Chó con 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Chó con ngủ nhiều có sao không? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người nuôi chó sinh sản. Vậy chó ngủ bao nhiêu là tốt và ngủ bao nhiêu là quá nhiều? Câu trả lời sẽ được chuyên gia HappyVet chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Thời gian ngủ của chó con

Những chú chó con thường rất năng động và tinh nghịch, chúng thích khám phá thế giới nên cần phải được nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng thông qua những giấc ngủ ngắn.

  • Thói quen ngủ đêm: Giống như trẻ sơ sinh, những chú chó con không có khả năng ngủ qua đêm, chúng thường dạy nhiều lần để đi vệ sinh và bú mẹ. Đến 16 tuần tuổi chúng sẽ bắt đầu có khả năng ngủ qua đêm giống như các chú chó trưởng thành khác.
  • Thói quen ngủ ban ngày: Chó con ngủ nhiều vào ban ngày hơn, những giấc ngủ ngắn kéo dài từ 30 - 60 phút.

Chó con 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Chó con ngủ nhiều vào ban ngày

Tại sao chó con ngủ nhiều?

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của chó con. Giấc ngủ cho phép tâm trí con chó con của bạn xử lý tất cả các thông tin mà chúng đã học được trong thời gian chúng thức. Nó cho phép chúng tiếp thu, sắp xếp những thông tin đó. Giấc ngủ cũng giúp chúng lưu trữ thông tin và ghi nhớ nó. Nói cách khác, tâm trí chúng vẫn hoạt động khi chúng ngủ.

Chó con của bạn ngủ bao nhiêu là đủ có thể khác nhau tùy từng giống chó. Trung bình, thói quen ngủ của chó con khoảng 17 tiếng trong một ngày. Chó con có thể ngủ bất cứ nơi nào từ 16 - 20 tiếng.

Chó con 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Chó ngủ nhiều để nạp thêm năng lượng

Nếu bạn cảm thấy chó con của bạn ngủ quá nhiều (>20 tiếng) bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn cảm thấy chó con của bạn có dấu hiệu ủ rũ khi chúng thức dậy.

Có nhiều lý do khiến một chú chó con có thể ngủ quá nhiều. Đó có thể là do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc do chúng không uống đủ nước, thậm chí là bị bệnh. Đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y là lựa chọn tốt nhất, vì bác sĩ thú y sẽ sẽ xác định nguyên nhân và khắc phục nó trước khi tình trạng trở lên quá muộn.

Chó con 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Chó ngủ nhiều quá 20 tiếng cần đưa đến bác sĩ thú y thăm khám

XEM THÊM => Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi

Mách nhỏ: bạn cần làm gì khi chó con ngủ?

Chó con ngủ nhiều cũng không quá lo ngại, điều quan trọng là bạn phải ghi nhớ mô hình giấc ngủ chó khi lên kế hoạch hàng ngày cho chúng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để đảm bảo chó con của bạn có giấc ngủ ngon nhất có thể.

  • Lên lịch trong ngày một cách thích hợp: Hầu hết những chú chó con sẽ cần một giấc ngủ ngắn sau khoảng một giờ chơi. Một khi chúng đã ngủ trưa xong, sẽ rất tỉnh táo và hào hứng để tiếp tục chơi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã lên kế hoạch trò chơi/ giờ chơi theo lịch trình này. Đừng để chú chó của bạn chơi lâu hơn chúng muốn. Khi chúng thức dậy từ giấc ngủ ngắn hãy chắc chắn rằng bạn ở đó để sử dụng thời gian đó một cách hiệu quả bằng các trò chơi hoặc các bài huấn luyện nhỏ cho chúng từ khi còn bé.
  • Không bao giờ đánh thức một con chó con đang ngủ: Bạn không nên đánh thức một con chó con đang ngủ. Đây có thể là một quy tắc quan trọng để huấn luyện chó.
  • Tạo không gian an toàn cho giấc ngủ: Hãy chắc chắn rằng chú chó con của bạn có một không gian an toàn để chúng ngủ. Chó con thường ngủ trong chuồng. Hãy chắc chắn rằng chuồng của chúng có chăn và đệm. Cũng đảm bảo rằng nó ở một nơi tương đối yên tĩnh trong nhà. Điều này sẽ cho phép chó con của bạn có một giấc ngủ sâu và yên tĩnh, và thức dậy tỉnh táo.

