Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ

“Hay ăn chóng lớn” – đó là câu cửa miệng của nhiều người. Tuy nhiên, đối với cá koi thì không hoàn toàn đúng, cho ăn nhiều hơn lượng cần thiết ảnh hưởng sự phát triển của cá. Liều lượng thức ăn cho cá koi bao nhiêu là đủ?

Nội dung chính có trong bài:

Tập tính ăn của cá koi

Mọi người đều biết, cá koi là loài ăn tạp và không có dạ dày, chúng sẽ ăn tất cả thức ăn tìm thấy dù bụng đã đầy. Hơn nữa, cá koi cần tối thiểu 4 giờ để tiêu hóa thức ăn, nếu cho ăn quá nhiều lượng thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ bị đào thải ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, lượng thức ăn chứa nhiều chất đạm là môi trường lý tưởng cho các loài vi sinh vật phát triển, nguy cơ gây bệnh cho cá. 

Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ
Cá koi ăn nhiều và liên tục

Hệ tiêu hóa cá koi cũng có đặc trưng riêng, chúng phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ. Trong thời gian thời tiết ấm áp, nhiệt độ trong khoảng 28 độ C, hệ tiêu hóa cá koi hoạt động tốt, nó hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Khi nhiệt độ mùa hè tăng cao trên 30 độ và giảm dưới 15 độ vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể cá koi giảm, kéo theo sự hấp thụ dưỡng chất giảm, lượng thức ăn cũng cần được điều chỉnh giảm theo. 

Cho cá koi ăn bao nhiêu là đủ?

Dựa vào tập tính cá koi ở trên, lượng thức ăn cần thiết cho cá koi theo mùa như sau:

Vào mùa hè

Để duy trì sức khỏe của koi trong suốt mùa hè, bạn phải cho cá Koi ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nên cho cá Koi ăn thực phẩm ít protein ít nhất 3 lần một ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cho ăn không nên nhiều quá, lượng thực phẩm cá ăn không hết sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, để có một hồ Koi đẹp trước hết bạn phải chăm sóc cho những em Koi trong Hồ khỏe mạnh. Chỉ có khi chúng khỏe mạnh thì màu sắc và quá trình sinh trưởng phát triển mới diễn ra bình thường.

Vào mùa xuân, thu và đông

Vì cá Koi ngủ đông nên dĩ nhiên trong thời gian này cá sẽ ăn rất ít, thức ăn nên là các thực phẩm có tinh bột vì sẽ giúp cá tiêu hóa mau hơn. Bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều, nếu nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ C) bạn chỉ cần cho ăn 1-2 lần 1 tuần, còn trên 15 độ thì nên cho ăn 3-4 lần 1 tuần. 

Vì cá ăn rất ít nên bạn chỉ cần cho lượng thức ăn từ 1-4% so với khối lượng cơ thể cá. Đảm bảo cá ăn trong vòng 20 phút nhằm hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Hơn nữa, bạn nhớ canh thời gian buổi trưa để cho cá ăn vì đó là lúc nhiệt độ ấm nhất trong ngày.

Vào mùa mưa

Khi mưa lớn kéo dài bạn có thể tạm ngưng cho cá Koi ăn trong một vài hôm. Lý do vì nhiệt độ đột ngột thay đổi khiến hệ tiêu hóa của cá yếu đi rất dễ dẫn đến sự khó tiêu. Lúc này, nếu bạn cho ăn bình thường có thể khiến cá bị bệnh về tiêu hóa, việc cho cá nhịn ăn để giúp cá có thể giảm stress và ổn định lại đường tiêu hóa. Sau đó bạn có thể cho cá ăn lại đúng liều lượng như cũ. Nên theo dõi tình trạng sức khỏe của cá Koi để tránh cá bị nhiễm bệnh mà không phát hiện kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Thời điểm cho cá koi ăn tốt nhất

Lưu ý khi cho cá ăn

Khi cho cá koi ăn, muốn cá hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ thức ăn, cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nên nuôi cá koi có cùng kích thước với nhau trong cùng một hồ, tránh việc cá lớn ăn hết phần cá nhỏ.
  • Cân bằng lượng thức ăn cá koi với hiệu quả bộ lọc hồ koi, không để nó vượt quá ngưỡng cho phép gây ô nhiễm hồ.
  • Không để bộ lọc quá nắng, sẽ làm giảm hiệu quả lên màu cá koi, đặc biệt là màu đỏ và vàng.
  • Cho Koi ăn thức ăn tươi chất lượng cao. Vitamins trong thức ăn sẽ mất đi lợi ích trong vài tuần. Lưu trữ thức ăn nơi kín gió, mát và khô.
  • Không cho cá koi ăn quá nhiều thức ăn tăng màu, chúng sẽ gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc cá koi.
  • Quan sát cẩn thận mọi dấu hiệu của phân Koi nổi lên mặt nước. Nếu bạn thấy phân nổi tức là bạn đã cho ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên hoặc là cả hai. Giảm lượng cho ăn hoặc chuyển sang loại thức ăn tốt hơn.

