Chị hiểu như thế nào về truyện đồng thoại

Câu hỏi này nằm trong bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6.

Câu hỏi: Truyện đồng thoại là gì?

Quảng cáo

Lời giải:

- Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay, chi tiết khác:

  • Nêu đặc trưng cơ bản của truyện đồng thoại
  • Cụm từ là gì?
  • Cụm danh từ là gì?
  • Cụm động từ là gì?
  • Cụm tính từ là gì?
  • Tác dụng của cụm từ (danh từ, động từ, tính từ) trong câu
  • Chị hiểu như thế nào về truyện đồng thoại
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Chị hiểu như thế nào về truyện đồng thoại

Chị hiểu như thế nào về truyện đồng thoại

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Khái niệm truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam vốn vay mượn từ Trung Hoa. Nhưng trong quá trình sử dụng, từ Trung Hoa vào Việt Nam nó đã được quy ước lại, khái niệm truyện đồng thoại đã trải qua một độ khúc xạ và do đó có những độ chênh thuật ngữ nhất định, thể hiện cách hiểu riêng của nền văn học Việt Nam. Khác với Trung Hoa, Việt Nam chúng ta không đồng nhất truyện đồng thoại với truyện cổ tích mà xem đó là hai thể loại hiện đại khác nhau, chúng ta dùng khái niệm truyện đồng thoại để chỉ một thể loại tự sự hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng hình thức nhân cách hóa loài vật, kể chuyện vật mà gợi chuyện người nhằm đưa đến cho các em những bài học giáo dục về nhận thức và thẩm mĩ.. Truyện đồng thoại Việt Nam có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người..

Theo nhà văn Tô Hoài thì "truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo" không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật ", đồng thời không xa rời cái nhìn theo thói quen của các em". Như vậy có thể hiểu truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật là loài vật hoặc con vật được nhân cách hóa.

Chị hiểu như thế nào về truyện đồng thoại

Định nghĩa: Đồng thoại

Danh từ

Thể loại truyện viết cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em.

Ví dụ về truyện đồng thoại:

Những câu chuyện đồng thoại Việt Nam

Bẩy bông lúa lép - Nam Cao

Bông hoa thài lài - Khái Hưng

Cái ấm đất - Khái Hưng

Cái mai - Võ Quảng

Cái Tết của mèo con - Nguyễn Đình Thi

Chó Bi đời lưu lạc - Ma Văn Kháng

Chú đất nung - Nguyễn Kiên

Chú gà trống choai - Hải Hồ

Chú người gỗ - Nguyễn Quang Thiều

Chúa Ba - Ngọc Giao

Chuyện hoa, chuyện quả - Phạm Hổ

Chuyện nhỏ trong rừng - Vân Long

Cỏ độc lập - Nguyễn Tuân

Cô Bê hai mươi - Văn Biển

Cô gió mất tên - Xuân Quỳnh

Cóc tía - Khái Hưng

Con chó xấu xí - Kim Lân

Con hùm con bồ côi - Nguyên Hồng

Con mèo mắt ngọc - Nam Cao

Con nai đen - Nguyễn Đình Thi

Con rắn - Khái Hưng

Con rắn trắng - Ngọc Giao

Cọp không có răng - Lưu Trọng Văn

Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài - Ngữ Văn 6

Giọt sương đêm - Trần Đức Tiến

Hang thuồng luồng - Ngọc Giao

Hạt nắng bé con - Phan Trung Hiếu

Hạt ngọc - Thạch Lam

Làm mèo - Trần Đức Tiến

Mã đầu vương - Ngọc Giao

Nàng công chúa biển - Trần Hoài Dương

Ông than đá - Viết Linh

Tôi là Bê Tô - Nguyễn Nhật Ánh

Úm ba la - Ngọc Giao

Văn Ngan tướng công - Vũ Tú Nam

Vợ cóc - Khái Hưng

Cốt truyện truyện đồng thoại là gì?

Cốt truyện: Là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Cốt truyện đồng thoại: Gồm các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian, với kết cấu: Sinh ra, tuổi thơ - trưởng thành - biến cố - thành công, nhận được bài học: Kết thúc có hậu..

Cốt truyện được sử dụng phổ biến trong đồng thoại Việt Nam là cốt truyện tuyến tính - hành động. Đặc điểm của loại cốt truyện này là nó được xây dựng dựa trên chuỗi các hành động của nhân vật. Câu chuyện sẽ được trần thuật theo thời gian, tôn trọng diễn biến trước sau của các sự kiện.

