Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan, não). Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline (doxycycline, minoxycline,…) và nhóm fluoroquinolones (levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…) khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel (aluminium phosphate), maalox (aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon) được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI (ức chế bơm proton) thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ (lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…). Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

“Sinh con xong, anh không còn nhận ra em nữa” Chỉ một câu nói được thốt ra từ chính người chồng đầu gối má kề đã khiến Lan (27 tuổi, ở Hà Nội) bừng tỉnh. Đứng 1 mình trước gương, Lan đã tự hỏi vì sao mình cũng là gái 1 con mà không đẹp “mòn con mắt” như người ta mà lại “xập xệ” thế này? Phải chăng nguyên nhân chính là do tình trạng suy giảm nội tiết tố sau sinh mà chị em phụ nữ do quá bận rộn và chủ quan mà không nhận ra?

Khi cơ thể “xập xệ” toàn phần

Thời gian đầu sau khi sinh con, sự mệt mỏi và vất vả trong việc nuôi con và bỉm sữa đã cuốn Lan đi. Cô thậm chí còn không có thời gian để soi gương, chải tóc… Đến khi chồng “nỡ buông lời cay đắng” ấy, đứng trước gương, cô mới thấy thật sự đau lòng: làn da vốn trắng mịn nay đã bị nám, sạm nhiều, lớp mỡ bụng mãi thi nhau “vỗ sóng”, tóc thì khô, xơ và rụng nhiều…

Cùng cảnh ngộ với Lan, chị Hạnh (29 tuổi, ở An Giang) đã sinh được 17 tháng và đã cai sữa cho con được 6 tháng nay mà vẫn chưa thấy “nguyệt san” quay trở lại. Việc mất kinh trong thời gian dài khiến tình trạng “hạn hán” ghé thăm cản trở chuyện sinh hoạt của vợ chồng chị. Mỗi lần “giao ban”, chị thấy đau rát, khó chịu…

Có tới 80% phụ nữ bị rối loạn nội tiết sau khi sinh

Theo thống kê của các bác sỹ sản khoa, 80% phụ nữ đều gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám sạm, rụng tóc, khô âm đạo, giảm ham muốn, trầm cảm… ở phụ nữ sau sinh khiến cho “gái một con nhưng không mòn con mắt” như trường hợp của Lan và chị Hạnh nói trên.

Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Sau sinh chị em thường khổ sở vì vòng eo tích mỡ

Vì sao sau sinh phụ nữ lại bị rối loạn nội tiết  

Mất cân bằng hormone estrogen

Hormone buồng trứng tiết ra, quyết định toàn bộ vẻ nữ tính, đời sống vợ chồng viên mãn, sức khỏe và tuổi xuân của phụ nữ, đó là nội tiết tố nữ estrogen. Khi hormone này trong cơ thể ở trạng thái cân bằng sẽ giúp giữ nước và mỡ ở dưới da, ức chế hắc tố da, làm da căng mịn, ngoài ra còn giúp kéo dài thời gian sống của nang tóc giúp mái tóc được chắc khỏe hơn, mượt mà hơn. Estrogen giúp cho âm đạo tiết nhiều chất nhờn hơn, tạo ra hormone oxytocine giúp tăng ham muốn và hưng phấn tình dục…

Ở tuổi đôi mươi, estrogen dồi dào nên phụ nữ thường có vóc dáng thon gọn, ngực nở, eo thon, da sáng mịn, sinh lý viên mãn, tinh thần vui vẻ. Khi mang thai, lượng hormone estrogen tăng lên đột biến từ 500-1000 lần để bảo vệ thai nhi. Đến khi sinh xong, estrogen bị sụt giảm, nhường chỗ cho prolactin (hormone tiết sữa) tăng cao lên để người mẹ có sữa cho con bú. Cho đến khi người mẹ dừng cho con bú thì estrogen mới bắt đầu tăng trở lại.

Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Rối loạn nội tiết tố sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sắc đẹp cũng như đời sống vợ chồng

Tuy nhiên, không phải chị em nào ngừng cho con bú là sẽ phục hồi nội tiết tố như ban đầu. Thực tế là những chị em nào cơ địa tốt hoặc sinh con ở giai đoạn lý tưởng, họ còn có thể tái thiết lập được nội tiết về trạng thái cân bằng, thậm chí một số ít còn tốt hơn trước khi sinh nên họ còn đẹp và mặn mà hơn. Đây là những trường hợp người ta thường nói “Gái một con trông mòn con mắt”. Có tới 80% phụ nữ không tái thiết lập được hệ cân bằng này, đặc biệt là phụ nữ sinh con sau độ tuổi 30 và sinh con thứ hai. Vì lúc này cơ thể bắt đầu rơi vào giai đoạn suy giảm nội tiết, tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh không khắc phục được nên mãi không thể lấy lại được mức cân bằng để vượt qua những rắc rối sau sinh.