Tham khảo ngay những loại thức ăn tốt nhất cho cá koi Tại đây

Tóm lại, không có lượng thức ăn cố định cho cá koi, người nuôi cần quan sát nhiệt độ và tình trạng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh cho ăn quá nhiều gây ô nhiễm nước, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn gây bệnh cho cá koi.

Cá chép là loài cá nước ngọt, thường sống thành bầy, dễ nuôi do chúng có thể sống được trong nhiều điện kiện thời tiết khác nhau.

Cá chép là loài ăn tạp nên chúng hầu như có thể ăn được mọi thứ từ: côn trùng, thực vật, rong rêu,…Cá chép là loại cá có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập khủng cho bà con, chính vì vậy chúng ta cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để đảm bảo cá được thơm ngon, chắc thịt.

Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ

2. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi cá chép

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

Nên đào ao hình chữ nhật với chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần chiều rộng. Bà con nên tu sửa bờ ao, lấp các hang hốc ven bờ ao, phát quang bờ bụi để mặt ao được thoáng.

Chú ý đất trong ao không bị chua hay mặn, không bị nhiễm phèn, phải gần với nước sạch.

2.2. Chọn cá giống

Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ

Chọn những con cá bơi lội theo đàn linh hoạt, khi có tiếng động thì phản xạ nhanh, cá quẫy khi vớt lên, toàn thân trơn bóng, không bị tróc vẩy hay rách vây, cá còn nhiều nhớt, thân mình không khô, không bệnh.

Để chọn kích cỡ cá giống, bà con cần dựa theo điều kiện của từng ao nuôi.

Thả thử cá giống vào nước: bắt 10-15 con cá giống thả thử vào ao, theo dõi cá trong 20-30 phút. Nếu cá hoạt bát là cá giống tốt và có thể tiến hành thả nuôi cá bình thường. Nếu cá chết thì không được tiếp tục thả cá mà phải kiểm tra lại chất lượng cá giống cũng như kiểm tra lại nguồn nước.

2.3. Tiến hành thả cá

Trước khi tiến hành thả cá bà con cần ngâm túi chứa cá xuống ao khoảng 10 phút, khi thả bà con cho nước ao từ từ tràn vào túi bằng cách nhấn chìm một nửa miệng túi xuống ao.

Thời điểm tốt nhất để thả cá là sáng sớm hoặc chiều tối khi trời mát mẻ không có mưa, cũng như tránh thả khi trời còn đang nắng.

Lưu ý để cá đạt được năng suất cao thì bà con đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc cá.

3. Cá chép ăn gì? Những loại thức ăn cho cá chép

Nguồn thức ăn của cá chép vô cùng đa dạng và phong phú, chúng có thể ăn được các loại thức ăn như: cám gạo, sắn giã nhỏ, thóc mới, thủy sinh, côn trùng. Tuy nhiên để nuôi cá chép đạt hiệu quả cao thì cần cho ăn đủ các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và những loại thức ăn bổ sung để đảm bảo sự phát triển và năng suất của cá.

3.1. Thức ăn thô xanh

Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ

Thức ăn tự nhiên: Các loại củ quả, trái cây như cà rốt, dưa leo, ổi, mít và các loại rau xanh như: rau muống, rau dền,,…Ngoài ra cá chép còn có thể ăn được các loại hạt như: hạt điều, hạt hướng dương.

Thức ăn công nghiệp: Các loại bã công nghiệp, bã rau củ quả như bã rau sống, bã táo, bã cà chua, bã nước ép,…

3.2. Thức ăn tinh

Thức ăn tự nhiên: Bao gồm các loại bột sắn, bột ngô, bột đậu tương, bột mì, cám gạo và các loại nguyên liệu chứa nhiều thành phần tinh bột.

Thức ăn công nghiệp: Bao gồm bã đậu nành, bã mắm, bã gạo, bột cá,…và các chế phẩm chứa nhiều năng lượng cho cá.

Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ

3.3. Thức ăn bổ sung

Bà con có thể bổ sung thức ăn tự phối trộn hay các loại cám công nghiệp. Nhưng để đảm bảo nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí thì bà con nên tự chế biến thức ăn cho cá chép bằng cách sử dụng dòng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi.

Việc tự chế biến thức ăn chăn nuôi bà con có thể chủ động hơn trong công đoạn phối trộn độ dinh dưỡng khác nhau cho từng thời điểm vật nuôi phát triển.

Cho cá chép ăn bao nhiêu là đủ

>>>Tham khảo: Bài viết phối trộn thức ăn cho cá

3.4. Lưu ý về thức ăn cho cá chép

Đối với các thức ăn thô và thức ăn tinh trước khi cho ăn bà con cần nấu chín để diệt khuẩn, tránh nhiễm bệnh cho cá, sau đó đánh tơi hoặc xay nhỏ để cho cá dễ ăn hơn.

Đối với thức ăn tự chế biến bà con cần có công thức phối trộn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.

Nên bổ sung thường xuyên cho cá thức ăn tự chế biến vì viên cám có chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin cần thiết mà thức ăn tự nhiên thường không có.