Chủ hộ gia đình là ai

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Chủ hộ và các thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ về cư trú như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Điều 10, Luật Cư trú năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú như sau: 

- Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình.

- Người không thuộc trường hợp trên nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình.

- Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.

- Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú.

Trong đó: 

+ Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

+ Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

+ Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

- Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử. 

Điều 19, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Từ đó, theo quy định tại Điều 20, Bộ Luật dân sự năm 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi lên, không bị mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.

Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

- Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác.

Đồng thời, chủ hộ có trách nhiệm thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp xoá đăng ký tạm trú quy định tại khoản 1 Điều 24, trường hợp xoá đăng ký tạm trú tại khoản 1 Điều 29 của Luật Cư trú năm 2020.

Luật Hoàng Anh 

Hộ gia đình là gì? Đặc điểm và trách nhiệm của các thành viên gia đình?

Gia đình là tế bào của xã hội, là nền móng, là môi trường đầu tiên và rất quan trọng cho sự phát triển của mỗi thành viên. Theo đó, hộ gia đình sẽ có quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật, các thành viên trong gia đình cũng có những đặc điểm, trách nhiệm, quyền lợi cụ thể.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Hộ tịch năm 2014;

1. Hộ gia đình là gì?

Trường hợp hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biệt.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quá pháp lí của giao dịch dân sự được áp dụng theo quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 130 Bộ luật dân sự 2015); Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện (Điều 142 BLDS) và Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện (Điều 143 BLDS)

Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình được sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. (Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013).

Xem thêm: Tranh chấp ranh giới đất đai giữa các hộ gia đình

2. Đặc điểm và trách nhiệm của các thành viên gia đình:

Giống như những chủ thể được quy định khác thì chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến hộ gia đình cũng cần bắt buộc phải có năng lực hành vi chủ thể. Các thành viên trong hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự là những chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến các mối quan hệ gia đình hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, khác với những chủ thể khác, hộ gia đình không có tư cách chủ thể đầy đủ, trọn vẹn như pháp nhân vì thời điểm phát sinh, chấm dứt tư cách chủ thể khó có thể xác định được. Bởi, đối với pháp nhân thì thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể là thời điểm thành lập, đăng ký hoạt động và thời điểm chấm dứt pháp nhân căn cứ vào thời gian thành lập và chấm dứt, còn đối với chủ thể là các thành viên trong hộ gia đình được xác định dựa trên mối quan hệ huyết thống, tuy nhiên độ tuổi chịu trách nhiệm và tham gia vào quan hệ dân sự lại bị hạn chế và khó có thể xác định rõ ràng. Có thể tồn tại trong một ngôi nhà có nhiều hộ gia đình với tư cách chủ thể, nhưng cũng có thể có hộ gia đình mà các thành viên sống ở nhiều ngôi nhà khác nhau, thậm chí thành viên của hộ gia đình có nơi cư trú khác nhau, nhưng thỏa mãn điều kiện: “có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung”. Đồng thời, thời điểm ra đời, chấm dứt hộ gia đình còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế tồn tại trong hộ gia đình còn phụ thuộc vào việc tham gia hoặc không tham gia vào một quan hệ dân sự. Chính vì vậy, việc xác định trách nhiệm, thời điểm và chấm dứt sự tham gia của các thành viên trong hộ gia đình thường rất khó xác định.

Thông thường việc xác định thời điểm chấm dứt quan hệ dân sự của các thành viên trong gia đinh trong trường hợp có liên quan đến tài sản chung sẽ được quy định tại Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình hoặc mối quan hệ của các thành viên dựa theo quy định của Luật hộ tịch quy định trường hợp đã chết, hoặc ly hôn, tách hộ để ra sống riêng hoặc có những thỏa thuận chấm dứt khác xuất phát từ ý chí chủ quan của mỗi người…

Đối với tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình trong quan hệ dân sự sẽ được pháp luật quy định tại Điều 212 của Bộ luật dân sự như sau:

  • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu và luật khác có liên quan như các thành viên trong gia đình cùng nhau thỏa thuận góp vốn mua một lô đất để sinh sống thì đây chính là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình, hoặc những tài sản do vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng không có thỏa thuận khác, hoặc thửa đất được cha mẹ tặng cho trong thời kỳ hôn nhân…

+ Đối với những thiệt hại do con cái gây ra nhưng chưa đủ mười tám tuổi gây ra thiệt hại thì cha, mẹ phải là người bồi thường toàn bộ thiệt hại, trường hợp cha mẹ không đủ để bồi thưởng thiệt hại nhưng con chưa thành niên gây ra thiệt hai có tài sản có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của con để bồi thường phần còn thiếu trừ trường hợp người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại đó.

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp

    luật có quy định khác.

  • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan, trừ trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng.

Đối với những trường hợp liên quan đến tài sản chung thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm với nhau theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật dân sự như sau:

– Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có liên quan đến quyền lợi của bản thân.

– Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

Xem thêm: Hộ gia đình kinh doanh karaoke phải nộp thuế bao nhiêu?

– Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ vì đây là những quyền lợi mà họ được hưởng từ chính người do mình chỉ định, đại diện cho mình.

– Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ. Và thông thường những người được chỉ định là chủ hộ gia đình. Chủ hộ gia đình được quy định tại Bộ luật dân sự khác so với chủ hộ trong sổ hộ khẩu được quy định tại Luật Cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế đa phần chủ hộ của hộ gia đình đồng thời là chủ hộ của trong sổ hộ khẩu. Trên bất kỳ giao dịch nào đối với hộ gia đình thì chủ hộ gia đình luôn luôn là người đứng ra thay mặt và đại diện để thực hiện. Ví dụ: Nhà nước hỗ trợ cho từng hộ gia đình 500.000 đồng trong mùa dịch thì chủ hộ gia đình là người đứng ra thay mặt gia đình đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hay nộp tiền thuế nhà đất hằng năm cũng được chủ hộ gia đình tiến hành đi nộp hoặc đứng ra đại diện gia đình xin lỗi…

Chính vì vậy đã vô tình tạo nên sự “nhầm lẫn” trong ý thức của mỗi người là khi có bất kỳ giao dịch nào liên quan đến hộ gia đình thì cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân luôn yêu cầu người đại diện phải là chủ hộ trong Sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì có thể dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu và hộ gia đình không phải chịu trách nhiệm dân sự.

Như vậy, đối với những giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ gia đình làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình. Do đó, việc chỉ định chủ hộ phải được pháp luật xác định một cách rõ ràng và minh bạch. Và trường hợp chủ họ chỉ tham gia với tư cách cá nhân thì chủ hộ chỉ chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Đây chính là một trong những quy định được quy định rõ ràng hơn để bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên trong gia đình và xác định được trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình.

Từ những quy định chúng ta có thể nhận thấy, chỉ những thành viên của hộ gia đình có tài sản chung, cùng đóng góp tài sản hay công sức để cùng thực hiện một hoạt động kinh tế chung trong thị trường như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản… thì chủ thể trong quan hệ kinh tế này là hộ gia đình và đồng thời những nghĩa vụ liên quan đến tài chính đều sẽ do các chủ thể trong hộ gia đình góp vốn vào chịu trách nhiệm.