Chỉ số bị tiểu đường là bao nhiêu?

Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc đái tháo đường, chiếm gần 5% dân số. Hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa bởi sự gia tăng của áp lực công việc, cuộc sống cũng như ăn uống không điều độ. Bệnh đái tháo đường có thể được nhận biết thông qua chỉ số đường huyết. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết hay được viết tắt là GI (Glycemic Index) là giá trị của nồng độ glucose trong máu tại thời điểm đo (thông qua xét nghiệm) và được tính bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp bác sĩ xác định nồng độ glucose máu của người xét nghiệm là bao nhiêu, qua đó đánh giá xem những người này có đang bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường hay không.

Khi kiểm tra chẩn đoán tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm 4 loại chỉ số là: chỉ số đường huyết bất kỳ, chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ hoặc 2. Tuy nhiên lượng glucose trong máu luôn thay đổi liên tục từng phút, từng ngày, hơn nữa còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt và tâm trạng của người bệnh. Vì vậy để xác định chính xác khả năng kiểm soát đường huyết, người bệnh nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c. Chỉ số HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh trong liên tục 3 tháng, kết hợp cùng với chỉ số đường huyết (GI) sẽ giúp bác sĩ có được sự đánh giá toàn diện về tình trạng của người tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Từ đó giúp người bệnh có phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chỉ số bị tiểu đường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết thường xuyên tăng cao là nguy cơ của bệnh đái tháo đường.

2. Giá trị an toàn của chỉ số đường huyết

Với người bình thường, chỉ số đường huyết được đánh giá là an toàn khi:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói (sau ít nhất 8h không ăn uống) nhỏ hơn 100 mg/dL (tương đương 5.0 – 7 mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn (1-2 giờ) nhỏ hơn 180 mg/dL (tương đương với 10 mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ dao động ở mức 110 – 150 mg/dL (tương đương 6.0 – 8.3 mmol/dL).

3. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Đường huyết thường xuyên tăng cao là nguy cơ cảnh báo bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết được xem là bất thường nếu lượng glucose huyết tương khi đói lớn hơn 126 mg/dL hoặc khi chỉ số này lớn hơn 180 mg/dL sau khi ăn 1-2 giờ.

Tuy nhiên, đường huyết có thể đột ngột tăng cao trong một số trường hợp cấp tính như:

  • Sau một bữa ăn quá nhiều tinh bột và đường.
  • Sau phẫu thuật, chấn thương gây mất nước nghiêm trọng như bỏng.
  • Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, corticoid hoặc thuốc chống trầm cảm.
  • Căng thẳng, stress quá mức.
  • Hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang.

Mặc dù là vậy, đa phần các trường hợp đường huyết tăng cao là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị đái tháo đường tuýp 2 của Bộ Y tế, một người được chẩn đoán là mắc đái tháo đường nếu:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói lớn hơn 126 mg/dL.
  • Chỉ số đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose lớn hơn 200 mg/dL.

Một số giá trị đường huyết tăng cao đáng báo động khác như:

  • Chỉ số đường huyết trong khoảng 100-125 mg/dL được coi là mắc tiền đái tháo đường. Những người này có nguy cơ tiến triển nhanh thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách. 
  • Chỉ số đường huyết từ 250 -300 mg/dL: người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, khát nước, tiểu đêm, tê bì chân tay, mắt mờ,…
  • Chỉ số đường huyết lớn hơn 600 mg/dL là một dấu hiệu nguy hiểm vì lúc này người bệnh rất dễ gặp tình trạng hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, thậm chí dẫn tới tử vong.
  • Chỉ số đường huyết giảm dưới 70 mg/dL khiến người bệnh cảm thấy run rẩy, buồn nôn, bồn chồn, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Bệnh nhân hạ đường huyết nghiêm trọng sẽ dẫn tới co giật, bất tỉnh và nặng nhất là tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Chỉ số bị tiểu đường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết tăng quá cao hoặc giảm đột ngột đều có thể dẫn tới hôn mê.

3. Cách kiểm soát và duy trì chỉ số đường huyết trong khoảng an toàn

Nhận biết rõ chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. Một số phương pháp đơn giản sau đây sẽ giúp người bình thường cũng như người đang mắc đái tháo đường duy trì được chỉ số đường huyết trong khoảng giá trị an toàn cho phép.

  • Ăn uống có chọn lọc: Tăng cường chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có nhiều trong rau xanh, các cây họ đậu. Chế độ ăn nên đảm bảo đầy đủ các nhóm chất Glucid (50-60%) – Protein (15-20%)- Lipid (20-30%). Ưu tiên sử dụng thực phẩm có chỉ số GI thấp, protein có trong thịt nạc, thịt gia cầm, đạm Whey và lựa chọn nhóm chất béo thực vật như MCT, PUFA, MUFA.

Đặc biệt không nên bỏ qua bữa sáng vì đây là bữa ăn đầu tiên giúp ổn định và duy trì lượng đường huyết trong cả ngày. 

Tập thể dục thường xuyên: việc vận động thường xuyên không chỉ làm tăng độ nhạy của insulin mà còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả ở người bình thường và người đái tháo đường. Việc rèn luyện vận động nên thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/ tuần. Người bệnh đái tháo đường có thể bắt đầu với những hoạt động nhẹ nhàng như chạy bộ, tập dưỡng sinh, hoặc lựa chọn những môn thể thao khác phù hợp với sở thích và thể trạng. 

Chỉ số bị tiểu đường là bao nhiêu?
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát cân nặng và chỉ số đường huyết hiệu quả
  • Giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá độ: chỉ số đường huyết và stress có mối liên hệ mật thiết khi mà những người thường xuyên căng thẳng, áp lực có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao hơn hẳn bình thường. Do vậy việc cân bằng cảm xúc, tâm lý, giữ cho tinh thần thư giãn là phương pháp quan trọng không chỉ giúp chỉ số đường huyết ở trong khoảng an toàn mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh về tim mạch, huyết áp,… 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe và đường huyết định kỳ là biện pháp rất quan trọng giúp người bệnh biết khi nào chỉ số đường huyết của mình vượt ngưỡng an toàn và chạm đến mức nguy hiểm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách.

Hi vọng bài viết trên đã giúp độc giả nhận biết chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm và cách kiểm soát và giữ cho chỉ số đường huyết luôn ở trong mức an toàn. Qua đó giúp hạn chế việc tiến triển thành bệnh đái tháo đường cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đáng tiếc.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ?

1.1. Đường huyết khi đói từ 5,1 - 7 mmol/l, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Đường huyết khi đói từ 7 mmol/l trở lên hoặc đường huyết ngẫu nhiên trên 11,1 mmol/L hoặc chỉ số HbA1C trên 6,5%, có thể khẳng định mẹ bầu bị đái tháo đường lâm sàng.

Chỉ sợ bệnh tiểu đường bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao? Một người được xem là bị tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Người có mức độ đường từ 70mg/ dl đến dưới 130mg/ dl (tương ứng với 4,0 - 7,2 mmol/ l) được đánh giá là có chỉ số đường huyết bình thường (khi đang đói); Lượng đường huyết từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được đánh là mức chấp nhận được (xét nghiệm lúc ăn no, thường là 2 tiếng sau bữa ăn);

Chỉ sợ bệnh tiểu đường là gì?

Tại thời điểm xét nghiệm, phạm vị đường huyết ở những người bình thường là dưới 7,8 mmol/L. Nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết của bạn từ 7,8 – 11 mmol/L có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, còn nếu kết quả là trên 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận là bạn đã bị bệnh tiểu đường.