Trong hệ thống cốt truyện tuyến tính – hành động này, chúng tôi thấy có thể nói tới hai nhóm sau đây: Cốt truyện phiêu lưu (Adventurous plot) và Cốt truyện đối thoại (Dialogic plot).

Cốt truyện phiêu lưu có hai đặc điểm chính, trái ngược nhưng dung hòa, cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Một là, nó rất lỏng lẻo, có thể mở rộng vô biên với những cuộc phiêu lưu tiếp nối của nhân vật. Hai là, nó rất chặt chẽ trong sự liên kết nội tại của chính cuộc phiêu lưu. Cốt truyện phiêu lưu rất được trẻ em ưa thích. Ở lứa tuổi của mình, các em luôn hiếu động, thích được đặt mình vào những thử thách và chiến thắng thử thách.

Trên cái nhìn lịch sử, cốt truyện phiêu lưu được sử dụng từ rất sớm, đem lại thành công vang dội cho thiên truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Về sau, cốt truyện này còn được sử dụng trong nhiều truyện đồng thoại "dài hơi" khác như Cuộc phiêu lưu của Mèo con và Chó con (Chu Hồng Hải), Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng (Vũ Duy Thông), Ngàn dặm xa (Nguyễn Đình Chính).. Điểm khác là, nếu cốt truyện phiêu lưu ở Dế Mèn phiêu lưu ký tham gia thể hiện hành trình đi tìm lý tưởng của Dế Mèn, Dế Trũi thì ở những truyện ra đời sau 1945, chủ yếu nói về hành trình khám phá thế giới của trẻ em.

Cốt truyện đối thoại cũng được sử dụng trong đồng thoại Việt Nam hiện đại. Đặc điểm của loại cốt truyện này là trình bày nội dung câu chuyện thông qua hình thức đối thoại giữa các nhân vật. Trong Những câu chuyện, Võ Quảng xây dựng tình huống họp mặt mùa xuân của các loài chim. Trong cuộc gặp gỡ đó, chúng thi nhau kể về những điều kì lạ mà chúng trông thấy được. Vành Khuyên kể về những con mương thẳng tắp, những mái nhà ngói đỏ; còn Bồ Chao liến thoắng về "hai cái trụ cao chống trời".. Lời kể nối tiếp nhau của các nhân vật trở thành đường dây kết nối để cho mạch truyện không bị đứt gãy.

Cốt truyện đối thoại hầu như không có biến cố, xung đột nên rất khó kể lại, khó gây được hiệu quả thẩm mĩ cao – nhất là với độc giả trẻ em. Đó là lí do khiến nó ít được nhà văn đồng thoại khai thác.

Đặc điểm truyện đồng thoại là gì?

Nhân vật truyện đồng thoại là các loài vật, đồ vật, cây cối.. được nhân hóa: Có tên gọi, hành động, suy nghĩ như con người..

Các con vật vừa giữ được các đặc điểm tự nhiên vốn có: Thức ăn, nơi ở, sở thích.. vừa có những đặc điểm của con người: Làm việc, nghỉ ngơi, lo nghĩ về tương lai..

Những yếu tố trong truyện đồng thoại

Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Cốt truyện có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.

Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ.. được nhà văn khắc họa bên trong trong tác phẩm. Khi đọc truyện ta sẽ xác định nhân vật chính là những nhân vật thể hiện quan điểm tư tưởng của câu chuyện. Bên cạnh đó cũng có nhân vật phụ. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật, cây cối..

Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, xưng tôi ngôi thứ nhất để kể lại những gì mình chứng kiến hoặc trải qua. Hoặc người kể chuyện giấu mình, không tham gia vào câu chuyện, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

Lời kể chuyện thuật lại câu chuyện, hoạt động nhân vật. Bên cạnh lời người kể chuyện còn có lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật. Lời nhân vật là lời nói trực tiếp cùa nhân vật có thể là đối thoại hoặc độc thoại. Ngoài ra lời nhân vật là lời nói cùa nhân vật, có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

Nguồn gốc khái niệm, lịch sử truyện đồng thoại Việt Nam

Theo Hoàng Vân Sinh, từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1909. Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là dowa, dịch sang Hán ngữ là đồng thoại.

Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi tác phẩm có tính kể chuyện cho trẻ em. Về sau, đến thời Ngũ Tứ, người ta mới xem "đồng thoại là văn học huyễn tưởng có tính đặc thù, trở thành một thể loại độc lập", có địa vị quan trọng trong văn học nhi đồng. Cách hiểu này được duy trì từ đó cho đến nay.

