới IFOOD để được tư vấn hỗ trợ làm hồ sơ nhanh chóng, chúng tôi còn thường xuyên tổ chức các tập huấn an toàn thực phẩm và khám sức khỏe cho cả chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm. Nên vì vậy, doanh nghiệp không cần phải tốn nhiều thời gian và chi phí lo lắng về vấn đề làm sao làm được trọn vẹn hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sớm nhất.

  • Tham khảo thêm các câu hỏi hay khác tại: Hỏi – Đáp

#Cục #toàn #thực #phẩm #tiếng #anh #là #gì

(HNM) - Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2022 (diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5), có chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”. Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) Đặng Thanh Phong về những mục tiêu và nội dung mà thành phố triển khai trong thời gian này, trong đó khẳng định kiên quyết không nương tay với vi phạm nhằm tăng cường hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm.

Chi cục An toàn thực phẩm hà nội tiếng anh

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong. Ảnh: Quang Thái

Đồng loạt ra quân thanh tra, kiểm tra...

- Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm nay, mục tiêu chính được thành phố đặt ra là gì, thưa ông?

- Một trong những mục tiêu đặt ra trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm 2022 là giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm, củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu. Đáng chú ý, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đây cũng là tháng cao điểm ra quân thanh tra, kiểm tra, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

- Xin ông cho biết, công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm trong thời gian này có gì khác so với các đợt kiểm tra khác trong năm?

- Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2022 cùng với 4 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp thành phố, tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn cũng thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được phân cấp. Khác với những đợt kiểm tra khác trong năm, công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm sẽ diễn ra đồng loạt với sự ra quân của các đoàn kiểm tra liên ngành từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Kết thúc đợt cao điểm của Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng không ra quân đồng loạt như vậy.

- Theo ông, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm sẽ được triển khai như thế nào để mang lại hiệu quả, tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”?

- Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả, thành phố sẽ đẩy mạnh phối hợp liên ngành: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp với lực lượng quản lý thị trường, công an. Đặc biệt, các đoàn thanh tra, kiểm tra không được nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm. Thậm chí, sau khi xử lý, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các quận, huyện, thị xã phải dành một thời gian nhất định để giám sát việc khắc phục sai phạm. Sau khi thẩm định, cơ sở khắc phục được tồn tại, tuân thủ đầy đủ các quy định thì mới được phép cho hoạt động, nếu không phải có biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn. Các cơ sở cung cấp thực phẩm không bảo đảm an toàn sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, bếp ăn trường học

- Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, cơ quan chức năng sẽ tập trung vào những nội dung gì để tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới, thưa ông?

- Thời điểm hiện tại, khi thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, cùng với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần tiếp tục được đẩy mạnh. Với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản, thực phẩm trong tình hình mới”, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm nay, ngành Y tế Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp Thủ đô tăng cường kiểm tra nguồn gốc của các mặt hàng nông sản, thực phẩm đưa vào chế biến tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, đặc biệt là các bếp ăn trường học, bếp ăn khu công nghiệp… Đáng chú ý, trong thời gian này, lần đầu tiên ngành Y tế Thủ đô triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học tại 10 quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Phúc Thọ, Quốc Oai. Mô hình này được triển khai khi học sinh trở lại trường sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến (online) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết.

- Xin ông cho biết, mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường tiểu học sẽ được triển khai như thế nào?

- Sở Y tế Hà Nội giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố là cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học năm 2022-2023. Để triển khai mô hình này, ngay trong tháng 4-2022, chúng tôi tiến hành kiện toàn và thành lập tổ giám sát về an toàn thực phẩm của mô hình tại các trường và tuyến quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn. Đến tháng 5-2022 sẽ tiến hành đánh giá, giám sát ban đầu về các quy định điều kiện an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học và kiến thức, thái độ, thực hành của người lãnh đạo quản lý, người chế biến... Bên cạnh đó, tổ chức các buổi hướng dẫn thực hành an toàn thực phẩm cho người chế biến tại bếp ăn tập thể trường học. Hằng tháng, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ tại bếp ăn tập thể trường tiểu học, trong đó đặc biệt chú ý đến việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

- Cùng với việc triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, thời gian tới, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố sẽ tập trung vào những vấn đề gì, thưa ông?

- Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vốn là công việc hết sức phức tạp, kể cả các nước phát triển, như: Australia, Pháp, Canada… dù đã có đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhưng các vụ ngộ độc vẫn xảy ra. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, công tác quản lý an toàn thực phẩm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Từ năm 2010 đến năm 2021, theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên toàn quốc đã xảy ra 1.594 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số mắc là 45.938 người, trong đó có 267 người tử vong. Riêng tại Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2021, trên địa bàn thành phố xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm, 640 người mắc, nhưng không có trường hợp tử vong, trong đó có 8 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học (chiếm 47,1%).

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật (chiếm trên 40%). Trước thực tế trên, thời gian tới, cơ quan chuyên môn sẽ tập trung vào việc rà soát quy trình chuẩn, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, quy trình bố trí bếp ăn một chiều đến yếu tố con người tham gia vào dây chuyền sản xuất…, nhất là xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm tận nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm.

- Nhân Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, ông có lời khuyên gì đối với người tiêu dùng?

- Ngoài sự vào cuộc quyết liệt, tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của cơ quan quản lý, người tiêu dùng cần nói “không” với thực phẩm không an toàn, đồng thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm cho cơ quan chức năng. Ngay trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn. Cùng với đó, không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng…

- Trân trọng cảm ơn ông!