Theo thống kê, sau sinh, có tới 66% phụ nữ bị nám sạm, hơn 90% bị rụng tóc, khoảng 75% khô âm đạo, 40% không thấy kinh nguyệt sau khi dừng cho con bú. Các chuyên gia cũng cho biết, nếu phụ nữ tái thiết lập được hệ nội tiết cân bằng thì hoàn toàn có thể “đẹp mòn con mắt” dù sinh con thứ hai hay ba.

Bị căng thẳng nhiều

Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Căng thẳng khiến tình trạng rối loạn nội tiết trở nên nặng hơn

Lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ có ảnh hưởng tới sự sản sinh ra serotoni, một loại hormone ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý, tinh thần, cảm xúc. Vì vậy, khi thay đổi nội tiết tố sau sinh, chị em rất dễ mắc phải các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, stress, mệt mỏi, lo lắng…thậm chí nhiều mẹ bỉm sữa còn bị trầm cảm sau sinh.

Dùng thuốc tránh thai/que cấy/film tránh thai

Thuốc tránh thai là một loại estrogen tổng hợp, vì thế khi dùng loại thuốc này sẽ khiến hàm lượng estrogen tăng cao và progesterone giảm xuống, gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố sau sinh.

Việc dùng que cấy tránh thai cũng làm thay đổi nội tiết tố sau sinh giống như khi dùng thuốc tránh thai.

Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ quá khuya

Nội tiết tố estrogen có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường máu não, giúp tinh thần luôn được thoải mái và có giấc ngủ sâu. Vì vậy, khi ngủ không đủ giấc và ngủ quá khuya sẽ ảnh hưởng đến hormone estrogen, khiến chị em phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ gây nên hiện tượng rối loạn nội tiết tố sau sinh.

Tác hại của rối loạn nội tiết tố sau sinh và dấu hiệu nhận biết

Tác hại của rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Việc thay đổi nội tiết tố nữ sau sinh ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe, nhan sắc và hạnh phúc vợ chồng. Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm sẽ khiến nét thanh xuân và vẻ đẹp vốn có của phụ nữ bị “xập xệ” như: ngực chảy, da khô, nhăn nheo, eo tích nhiều mỡ, cơ thể “phì nhiêu”… khiến họ cảm thấy chán nản, mất tự tin.

Bên cạnh đó, tình trạng khô hạn, đau rát khi quan hệ sau sinh sẽ khiến chị em giảm ham muốn tình dục, khó có được khoái cảm trong “chuyện ấy”. Những điều này khiến nhiều chị em lo lắng, xa lánh, ngại gần gũi với chồng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Việc thay đổi nội tiết tố nữ khiến chị em gặp phải nhiều vấn đề rắc rối

Những dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

+ Về tóc

Rối loạn nội tiết nữ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh. Khi estrogen giảm thì DHT (hormone gây rụng tóc) sẽ tăng cao khiến bã nhờn da đầu tiết ra nhiều, nang tóc dần dần bị teo lại, chân tóc bị bít và rất khó mọc. Hơn nữa, chất dinh dưỡng nuôi tóc cũng bị suy giảm, khiến tóc rất dễ bị gãy rụng.

+ Về vóc dáng

Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm sẽ ảnh hưởng đến những nét đẹp, quyến rũ và sự trẻ trung vốn có của chị em phụ nữ. Những hiện tượng dễ nhận biết nhất khi vóc dáng “xập xệ” như: ngực chảy, mông xệ, vùng eo và đùi tích nhiều mỡ, cơ thể “phì nhiêu”…

+ Về sinh lý

Khi nội tiết tố nữ mất cân bằng sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục, vùng kín bị “khô hạn”, đau rát khi quan hệ và khó đạt được cực khoái, từ đó chuyện vợ chồng ngày càng lạnh nhạt.

+ Về tâm lý

Khi lượng estrogen giảm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chị em luôn cảm thấy tự ti, tâm trạng tiêu cực, buồn chán, căng thẳng và stress kéo dài. Bên cạnh đó, tính khí chị em cũng thay đổi một cách thất thường như dễ nóng nảy, cáu gắt hay bực bội.

