Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu

Chào mừng anh em đến với ThuThuat.com.vn. Sau đây là
Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu? Có khỏi không?

#Trẻ #sơ #sinh #bị #vàng #chiếu #đèn #trong #bao #lâu #Có #khỏi #không. Mời anh em theo dõi, và đừng quên like, share bài viết để ủng hộ đội ngũ BTV nhé :))

Chiếu đèn và phương pháp hiệu quả để chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, không ít mẹ vấn thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu? Có khỏi hoàn toàn không? Hay tác dụng phụ của việc bật đèn chiếu cho trẻ như thế nào?… 

Những thông tin mẹ cần sẽ được Blog Thủ Thuật giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu
Vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý do sự phá hủy hồng cầu phôi thai sinh ra bilirubin, trong khi đó chức năng gan chưa hoàn thiện và không thể đào thải hết bilirubin có trong máu, hiện tượng này sẽ tự hết mà không cần điều trị sau 1 – 2 tuần.

Mặc dù vậy, một số trường hợp khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng cao hoặc vàng da sinh lý quá lâu chưa khỏi có thể biến chứng thành bệnh vàng da nhân vô cùng nguy hiểm.

Khi nào nên chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh?

Chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da do tăng bilirubin gián tiếp trong máu.

Phương pháp này chỉ được thực hiện khi chưa xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc thần kinh. Hoặc sử dụng trong trường hợp dự phòng vàng da ở những trẻ sinh non tháng, có bướu huyết thanh, trẻ có tán huyết hoặc sọ to…

>>Xem thêm: Bác sĩ trả lời: Vàng da ở trẻ sơ sinh trong bao lâu thì hết?

Phương pháp chiếu đèn chữa vàng da thực hiện như thế nào?

Để thực hiện phương pháp chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ đặt trẻ vào một chiếc giường nhỏ có đeo băng bảo vệ mắt và bộ phận sinh dục. Bác sĩ sử dụng loại ánh sáng xanh có bước sóng từ 400 – 500 mm, cực điểm là 450 – 460 mm để chiếu vào da toàn thân của trẻ. 

Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu
Chữa vàng da cho trẻ so sinh bằng phương pháp chiếu đèn

Khi bật đèn chiếu cho trẻ sơ sinh bị vàng da, các bước sóng sẽ xuyên qua da tác động vào phân tử bilirubin nằm ở lớp mỡ dưới da biến những phân tử này từ độc tố cho não bộ trở thành các sản phẩm đồng phân hay sản phẩm quang oxy có thể hòa tan trong nước – Đây là những sản phẩm không gây độc tố và sẽ được cơ thể đào thải qua nước tiểu và gan.

Xem thêm:  Trẻ lười bú, bỏ bú, làm thế nào để trẻ bú nhiều hơn?

Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu?

Để trả lời câu hỏi chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Các bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị cụ thể cho từng bé. Việc chiếu đèn có thể liên tục hoặc ngắt quãng cũng tùy vào từng trường hợp nặng nhẹ.

Đối với trẻ đủ tháng khỏe mạnh thì sau 3 giờ chiếu đèn có thể ra bú mẹ và thay tã lót bình thường. Có thể chiếu đèn tại lồng ấp hoặc tại phòng riêng phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Thông thường, quá trình chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da từ 3 cho tới 15 ngày là da trở lại bình thường, trẻ phát triển khỏe mạnh.

Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu
Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn trong ba lâu phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ ở trẻ

Chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh có tác dụng phụ không?

Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Đa phần các trường hợp chiếu đèn không gặp nhiều vấn đề. Mặc dù vậy vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh bị tác dụng phụ do chiếu đèn như bị: rối loạn thân nhiệt, đi ngoài phân lỏng, da mẩn đỏ, mất nước…

Các bác sĩ sẽ theo dõi trong suốt quá trình chiếu đèn để có những điều chỉnh phù hợp để trẻ không ảnh hưởng sức khỏe.

Một số lưu ý khi chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Để tăng hiệu quả của việc chiếu đèn và hạn chế tác dụng phụ. Mẹ nên lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ:

  • Mẹ thực hiện chiếu đèn càng sớm càng có lợi cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý ở mức nhẹ hoặc trung bình có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ nhưng vẫn có sự theo dõi của nhân viên y tế.
  • Trong quá trình chiếu đèn, để hạn chế vấn đề mất nước mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bổ sung lượng nước hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc truyền thêm dung dịch đường 10%.

