Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là ai

Vanvn- Về cuốn sách Phê bình phân tâm học – Phía của những ám ảnh nghệ thuật của TS Vũ Thị Trang được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải Tác giả trẻ hồi tháng 1 bị tố “đạo văn”, ông Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có một cuộc trao đổi với phóng viên…

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là ai
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

* Thưa ông, là cơ quan đã trao giải thưởng cho cuốn sách của bà Vũ Thị Trang, trước những thông tin phản ánh cuốn sách “đạo văn” nghiêm trọng, Hội Nhà văn Việt Nam nhìn nhận thế nào và đã làm gì?

– Việc chúng tôi trao giải cho cuốn sách này là chúng tôi đã làm đúng quy trình, quy chế. Chúng tôi đã làm việc đàng hoàng, công tâm. Còn chuyện ồn ào xảy ra với cuốn sách này là bất khả kháng. Nếu có chuyện vi phạm bản quyền thì đương nhiên giải thưởng đó sẽ phải rút. Vì trước hết cần tôn trọng tư cách, thái độ của một người sáng tạo, sau đó là chất lượng tác phẩm.

Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã đọc thư kiến nghị của chị Đỗ Hải Ninh, đọc tư liệu liên quan, lắng nghe báo chí phản ánh về việc này. Chúng tôi cũng đã ra một thông báo sẽ cùng nghiên cứu mang tính độc lập những văn bản đối chiếu, đồng thời lắng nghe những cơ quan mang tính pháp lý quan trọng là NXB Khoa Học Xã Hội (nơi xuất bản cuốn sách của chị Trang) và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (là nơi có trách nhiệm cao nhất).

Nếu chị Trang vi phạm bản quyền thì cuốn sách phải bị loại bỏ vì không hợp pháp. Chúng tôi xác định phải xử lý vụ việc này một cách nghiêm minh nhưng kỹ lưỡng với những chứng cứ xác thực, tôn trọng quyền lợi của các phía.

Dư luận không ai đồng ý trong chuyện vi phạm bản quyền. Điều này là tối kỵ trong đời sống con người. Anh không thể lấy cái của người khác làm cái của mình, mang tên mình, đặc biệt là trong sáng tạo văn học nghệ thuật thì càng ghê gớm. Hội Nhà văn Việt Nam đang muốn tiến tới từng bước tiếp cận những gì đúng nhất, trung thực nhất và công bằng nhất.

Các nhà văn Việt Nam không đủ mạnh để âm thầm đi một đoạn đường dài chông gai của sáng tạo. Tìm kiếm lợi ích vật chất từ sáng tạo, chiều chuộng thị hiếu bình dân thì văn chương không thể xuất sắc. Nhà văn phải dám độc lập, dám phán quyết… và dám trung thực nữa, tất nhiên.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là ai
Hai trong nhiều trang sách của bà Vũ Thị Trang mà bà Đỗ Hải Ninh cho là copy nguyên văn các đoạn ở trang 89, 99, 104, 118 mà bà viết trong báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ làm chung với bà Trang – Ảnh: Thiên Điểu

* Một số người cho rằng các cơ quan liên quan đang chậm trễ xử lý vụ việc này?

– Đưa ra một phán quyết liên quan tới số phận một cuốn sách, và hơn thế là tư cách một con người, thì phải hết sức cẩn trọng. Và dù quyết định thế nào thì chúng tôi sẽ công khai chứ không có chuyện im lặng.

Giải thưởng Văn học trẻ là giải thưởng kiếm tìm những tín hiệu tốt cho một nền văn học trong tương lai, có tính động viên và dự báo, nên sự trung thực là rất quan trọng. Mọi sự gian dối đều phải gạt ra khỏi tất cả những giá trị mà hội muốn mang đến cho bạn đọc.

Vì vậy chúng tôi muốn có quyết định đúng đắn, công bằng, cương quyết nhất vì chúng ta cần một thế hệ tương lai phải đầy tư cách, không lấy cái lợi ích cá nhân ích kỷ hay danh hão huyền thay thế những giá trị đích thực.

Sự trung thực với thế hệ nào cũng cần nhưng thế hệ trẻ, những trí thức tương lai, những nhà văn sẽ làm chủ nền văn học Việt Nam trong 10 – 15 năm tới thì càng hệ trọng hơn rất nhiều. Hội Nhà văn Việt Nam phải làm việc này một cách minh bạch và rõ ràng, chúng tôi muốn làm điều đó.

