Chỉ ra Phép điệp từ trong bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau (1) Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(2) Thấy điệu bộ hung hăng của hắn , bà cả đùn bà hai , bà hai thúc bà ba , bà ba gọi bà tư nhưng kết cục chả bà nào dám nói với hắn một vài lời phải chăng

*Bạn tham khảo : 

Câu 1 : Bài ca dao trên thuộc thể thơ lục bát.

Câu 2 : Thành ngữ : "Dãi nắng dầm sương".

Câu 3 : BPTT : Điệp ngữ "Nhớ".

→ Tác dụng :  Bộc lộ nỗi nhớ da diết, khôn nguôi của chàng trai về cô gái, về quê nhà của mình.

Câu 4 : Bài ca dao trên gợi cho người đọc một thứ mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.

@Heliphan02

...ko bít rồi mà cho điểm cao thế

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó Câu 4. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì? Câu 5: Có ý kiến nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. GỢI Ý Phần Câu Nội dung Phần I ĐỌC HIỂU 1 - Thể thơ: Lục bát 2 - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương 3 - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. 4 - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. 5 Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ ,ca dao, dân ca…thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân. Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” - Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên - Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi…mùng mười tháng ba,Bầu ơi thương lấy…một giàn…) - Tình cảm gia đình + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có tổ…có nguồn, Ngó lên nuột lạt… báy nhiêu….) + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi… là đạo con, Ơn cha nặng …cưu mang, chiều chiều… chín chiều) + Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân… đỡ đần, Chị ngã em nâng….) + Tình cảm vợ chồng (Râu tôm… khen ngon, Thuận vợ thuận chồng…cũng cạn…) + Tình thầy trò( Muốn sang…thầy ) + Tình yêu đôi lứa (Qua đình….bấy nhiêu…) - Đánh giá khái quát lại vấn đề - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ

Câu hỏi: Biện pháp tu từ “anh đi anh nhớ quê nhà”

Trả lời:

- Điệp từ “Nhớ”

-Tác dụng :điệp từ “nhớ” được nhắc lại 3 lần giúp nhấn mạnh và khẳng định tình yêu quê hương sâu nặng,tình cảm thương nhớ quê hương gắn liền với những hình ảnh gần gũi, giản dị và thân thiết.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Khái niệm về điệp ngữ.

Điệp ngữlà một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

2. Phân loại điệp ngữ

Dựa vào hình thức lặp từ, điệp từ tồn tại dưới 3 dạng chủ yếu sau:

- Điệp từ cách quãng:

Là hình thức lặp lại một từ hoặc cụm từ, mà trong đó các từ, cụm từ không có sự liên tiếp và cách quãng nhau:

Ví dụ:Trong đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu, tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp điện từ cách quãng để miêu tả nỗi nhớ của mình đối với Việt Bắc:

“…Nhớ saolớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ saongày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ saotiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

- Điệp từ nối tiếp:

Là hình thức lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau.

Ví dụ:

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em,thương em,thương embiết mấy.

Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ Gửi em Cô thanh niên xung phong của tác giả Phạm Tiến Duật, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp từ nối tiếp “thương em” vô cùng gợi cảm. Cụm từ “thương em” được lặp lại nhiều lần diễn tả tình cảm của tác giả đối với cô thanh niên xung phong.

- Điệp từ chuyển tiếp: hay còn được gọi là điệp từ vòng, tức là từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó, làm cho câu văn, câu thơ liền mạch nhau.

Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳngthấy

Thấyxanh xanh những mấyngàn dâu

Ngàn dâuxanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Đoàn Thị Điểm)

Việc lặp đi lặp lại các từ ngữ góp phần nhấn mạnh ý, biểu thị tốt nhất ý muốn diễn đạt của tác giả. Từ đó, mang lại hiệu qua truyền đạt nội dung, cảm xúc tới người đọc.

Ngoài ra, điệp ngữ cũng tạo ra những câu văn, câu thơ giàu âm điệu, làm cho giọng văn tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng, mạnh mẽ, nhiều rung cảm, gợi cảm.

3. Đoạn văn sử dụng điệp ngữ

-Đoạn văn1

Bầu trời đang trong xanh không một gợn mây, bỗng từ đâu mây đen ùn ùn kéo đến làm đen kịt cả một góc trời. Bồm bộp, mưa rơi trên mái nhà, mưa ào ào rơi xuống sân, rồi mưa ầm ầm như thác đổ. Cả không gian chìm ngập trong một màu trắng xoá. Lát sau, tạnh mưa hẳn. Trời lại tươi sáng như ban nãy. Cây cối như vừa được tắm gội thoả thích, mọi vật như bừng tỉnh. Tất cả đều lộ rõ một vẻ tươi tắn, đáng yêu và tràn đầy sức sống.

Điệp ngữ trong đoạn: mưa

- Đoạn văn2

Thế giới muôn màu với muôn vàn loài hoa khác nhau nhưng loài hoa mà mình yêu quý nhất là bông hồng gai. Mới nghe tên thì cảm thấy loài hoa này thật sắc lạnh nhưng khi bạn tìm hiểu thì thấy loài hoa này vô cùng đáng yêu. Hồng là biểu tượng của phương tây. Hồng là biểu tưởng của sự giàu sang, phú quý. Hồng còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Hồng đẹp , đẹp một vẻ tự nhiên không chau chuốt bởi hồng là biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới.

Điệp ngữ trong đoạn: hồng

Những câu hỏi liên quan

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:

                           “ Anh đi anh nhớ quê nhà,

                         Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

                             Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

                         Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

                                                   (Trích“Ca dao Việt Nam”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(0,5điểm): Xác định thể thơ được sử dụng trong bài ca dao?

Câu 2(0,5điểm): Bài ca dao đề cập đến nội dung gì?

Câu 3(0,5điểm): Đại từ phiếm chỉ “Ai” là để chỉ ai?

Câu 4(0,75điểm): Nhân vật trữ tình “Anh” đã gửi gắm tâm sự gì trong bài ca dao?

Câu 5(0,75điểm): Những hình ảnh như “canh rau muống”, “cà dầm tương”, “dãi nắng”,“dầm sương”, “tát nước” gợi nhắc về một cuộc sống như thế nào của người dân xưa?

Câu 6(1,0điểm): Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ bài ca dao trên? Vì sao?