Xem thêm:  Sau sinh mẹ nên ăn gì cho đẹp da để về thời “đỉnh cao nhan sắc”

Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu
Thường xuyên tiếp nước khi chiếu đèn cho trẻ bị vàng da

Đọc xong bài viết này các mẹ đã biết trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu rồi chứ? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về bệnh vàng da ở trẻ. Trong vòng 2 tuần sau khi sinh con, hãy theo dõi màu sắc da và những biểu hiện của trẻ. Nếu vẫn kéo dài không khỏi cần cho trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguồn: Blog Thủ Thuật.com

Một trong những phương pháp chữa bệnh vang da ở trẻ đó là phương pháp chiếu đèn. Vậy thì bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì hết? Và phương pháp chiếu đèn này có hiệu quả hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết này

Là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh vàng da ở trẻ em đó chính là phương pháp chiếu đèn. Vậy chiếu đèn là gì? Bạn có thể hiểu nôm na là các bác sĩ sẽ sử dụng một loại ánh sáng có khả năng hấp thụ hết các sắc tố gây vàng da ở trẻ đó là bilirubin.

Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì hết? Càng thực hiện sớm thì trẻ càng có thể hồi phục nhanh mà không để lại các biến chứng về sau

Đèn để sử dụng chữa bệnh vàng da ở trẻ sẽ có bước sóng từ 400 – 500nm. Khi chiếu đèn vào những vùng da bị vàng thì các bước sóng của đèn có tác dụng xuyên qua da đi đến những chỗ có chứa phân tử bilirubin làm biến đổi chúng thành những chất khác có thể đi ra ngoài qua đường nước tiểu, hoặc có thể biến những sắc tố bilirubin này thành các sản phẩm đồng phân có thể hòa tan được trong nước không gây độc cho cơ thể và sẽ được đào thải ra ngoài nhờ gan. Phương pháp chiếu đèn này khá đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Và thường được các bác sĩ khuyên nên thực hiện sau khi trẻ được 2 ngày tuổi, và tuy từng mức độ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp chiếu đèn khác nhau như chiếu đèn liên tục hoặc chiếu đèn đứt quãng. Càng thực hiện sớm thì trẻ càng có thể hồi phục nhanh mà không để lại các biến chứng về sau.

Phương pháp chiếu đèn thường chiếu trong thời gian bao lâu?

Sẽ không có một định mức cụ thể nào cho thời gian chiếu đèn, bởi bác sĩ thực hiện chiếu đèn cho con bạn sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem sức khỏe, thể trạng, cân nằng và số ngày tuổi của bé. Để từ đó sẽ đưa ra những biện pháp chiếu đèn hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất.

Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì hết? Cũng có thể tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà cũng sẽ có những thời gian chiếu đèn khác nhau

Cụ thể như: đối với những trẻ có sức khỏe khá thì có thể chiếu trong vòng 3 giờ liên tục thì có thể cho bé ra ngoài bú mẹ và đối với những trẻ này thì chỉ cần chiếu trong khoảng từ 3 – 5 ngày liên tục.

Còn đối với những trẻ có thể lực yếu ngay từ khi sinh ra như sinh non, hoặc thể trạng kém thì thời gian chiếu sẽ ngắn hơn khoảng 1 – 1,5 giờ, chiếu ngắt quãng đó là sau 1 vài giờ chiếu sẽ cho trẻ nghỉ khoảng 1 giờ đồng hồ rồi lại tiếp tục. Việc chiếu đèn đối với những bé yếu thì thường sẽ phải kéo dài thời gian chiếu lên đến 10 – 15 ngày. Cũng có thể tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà cũng sẽ có những thời gian chiếu đèn khác nhau. Đối với trẻ sinh non thì hoàn toàn vẫn có thể sử dụng phương pháp chiếu đèn này qua lồng kính như chiếu đèn trực tiếp.

Hy vọng với những ý kiến trên sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về phương pháp chiếu đèn cũng như hiểu hơn về việc bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì hết? Mà các bạn luôn thắc mắc và cần người giải đáp.