* Trong trường hợp kết luận của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam lại không trùng khớp với những tìm hiểu độc lập của Hội Nhà văn Việt Nam thì hội sẽ có quyết định ra sao?

– Hội Nhà văn Việt Nam lắng nghe ý kiến không chỉ của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cơ quan chức năng liên quan mà còn lắng nghe dư luận mang tính thiện chí, khoa học và lắng nghe truyền thông.

Nhưng tất cả chỉ có giá trị tham khảo, chúng tôi có quyết định riêng của mình. Có thể quyết định của hội sẽ ngược lại với kết luận của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và cơ quan chức năng. Hội Nhà văn Việt Nam có nghĩa vụ riêng, quan điểm riêng và trách nhiệm của mình về việc này.

* Ông nghĩ sao về vấn nạn đạo văn trong giới văn nghệ sĩ, trí thức hiện nay?

– Nhiều sự vụ gần đây cho thấy một sự rất tồi tệ trong đời sống văn học nghệ thuật và giới trí thức.

Từ thầy đạo văn của trò, rồi tiến sĩ, giáo sư sử dụng nghiên cứu của đồng nghiệp, của sinh viên, học viên mình hướng dẫn… nhưng rồi tất cả đều trôi qua mà chẳng ai bị kết luận sai phạm và rồi rơi vào quên lãng. Điều này sẽ tiếp tục nuôi dưỡng cái sai phạm, cái tệ hại.

Các cơ quan liên quan cần có chế tài nghiêm minh với những vụ việc này bởi vi phạm bản quyền là ăn cắp, và tôi cho rằng hành động ăn cắp đáng sợ nhất là ăn cắp tri thức.

Một trí thức ăn cắp tri thức thì tệ hại hơn cả những tội ăn cắp vật chất, nguy hiểm hơn cả tham nhũng. Trí thức là đại diện cho trí tuệ và đức hạnh của một quốc gia mà lại ăn cắp thì tồi tệ hơn tất cả và là mối nguy cơ cho quốc gia, cho dân tộc lớn hơn tất cả các loại ăn cắp khác.

***

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn cho biết: Liên quan đến việc trao giải thưởng cho cuốn sách của Vũ Thị Trang, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn từng công bố trên một tờ báo nói chỉ mình anh trong hội đồng chấm giải không bỏ phiếu cho cuốn sách này là hoàn toàn sai, còn có những người khác không bỏ phiếu cho cuốn sách.

Nhưng phiếu bầu cho cuốn sách này là quá bán và đảm bảo đúng quy chế xét giải thưởng. Tôi thấy anh Nhơn cần có những thông tin chính xác và có tính xây dựng với công việc của một thành viên hội đồng hội nhà văn và quan trọng hơn là phải biết tôn trọng sự thật.

THIÊN ĐIỂU thực hiện

Báo Tuổi Trẻ 23.3.2022

Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Đến dự và chỉ đạo đại hội, có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo các đại hội văn học nghệ thuật toàn quốc năm 2020; nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng đại hội.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là ai
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đại biểu dự đại hội

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa 9 đã báo các đại hội về những thành tích, hạn chế của nhiệm kỳ IX và các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ X đã được các đại biểu thảo luận, thống nhất. 

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững chắc, hùng cường là trách nhiệm chính trị, là khát vọng vươn tới của nhân dân ta. Đó cũng là khát vọng và cảm hứng sáng tạo của các nhà văn Việt Nam. Phát huy vai trò đồng hành cùng dân tộc, các nhà văn Việt Nam đem hết tài năng và tâm huyết, đưa nền văn học Việt Nam lên tầm cao mới, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm mới có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có sức chinh phục và ở lại lâu bền trong lòng người, xứng đáng với Tổ quốc, với nhân dân.

Phát biểu tại đại hội, Đồng chí Võ Văn Thưởng chúc mừng các nhà văn, chúc mừng đại hội thành công tốt đẹp và khẳng định văn học nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đã có vai trò, vị trí quan trọng, đặc biệt trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, tự chủ của nước nhà. Từ khi có Đảng đến nay, vai trò và vị trí quan trọng, đặc biệt đó, luôn được Đảng quan tâm, trân trọng và phát huy. 