Chó con 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Không nên đánh thức chó đang ngủ

Nói tóm lại, chó con phải ngủ nhiều, đây là một phần quan trọng trong cách chúng học và hiểu thế giới, và bạn không nên làm phiền thói quen ngủ của chúng. Thay vào đó, hãy thử và lên kế hoạch khi chúng thức dậy. Hãy chắc chắn rằng chó con của bạn được ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp chó con ngủ nhiều quá 20 tiếng thì cần đưa đến bác sĩ thú y uy tín để thăm khám và điều trị.

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
  • Phát triển trí não.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.

=>> Lời khuyên hữu ích từ Bác sĩ Nhi sơ sinh của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:

  • 7 cách đảm bảo trẻ sơ sinh ngủ an toàn
  • Trẻ sơ sinh nên nằm điều hòa bao nhiêu độ?

1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM - Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), điều cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM - Non Rapid Eye Movement). Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày, chúng chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn, hay cần thay tã. Khi được 6 - 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Thời điểm này giấc ngủ của trẻ dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (Non-REM) nhiều hơn trước.

Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng có bé lại phải chờ tới khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thể làm được điều đó.

Ngủ nhiều trong khoảng thời gian được khuyến cáo rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

1.3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng

Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ - 24 giờ - 2 giờ vì đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ trẻ sẽ không cao được như các trẻ khác. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau. Bởi vậy cần tạo không gian thoáng, đủ tối, hạn chế bớt tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp để trẻ có thể ngủ ngon và ít giật mình.

2.1. Sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc: Ăn - ngủ - vệ sinh; dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa nên cứ khoảng 2 - 3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn, việc này diễn ra cả ngày lẫn đêm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Nhiều bậc cha mẹ lần đầu có con sẽ đặt ra câu hỏi tại sao lại phải có quá nhiều bữa ăn như vậy? Câu trả lời là: Trong thời gian từ 10 - 14 ngày đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ chúng sẽ quay trở lại cân nặng khi sinh. Nên trong thời gian này bạn thậm chí phải dùng mọi cách để đánh thức trẻ dậy để cho ăn, tránh cho con ngủ quá nhiều mà quên mất việc nạp năng lượng.

Một số trẻ sẽ không thể nhận biết được chu kỳ ngày đêm. Bạn hãy cố gắng đánh thức con dậy bằng nhiều cách: Mở nhạc lớn, đưa trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, vui đùa cùng trẻ. Ban đêm khi đi ngủ hãy cho con ngủ trong môi trường tối, yên tĩnh, quấn trẻ bằng túi ngủ hoặc chũn giúp trẻ không bị giật mình.

Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách lập đi lập lại trình tự ngủ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ.

2.2. Trẻ từ 3 - 5 tháng tuổi

Sau 6 đến 8 tuần đầu tiên làm cha mẹ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn trong ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày.

Ban đêm trẻ có thể ngủ giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vẫn tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt trẻ vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc đó sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ - một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ hay vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ thức dậy 1 hoặc 2 lần mỗi đêm dù trước đó trẻ đã có thể ngủ liên tục nhiều giờ liền. Đừng quá lo lắng đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trải qua giai đoạn này.

2.3 Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Khoảng 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.

Khủng hoảng ngủ lại tiếp tục xảy ra khi con bạn bước vào giai đoạn này là lúc bạn đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải làm quen dần với việc không còn có mẹ ở bên cạnh nên việc trẻ sẽ quấy khóc hơn là điều hoàn toàn bình thường. Để cho trẻ có thời gian và chúng sẽ dần thích nghi với sự thay đổi đó.

2.4. Trẻ 9 - 12 tháng tuổi

Em bé của bạn đang lớn dần và sắp bước ra khỏi giai đoạn là em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 - 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 - 4 giờ.

Vào giai đoạn từ 8 - 10 tháng tuổi bạn có thể nhận thấy trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn, đó là khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lúc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, lúc trẻ chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng, hay bi bô những âm thanh đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục duy trì các thói quen cũ, con bạn sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt bình thường.