Lí thuyết Trung Hoa cho rằng, đồng thoại nảy sinh từ trong dân gian và được tiếp nối trong thời hiện đại. Vì vậy, kho tàng đồng thoại Trung Hoa gồm có đồng thoại dân gian và đồng thoại hiện đại. Đồng thoại dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân, "phản ánh những yêu cầu bức thiết của nhân dân trong xã hội cũ và nguyện vọng thoát khỏi ách áp bức bóc lột, mưu cầu tự do hạnh phúc". Đồng thoại hiện đại là những sáng tác của các nhà văn dựa trên cơ sở của đồng thoại dân gian, hoặc là chất liệu, hoặc là nguyên tắc nghệ thuật. Ở Trung Hoa, đồng thoại hiện đại được bắt đầu với vai trò của Diệp Thánh Đào. Trong hai năm 1921, 1922, Diệp Thánh Đào đã sáng tác liên tiếp 23 tác phẩm, tiêu biểu có Con Bù nhìn rơm, Chiếc thuyền trắng nhỏ.. Đến 1923, ông xuất bản thành tập Con Bù nhìn rơm, gây được tiếng vang lớn trong dư luận.

Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật. Hầu hết các tài liệu đều khẳng định: Đồng thoại tràn đầy viễn tưởng và đó là đặc trưng chủ yếu của đồng thoại. Hình tượng của đồng thoại tự do và rộng rãi hơn nhiều so với các tác phẩm văn học khác. Từ mây gió tuyết sương, ngày tháng đến trời mây trăng sao, từ côn trùng, chim, cá, thú dữ đến hoa lá, cỏ cây, từ những vật hữu sinh đến vô sinh, từ vật hữ hình đến vô hình, từ khái niệm trừu tượng đến vật chất cụ thể đều có thể được nhân cách hóa trở thành nhân vật có tư tưởng, có tư tưởng, có tính cách, có hành động và lời nói xuất hiện trong đồng thoại. Đây lại là một đặc trưng nữa của đồng thoại.

Loại hình tác phẩm đồng thoại khá đa dạng. Căn cứ vào nhân vật, người ta chia đồng thoại thành ba tiểu loại. Tiểu loại thứ nhất là siêu nhân thể đồng thoại sử dụng hình tượng nhân vật thần kì, thần tiên, ma quỷ.. Tiểu loại thứ hai là nghĩ nhân thể đồng thoại sử dụng hình thức nhân cách hóa loài vật, đồ vật và những vật vô tri khác. Hình thức này được ghi nhận là rất phổ biến trong đồng thoại hiện đại. Cuối cùng, những tác phẩm đồng thoại lấy con người bình thường làm nhân vật chính được gọi là thường nhân thể đồng thoại.

Căn cứ vào những nội dung trên đây, có thể nhận thấy, truyện đồng thoại trong cách hiểu của người Trung Hoa thực chất là truyện cổ tích. Nói cách khác, khái niệm đồng thoại được sử dụng ở Trung Hoa có nội hàm là "truyện cổ tích". Rất tiếc, lâu nay, độc giả Việt Nam ít biết về điều này; vì vậy, chúng ta gần như không thấy khái niệm đồng thoại từ Trung Hoa vào Việt Nam đã trải qua một độ khúc xạ, và do đó chịu một độ lệch.

Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, 1932). Rất nhiều năm sau, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho một tuyển tập văn học. Đó là cuốn Cổ kim đồng thoạido ông Lê Văn Chánh biên soạn dựa trên nguồn tư liệu phương Tây, với mục đích giúp vào việc giáo dục trẻ em. Sách do nhà xuất bản Minh Tân ấn hành vào năm 1952. Phải đợi thêm gần 10 năm nữa, nó mới chính thức được xác lập làm khái niệm, trở thành thuật ngữ công cụ phục vụ hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học – nhất là văn học thiếu nhi.

Hoàn cảnh đưa đến sự ra đời của khái niệm là việc sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chúng ta bắt tay xây dựng nền văn học nghệ thuật phục vụ thiếu niên nhi đồng. Nhằm thúc đẩy phong trào chung, nhà xuất bản Văn học đã tổ chức dịch, giới thiệu một số tài liệu nước ngoài nói về lí luận và kinh nghiệm sáng tác cho các em. Đó là các cuốn: 1/Kinh nghiệm viết cho các em (Nhiều tác giả, 1960) ; 2/ Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác (Kim Cận, 1961) ; và 3/ Làm thơ cho các em (Nhiều tác giả, 1961). Theo nhà nghiên cứu Nam Mộc, những tài liệu này đã thể hiện được "một số vấn đề cơ bản của văn học thiếu nhi, nêu lên được những ý kiến cơ bản về lí luận và thực tiễn sáng tác phục vụ lớp bạn đọc nhỏ tuổi" (dẫn theo Vân Thanh, 2007, tr. 5).