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là ai
Đồng chí Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo đại hội

Mỗi trang viết của các nhà văn Việt Nam không chỉ mang nhịp đập trái tim của dân tộc mình, của thời đại mình mà còn mang hơi thở của từng thân phận con người. Những trang viết đó đã làm cho nhiều tác phẩm của các nhà văn trở thành lương tâm, phẩm giá của con người, đã minh chứng thêm một lần nữa dân tộc Việt Nam, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, có tình thương yêu con người vô hạn, với khát vọng hòa bình lớn lao và ý chí không gì có thể khuất phục, sẵn sàng hy sinh tất cả cho độc lập của dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tiếp nối truyền thống vẻ vang và sứ mệnh quan trọng, đặc biệt của mình, trong 5 năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận. 

Trong nhiệm kỳ mới, nhiệm vụ của Hội là phải tiếp tục góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống sự suy thoái biến chất về tư tưởng chính trị và đạo đức, trong tổng kết văn học Việt Nam nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, thúc đẩy hòa hợp dân tộc, xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông qua văn học, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh, tiếp tục bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống và tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội, tiếp tục tạo dựng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới thông qua văn học. Hội phải tạo ra những bước đi có tính quyết định cho một dòng văn học thiếu nhi đa dạng, phong phú, hiện đại, đậm bản sắc văn hóa dân tộc để cùng xã hội tạo ra sản phẩm đặc biệt nhất, quan trọng nhất là con người Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là ai
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX chúc mừng Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X

Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đồng hành với các nhà văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà văn sáng tạo, cống hiến.  

Trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, với trách nhiệm quan trọng và đặc biệt của mình trước nhân dân, trước đất nước và trước Đảng, các nhà văn Việt Nam, cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải mang lại những vẻ đẹp nhân văn cao cả, niềm tin cho con người vào cuộc sống, những giấc mơ đẹp đẽ cho từng thân phận; góp phần dựng xây, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. 

Các nhà văn Việt Nam hãy đáp ứng sự mong đợi đầy yêu thương của độc giả bằng những tác phẩm hay, kết tinh từ trí tuệ sâu sắc, tâm hồn cao thượng và trách nhiệm lớn lao của nhà văn. Chỉ có tác phẩm hay mới thật sự vì con người, mới có thể làm giàu cho văn hóa của dân tộc, góp phần làm cho đất nước phồn vinh và phát triển…

Dịp này, BCH Hội Nhà văn Việt Nam kháo mới đã ra mắt, gồm 11 thành viên. Trong đó, nhà văn Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu là Chủ tịch Hội; 2 Phó Chủ tịch là nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà thơ Trần Đăng Khoa; các ủy viên gồm nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà thơ Lương Ngọc An, nhà văn Khuất Quang Thuỵ, nhà văn Vũ Hồng, nhà thơ Trần Hữu Việt, nhà thơ Trần Hùng, nhà văn Phan Hoàng, nhà văn Bích Ngân.

Tại Đại hội, tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều thay mặt BCH Hội nhà văn Khóa X, các nhà văn Việt Nam bày tỏ sự biết ơn Đảng, Nhà nước, các cơ quan liên quan đã tạo tất cả điều kiện để Đại hội Khóa X thành công tốt đẹp.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh: “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo Đại hội, Đảng Đoàn, các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã làm một việc đặc biệt vô cùng quan trọng là đặt lòng tin vào thế hệ mới. Với các nhà văn, với các thành viên trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X thì đây là điều quan trọng. Khi chúng tôi đón nhận niềm tin đó, chúng tôi khơi dậy tất cả những điều đẹp đẽ nhất trong bản thân mình, từ đó khơi gợi tất cả những gì đẹp đẽ nhất ẩn chứa trong những tấm lòng, trí tuệ của hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, để chúng ta tạo ra một thời đại mới hơn nữa cho nền văn học Việt Nam. Chúng tôi lúc này nhận thấy sứ mệnh thật vinh quang, hạnh phúc thật lớn lao, nhưng trách nhiệm cũng vô cùng nặng nề. Chúng tôi xin tiếp bước con đường mà các nhà văn chân chính đã chọn đi là đồng hành cùng Cách mạng, đất nước. Chúng tôi nguyện làm tốt hơn nữa trách nhiệm ấy”.

Hoa Nguyễn