Chủ tịch luân phiên asean năm 2022 là ai? *

Chủ tịch luân phiên asean năm 2022 là ai? *

Lễ trao đổi văn kiện pháp lý về biên giới đất liền giữa hai nước. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/TTXVN

Kỳ họp lần thứ 18Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchiado Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn đồng chủ trì cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh diễn ra vào ngày 22-12-2020.

Thông cáo của bộ trên nhấn mạnh tại kỳ họp này, hai bên đã khẳng định phương châm láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài, cũng như tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, như đã được nhấn mạnh trong các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến và các chuyến thăm trao đổi cấp cao.

Hai bên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác hiệu quả và sự ủng hộ lẫn nhau trong công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong khi duy trì các hoạt động thông thương hàng hóa và đầu tư qua biên giới.

Về hợp tác chính trị, hai bên nhấn mạnh việc cùng nỗ lực điều phối quan điểm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khối ASEAN và Liên hợp quốc.

Phía Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ và hợp tác mà Campuchia dành cho Việt Nam trong năm giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 và cam kết ủng hộ Campuchia tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 13 (ASEM 13) trong năm 2021 và giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, tăng cường điều phối trong việc chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức và vấn đề an ninh mạng, cải thiện cơ chế trao đổi thông tin trên tất cả các lĩnh vực.

Về mặt giáo dục và hợp tác nguồn nhân lực, Bộ trưởng Prak Sokhonn cảm ơn Việt Nam đã giúp các sinh viên Campuchia quay trở lại Việt Nam để tiếp tục học tập.

Hai nước thỏa thuận cung cấp học bổng cho sinh viên hai nước trong năm 2020 và 2021.

Về lĩnh vực hợp tác nông - lâm - ngư nghiệp, hai bên tái khẳng định cam kết và các nỗ lực chung nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác bất hợp pháp, vận tải qua biên giới và hợp tác trong các hoạt động vệ sinh-kiểm dịch, đánh bắt hải sản, khai thác cao su, trồng cây ăn trái, vật nuôi và hệ thống thủy lợi.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong việc sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nước sông Mekong, thúc đẩy bảo vệ môi trường.

Về hợp tác mậu dịch, hai bên bày tỏ hài lòng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại song phương với kim ngạch đạt 5,27 tỷ USD trong năm 2019, vượt mục tiêu 5 tỷ USD dự kiến cho năm 2020.

Về hợp tác đầu tư, hai nước nhất trí thực hiện mọi biện pháp thích hợp liên quan tới đầu tư để giảm nhẹ tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế.

Về hợp tác y tế, hai bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện hiệu quả Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới được hai chính phủ ký năm 2006 tại Phnom Penh và hợp tác chặt chẽ nhằm ứng phó và ngăn ngừa nguy cơ lây lan của dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác tại khu vực biên giới hai nước một cách kịp thời.

Về các vấn đề biên giới, hai bên tái khẳng định cam kết tôn trọng và thực thi đầy đủ các hiệp định và thỏa thuận có liên quan được hai nước ký kết; khuyến khích Ủy ban hỗn hợp về phân định biên giới trên bộ (JBC) hợp tác chặt chẽ và chủ động thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với luật pháp quốc tế đối với việc phân định 16% đường biên giới trên bộ còn lại.

Hai bên đã ký biên bản kỳ họp JC 18 và trao đổi Văn kiện Phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam và Vương quốc Campuchia (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam và Vương quốc Campuchia (Nghị định thư phân giới cắm mốc) được đại diện hai nước ký ngày 5-10-2019 tại Hà Nội.

Nguồn: Vietnam+