Trong các tài liệu nói trên, vấn đề truyện đồng thoại đã được bàn đến bởi hai cây bút Trung Hoa là Hạ Nghi và Kim Cận. Ý kiến của Hạ Nghi được thể hiện qua hai bài viết: Mạn đàm về văn học nhi đồng và Truyện đồng thoại phải giáo dục các em một cách đúng đắn (in trongKinh nghiệm viết cho các em), còn Kim Cận là trong Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác. Cả hai tác giả đều tập trung nói về truyện đồng thoại hiện đại và thống nhất cho rằng, thể loại này rất thích hợp với trẻ em. Những truyện đồng thoại hay bao giờ cũng tạo được hiệu quả giáo dục sâu sắc. Làm được điều đó là vì, truyện đồng thoại giàu chất tưởng tượng, sử dụng hiệu quả hình thức "tiếng chim lời thú" tạo được nét ngộ nghĩnh, thú vị, phù hợp với tâm lí tuổi thơ.. "Tiếng chim lời thú là một hình thức biểu hiện thường dùng trong đồng thoại. Nhân vật chính trong đồng thoại thường là chó, mèo, lang sói.." (Kim Cận, 1961, tr. 17). Kim Cận nhấn mạnh, viết tiếng chim lời thú có một số khó khăn nhưng nhất thiết phải viết, vì "tưởng tượng của các em không giống với chúng ta, các em cảm thấy thân thiết với động vật" (Kim Cận, 1961, tr. 20). Nhìn chung, các bài viết ngắn gọn, nhiều nhận định đến nay vẫn còn nguyên giá trị lí luận.

Vào thời điểm những bài viết này xuất hiện, văn học Việt Nam hãy còn xa lạ với lí thuyết về truyện đồng thoại. Nhà văn Tô Hoài cho biết, trước cách mạng, khi viết đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký, "tôi không biết như bây giờ phân tích nội dung và cách viết thể loại đó" (Tô Hoài, 1968, tr. 49). Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, một người rất ý thức về mặt thể loại, trong Nhà văn hiện đại cũng chỉ mới dừng lại gọi Con Dế Mèn, Dế Mèn phiêu lưu ký một cách chung chung là "truyện nhi đồng" (Vũ Ngọc Phan, 1994 – tái bản, tr. 422). Cho nên, những bài viết của Hạ Nghi, Kim Cận thật sự có ý nghĩa đối với nhận thức của chúng ta về kiểu truyện loài vật nhân cách hóa. Chính là từ những gợi ý nói trên, khái niệm truyện đồng thoại đã được xác lập và nhanh chóng đi vào đời sống học thuật.

Trên báo Văn nghệ số tháng 9/1961, nhà văn đồng thời là nhà phê bình văn học thiếu nhi Vũ Ngọc Bình có bài viết Những thiếu sót cần khắc phục trong sáng tác cho thiếu nhi. Nội dung bài viết là đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của văn học thiếu nhi qua mấy năm đầu xây dựng CNXH. Trong bài, có một đoạn nói về truyện đồng thoại như sau: "Còn đồng thoại là một thể loại không xa lạ gì lắm đối với con em chúng ta. Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài trước kia và Cái tết của Mèo con của Nguyễn Đình Thi gần đây đã chứng tỏ đồng thoại là một loại truyện khá đặc sắc cho thiếu nhi. Với sức tưởng tượng dồi dào và với nguồn nhân vật rộng rãi từ người đến súc vật, cỏ cây.. đồng thoại có khả năng phản ánh hiện thực qua mọi không gian, thời gian" (Vũ Ngọc Bình, 1985 (in lại), tr. 8). Với bài viết này, Vũ Ngọc Bình trở thành cây bút đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khái niệm truyện đồng thoại. Qua cách diễn đạt của ông, chúng ta thấy, truyện đồng thoại được xem là truyện về loài vật nhân cách hóa.

Theo thời gian, khái niệm được sử dụng theo hướng ngày càng mở rộng. Theo một thống kê chưa đầy đủ, khái niệm xuất hiện trong hàng trăm bài viết, chuyên luận, giáo trình về văn học thiếu nhi nói chung, truyện đồng thoại nói riêng. Hệ quả là, khái niệm giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó phản ánh cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng văn chương Việt Nam về một hiện tượng văn học cụ thể là truyện đồng thoại cho trẻ em. Thực chất quan niệm đó như thế nào?