chia sẻ về 01 địa chỉ đỏ và nói đôi nét về nơi đó.

Hành trình về địa chỉ đỏ
Khu DTLS Ngã tư Rạch Kiến bây giờ được trùng tu, nâng cấp khang trang. Nơi đây tái hiện lịch sử một thời là những sân bay dã chiến, bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự của căn cứ Mỹ; thể hiện ý chí và sự sáng tạo của Đảng bộ và quân, dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày 23/12/1966, Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn Bộ binh số 9 quân viễn chinh Mỹ đánh chiếm Rạch Kiến. Về phía ta, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thế trận vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến được hình thành với phạm vi 12 xã: Long Hòa, Tân Trạch, Long Trạch, Long Khê, Phước Vân, Long Sơn, Long Định, Long Cang, Mỹ Lệ, Phước Tuy của huyện Cần Đước và 2 xã: Phước Lâm, Thuận Thành của huyện Cần Giuộc. 

chia sẻ về 01 địa chỉ đỏ và nói đôi nét về nơi đó.

Di tích Ngã tư Rạch Kiến - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến là đỉnh cao của chiến tranh nhân dân ở Long An góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Năm 1996, Khu DTLS Ngã tư Rạch Kiến được xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Di tích có mô hình tóm tắt diễn biến của Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến, tái hiện cuộc đấu tranh sau gần 1.000 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, đầy hy sinh, gian khổ của quân, dân ta. Bằng thế trận chiến tranh nhân dân và 3 mũi giáp công, quân và dân ta đã diệt, làm bị thương hàng ngàn tên lính Mỹ - ngụy và bắn rơi 17 máy bay, phá hủy 20 xe thiết giáp,... giữ vững vùng giải phóng. Ngoài ra, nhiều hiện vật mà các tầng lớp nhân dân đã từng sử dụng làm vũ khí đấu tranh với quân địch trong phong trào khởi nghĩa cũng được trưng bày.

Rời Khu DTLS Ngã tư Rạch Kiến, chúng tôi đến thăm DTLS Khu vực cầu Kinh được công nhận DTLS cấp tỉnh năm 1993. Nơi đây từng diễn ra trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất trong Chiến dịch 45 ngày đêm đánh Mỹ ở vùng hạ Cần Giuộc (từ ngày 05/6 đến 20/7/1967, ở ấp 1, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc). 

Ở khu vực cầu Kinh, trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất là trận Tiểu đoàn 5 Nhà Bè, Đại đội 316 (Cần Giuộc) và trận Lữ đoàn 2 - Sư đoàn 9 Mỹ, Trung đoàn 46 - Sư đoàn 25 của chính quyền Sài Gòn cùng nhiều vũ khí và phương tiện cơ giới hiện đại đánh vào khu vực vùng hạ Cần Giuộc nhằm xóa bỏ vùng giải phóng của quân và dân ta. 

chia sẻ về 01 địa chỉ đỏ và nói đôi nét về nơi đó.

Di tích lịch sử Khu vực cầu Kinh thuộc xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc

Ông Nguyễn Văn Kiểm (SN 1946) - cựu chiến binh của Tiểu đoàn 5 Nhà Bè, từng chiến đấu tại DTLS Khu vực cầu Kinh và cũng là người đang trông nom, giữ gìn khu di tích, cho biết: “Cầu Kinh là địa bàn chiến lược với địa hình, địa thế quan trọng. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống căn cứ liên hoàn, tạo thế vững chắc cho lực lượng kháng chiến. Chiến thắng cầu Kinh là chiến công hiển hách của Đảng bộ, quân và dân Long An trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đây, góp phần làm phá sản chiến lược phản công của địch, giúp ta giữ vững vùng giải phóng và giành thế chủ động trên chiến trường, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của dân tộc ta”.

chia sẻ về 01 địa chỉ đỏ và nói đôi nét về nơi đó.

Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Chiến tranh đã lùi xa, việc gìn giữ, phát huy giá trị của các DTLS có ý nghĩa nhắc nhở, giáo dục truyền thống, bồi đắp tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ; đồng thời đây cũng là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trung bình mỗi năm, 2 khu di tích trên đón tiếp hàng chục đoàn khách đến tham quan.

Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cần Đước - Võ Thành Ngon, hàng năm, tại DTLS Ngã tư Rạch Kiến, nhiều hoạt động như lễ báo công, kết nạp đảng viên, đoàn viên, sinh hoạt truyền thống diễn ra xúc động và ý nghĩa. Di tích này thực sự là một chứng tích, giúp khách tham quan hình dung về những câu chuyện, sự kiện lịch sử từng diễn ra.

Phó Bí thư Đoàn trường THPT Rạch Kiến - Nguyễn Thanh Tiến phấn khởi: “Ban Giám hiệu nhà trường và Ban Chấp hành Đoàn trường nhận thấy công tác giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, học sinh thông qua việc tìm hiểu về lịch sử địa phương nói chung và DTLS Ngã tư Rạch Kiến nói riêng rất quan trọng, cần được duy trì trong mỗi năm học. Hàng năm, định kỳ vào tháng 4, trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tháng, Đoàn Thanh niên tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương; vào tháng 7 thì tổ chức tham quan DTLS Ngã tư Rạch Kiến và thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng tại địa phương. Riêng trong năm học này, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên Đoàn Thanh niên chỉ thực hiện Chương trình phát thanh học đường về lịch sử quê hương tôi. Qua đây, giúp các thế hệ học sinh thêm tự hào và yêu quê hương, đất nước của mình hơn,...”.