Biện pháp lấy lại cân bằng nội tiết tố sau khi sinh tận gốc

Thay đổi lối sống

  • Chị em nên suy nghĩ tích cực nhằm giải tỏa các căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, bởi đây chính là những tác nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Nên ngủ sớm trước 23h và dậy sau 5h vì lượng estrogen sẽ được sản sinh nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 3-5h sáng.
  • Nên sử dụng các liệu pháp tránh thai không dùng nội tiết như: đặt vòng, dùng bao cao su, tính ngày… Việc cân bằng lại nội tiết tố nữ estrogen sẽ giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đều đặn, giúp tránh thai tự nhiên an toàn, phù hợp với phụ nữ sau sinh.

Cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh bị rối loạn

Để thoát khỏi những rắc rối do suy giảm nội tiết tố sau sinh, chị em cần thiết phải bổ sung nội tiết tố estrogen cho cơ thể. Hiện nay có 2 phương pháp giúp bổ sung. Cụ thể

+ Sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Giải pháp này hiệu quả nhanh, mạnh và rõ rệt nhưng phải được kiểm soát kỹ lưỡng bởi các y bác sĩ, bởi chỉ cần sử dụng quá liệu quy định thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi dùng liệu pháp thay thế hormone lâu dài có thể gây ra các biến chứng như: chảy máu bất thường (thường xảy ra sau khi ngưng điều trị), đau đầu, buồn nôn, tạo cục máu đông… Vì thế, giải pháp này không nên dùng cho phụ nữ sau sinh, bởi nó không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

+ Bổ sung estrogen thảo dược giúp khắc phục rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Giai đoạn cho con bú là giai đoạn rất quan trọng cần một giải pháp thật sự an toàn, không tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sữa và thai nhi. Chính vì vậy, nhiều chị em đã lựa chọn cách bổ sung an toàn cho cả mẹ và bé, đó là dùng estrogen thảo dược giúp cải thiện tình trạng suy giảm nội tiết tố sau sinh, giúp mẹ đẹp đồng thời con vẫn được hưởng trọn vẹn sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

Các  nhà khoa học đã chỉ ra rằng: trong các loại thực phẩm có chứa estrogen thảo dược thì đậu nành là loại thực phẩm dồi dào estrogen thảo dược nhất và dễ hấp thu  nhất. Trong đậu nành, có chứa hoạt chất isoflavone có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen nội sinh trong cơ thể. Vì vậy nó có thể dễ dàng hấp thu và bù đắp lượng thiếu hụt, nhờ đó giúp tăng estrogen của cơ thể. Đó cũng là lý do khiến nhiều phụ nữ có xu hướng bổ sung đậu nành trong chế độ ăn uống hàng ngày như ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành, v.v.

Cho con bú có uống được thuốc nội tiết

Cấu trúc tương đồng giữa estrogen trong cơ thể và isoflavone trong mầm đậu nành

Theo nhiều nghiên cứu, hàm  lượng isoflavone này trong đậu nành sẽ cao nhất ở giai đoạn nảy mầm. Giai đoạn này còn gọi là mầm đậu nành hay giá đậu nành. Bên cạnh đó, không phải dạng bào chế nào của mầm đậu nành cũng đem lại hiệu quả giúp tăng cường nội tiết tố nữ ở phụ nữ. Trong mầm đậu nành tươi (giá đậu nành) hay sữa mầm đậu nành, bột mầm đậu nành… hàm lượng hoạt chất khá thấp vì đây là dạng bào chế thô, chưa loại bỏ chất nhầy, chất xơ… điều đó cũng lý giải vì sao khi sử dụng các loại thực phẩm này, nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó hấp thu, nhiều người phản ánh bị đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài…  

Với mục đích thu được hàm lượng hoạt chất isoflavone cao để sử dụng trong sản xuất dược phẩm. Hiện nay các nhà sản xuất đã tìm cách chiết xuất, cô đặc mầm đậu nành dưới dạng tinh chất mầm đậu nành. Tinh chất mầm đậu nành hay còn gọi là estrogen thảo dược có cơ chế dễ hấp thu nên hiệu quả tăng cường nội tiết tố cao hơn.

Chế phẩm từ đậu nànhHàm lượng estrogen thảo dược có trong 100mg
Mầm đậu nành789.6 mcg
Hạt đậu nành tươi103.9 mcg
Hạt đậu nành rang khô68.7 mcg
Đậu phụ27.2 mcg
Sữa chua đậu nành10.3 mcg
Bột đậu nành8.8 mcg
Sữa đậu nành2.9 mcg


Bảng so sánh hàm lượng estrogen thảo dược có trong các chế phẩm từ đậu nành

S.T