Em Đào Nguyễn Thùy Linh - sinh viên năm 3, Trường Học viện Cán bộ TP.HCM, chia sẻ: “Em rất tự hào khi nơi mình sinh sống có DTLS Khu vực Cầu Kinh. Thế hệ trẻ chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập rèn luyện thật tốt để không phụ sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì quê hương, đất nước, nguyện cống hiến và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Về thăm các khu DTLS, chúng tôi hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh ác liệt, hiểu hơn về lý tưởng và sự hy sinh của lớp thế hệ cha, ông. Chúng tôi không khỏi xúc động, bồi hồi và cảm phục về cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi tự hào của nhiều cán bộ, chiến sĩ trong cuộc kháng chiến./.

Chiến thắng cầu Kinh là chiến công hiển hách của Đảng bộ Long An và quân, dân trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến thắng này góp phần làm phá sản chiến lược phản công của địch, giúp ta giữ vững vùng giải phóng và giành thế chủ động trên chiến trường, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của dân tộc ta”.

Hùng Thanh

Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ - “Việt Bắc” của miền Nam

Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ (1946-1949) thuộc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh. Đây là 1 trong 3 căn cứ địa quan trọng nhất của cách mạng miền Nam trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử (DTLS) cấp quốc gia vào năm 2007.

Đây còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc: Nơi diễn ra Đại hội đại biểu Xứ ủy toàn Nam bộ, nơi Đài Phát thanh Nam bộ phát sóng buổi đầu tiên, nơi trình chiếu bộ phim tài liệu về cách mạng điện ảnh đầu tiên của nước nhà,... cùng biết bao trận đánh nổi tiếng làm “kinh hồn, khiếp vía” bọn thực dân xâm lược. Nơi đây cũng gắn liền những chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn 307, 309, Trung đoàn 120, 105 anh hùng,...

chia sẻ về 01 địa chỉ đỏ và nói đôi nét về nơi đó.

Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ (1946-1949) là 1 trong 3 căn cứ địa quan trọng nhất của cách mạng miền Nam trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Ảnh: P.N

Trước đây, các vật liệu dùng để xây dựng nhà cửa, láng trại cho các cơ quan, đơn vị đều bằng đưng, lác, tre,... Trải qua chiến tranh khốc liệt cùng lũ lụt tàn phá, tất cả công trình xây dựng trước kia hiện không còn nữa, cảnh quan cũng thay đổi nhiều.

Từ năm 2013, Di tích Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ (1946-1949) được phục dựng với 6 điểm di tích gốc tiêu biểu gồm: Nơi ở của đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Bạch và Trần Văn Trà; Văn phòng Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ; Phòng Bào chế y dược - Sở Y tế Nam bộ và Nhà in Nam bộ.

Ngoài ra, địa điểm này còn có nhà trưng bày về quá trình hoạt động cũng như lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ.

Đến khu di tích, những vạt cỏ xanh mướt, hồ sen mát lành cùng hoa cảnh rực sắc trong khuôn viên, ta cảm nhận được sự yên bình và càng khắc sâu công ơn, sự hy sinh của ông cha thuở trước.

Chị Nguyễn Thị Thanh Trúc (ngụ ấp Bùi Thắng, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh) chia sẻ: “Trước đây, ông bà tôi từng tham gia phục vụ các đồng chí lãnh đạo làm việc tại đây, đặc biệt là đồng chí Lê Duẩn. Bản thân tôi hiện tại cũng đang là nhân viên phục vụ tại khu di tích. Tôi rất tự hào vì quê hương Long An nói chung, xã Nhơn Hòa Lập nói riêng, từng là nơi ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng gian lao mà vẻ vang để giành lại độc lập cho quê hương”.

Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh - Căn cứ trong lòng dân

Nếu như Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ (1946-1949) là nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo các cấp của khu vực Nam bộ thì Khu DTLS Cách mạng tỉnh (Khu DTLS Bình Thành) chính là căn cứ địa cách mạng của Tỉnh ủy Chợ Lớn - Tân An trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tại đây, Tỉnh ủy kịp thời chỉ đạo, đề ra những chủ trương, nghị quyết, đưa phong trào cách mạng tỉnh nhà đi đến thắng lợi hoàn toàn.

chia sẻ về 01 địa chỉ đỏ và nói đôi nét về nơi đó.

Về nguồn tại Khu Di tích lịch sử Cách mạng tỉnh. Ảnh: Lê Ngọc

Khu di tích Bình Thành tọa lạc tại xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, được công nhận DTLS cấp quốc gia vào năm 1998 với tổng diện tích được bảo vệ gần 93ha. Ngay khi tỉnh Long An được thành lập năm 1957, Bình Thành được chọn làm căn cứ của Tỉnh ủy.

Nơi đây là điểm tiếp giáp giữa miền Đông và Tây Nam bộ, rất gần với Sài Gòn, khi mở về phía Tây có thể liên kết với chiến khu Đồng Tháp Mười, về phía Đông có thể đến với những chiến khu vùng rừng già Đông Nam bộ./.

Phó Giám đốc Ban Quản lý DTLS - Văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịchLong An) - Nguyễn Văn Thiện thông tin:

Long An hiện có 109 DTLS - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 20 di tích cấp quốc gia và 89 di tích cấp tỉnh. Trong những DTLS trên địa bàn tỉnh, thì Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ (1946-1949) và Khu DTLS Cách mạng tỉnh là những “địa chỉ đỏ” phản ánh truyền thống đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của Long An và cả Nam bộ.

Những DTLS này là địa điểm thích hợp để cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, trường học, đoàn viên, thanh niên, học sinh và nhân dân trong, ngoài tỉnh tổ chức Về nguồn tìm hiểu truyền thống, từ đó khơi gợi lòng yêu nước cho thế hệ trẻ để nhớ ơn những người không tiếc máu xương cho hòa bình, độc lập hôm nay.

Phạm Ngân