Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Phanh tang trống còn được gọi là phanh đùm hoặc phanh guốc. Loại phanh này được trang bị phổ biến trên các dòng xe những năm 1990 - 2000. 

Phanh đùm có cấu tạo đơn giản, với hai bộ phận chính là trống phanh và guốc phanh (má phanh) cùng một số chi tiết như bình piston, bình xi-lanh, lò xo hồi vị, cuppen có tác dụng truyền lực. Trống phanh ốp bên ngoài, được thiết kế liền với trục bánh xe, cấu trúc hộp trụ rỗng và quay theo bánh xe. Guốc phanh là bộ phận nằm bên trong, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của trống phanh thông qua lò xo hồi vị và bình xi - lanh để tạo ra ma sát.

Phân loại phanh đùm (tang trống) theo cấu tạo bao gồm 4 loại phổ biến:

  • Phanh có chức năng dẫn và kéo
  • Phanh bao gồm 1 trợ động
  • Phanh có 2 guốc dẫn
  • Phanh có 2 trợ động
Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Phanh đùm (tang trống) có cấu tạo gồm 2 phần chính là guốc phanh và trống phanh (Nguồn: springworks.in)

2. Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống 

Khi đạp hoặc bóp phanh, áp suất thủy lực sẽ truyền từ xi - lanh chính đến xi - lanh phanh ép guốc phanh tiếp xúc với trống phanh (trống phanh quay theo bánh xe) làm cho bánh xe quay chậm dần đến khi dừng lại. 

Khi không còn áp suất truyền đến xi - lanh phanh thì lò xo phản hồi lại tác động lực đẩy làm cho guốc phanh không tiếp xúc với mặt trong của trống phanh và trở lại vị trí ban đầu.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Nguyên lý hoạt động phanh đùm (tang trống) (Nguồn: i2.wp.com)

3. Ưu - nhược điểm của phanh đùm (tang trống)

Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại phanh mới và hiện đại, tuy nhiên phanh đùm (tang trống) vẫn được rất nhiều hãng xe lựa chọn sử dụng. Cùng tìm hiểu những ưu - nhược điểm của phanh đùm (tang trống) để biết lý do.

Ưu điểm phanh tang trống:

  • Phanh đùm có độ bền cao, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau nhờ thiết kế kín, tránh được các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn xâm nhập. 
  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, thay thế, lắp đặt: Phanh đùm có cấu tạo đơn giản nên việc tháo lắp dễ dàng, nhanh chóng. Hơn thế, giá thành phanh đùm thấp.
  • Quá trình sử dụng phanh đùm đảm bảo độ an toàn cần thiết, xe không bị trượt lết khi phanh. 

Nhược điểm:

  • So sánh với phanh đĩa, phanh đùm(tang trống) có trọng lượng lớn hơn và thời gian giảm tốc chậm hơn.
  • Thiết kế kín khiến khả năng khuếch tán nhiệt kém, làm giảm hiệu suất phanh, đặc biệt trong các trường hợp phanh gấp hoặc xe đổ đèo.
Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Cấu tạo đơn giản của phanh đùm(tang trống) giúp tiết kiệm các chi phí bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa cho chủ xe (Nguồn: vinfastauto.com)

4. Phanh tang trống có an toàn không, có nên sử dụng không?

Hiện nay, phanh đùm(tang trống) được trang bị nhiều ở các dòng xe máy, đặc biệt là xe số do giá thành rẻ. So với phanh đĩa, phanh tang trống xe máy bị đánh giá thấp hơn về độ an toàn. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất xe vẫn lựa chọn phanh đùm kết hợp với phanh đĩa để phát huy những ưu điểm của loại phanh này,  đồng thời nâng cao độ an toàn. 

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Xe máy điện VinFast Ludo được trang bị phanh đùm ở bánh sau, phanh đĩa ở bánh trước (Nguồn: vinfastauto.com)

Phanh tang trống có ưu điểm về độ bền và giá thành thấp, tối ưu các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng được sử dụng rộng rãi trên nhiều dòng xe từ xe máy đến ô tô. Song, phanh đùm (tang trống) còn yếu thế về hiệu suất phanh. Vì vậy, khi mua xe, khách hàng nên tìm hiểu hệ thống phanh trên xe là gì để có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn khi sử dụng.Ví dụ như các dòng xe máy điện thế hệ mới của VinFast như: Ludo, Impes, VinFast Feliz, Klara A2 đều sử dụng phanh đùm (tang trống) cho bánh sau, kết hợp phanh đĩa cho bánh trước.

Sự kết hợp này mang đến nhiều lợi ích thiết thực, vừa nâng cao hiệu suất phanh vừa tiết kiệm chi phí. Bánh trước trang bị phanh đĩa chất lượng cao dành cho xe máy điện giúp nâng độ an toàn khi vận hành xe. Với bánh sau, sử dụng phanh tang trống giúp giảm chi phí được xem là lựa chọn hợp lý nhất.

Phanh tang trống còn được gọi là phanh guốc, phanh đùm, tên gọi tiếng anh là Drum Brake. Hệ thống phanh này được phát minh bởi Louis Renault vào năm 1902. Cũng như những hệ thống phanh khác, đây là bộ phận an toàn không thể thiếu trên các loại phương tiện giao thông.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Cấu tạo phanh tang trống trên ô tô

Cấu tạo phanh tang trống đầu tiên đã sử dụng đòn bẩy, dây và cáp. Cho đến năm 1930, phanh tang trống thuỷ lực mới ra đời để thực hiện điều này dễ dàng hơn. Nhìn chung, hệ thống phanh này có nhiều chi tiết cồng kềnh và phức tạp, độ bền kém so với những hệ thống phanh khác trên thị trường hiện nay.

Cấu tạo phanh tang trống

Về cơ bản, cấu tạo phanh tang trống bao gồm các bộ phận như xi lanh bánh xe, piston, cuppen, má phanh và lò xo hồi vị và một số bộ phận có nhiệm vụ truyền lực khác. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng khác nhau, cụ thể như sau:

 - Xi lanh bánh xe (xi lanh phụ): Đóng vai trò làm buồng chứa piston,  cuppen, dầu.

 - Piston: Là bộ phận được nối với guốc phanh. Khi có áp suất dầu, bộ phận này sẽ đẩy ra làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng.

 - Cuppen: Giữ vai trò làm kín xi lanh, không cho khí lọt vào và rò rỉ dầu.

 - Má phanh: Là bộ phận ma sát trực tiếp với trống phanh.

 - Lò xo hồi vị: Khi áp suất dầu giảm, lò xo hồi vị sẽ ép piston trở về vị trí ban đầu.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Cấu tạo phanh tang trống

Nguyên lý hoạt động phanh tang trống

Hệ thống phanh tang trống ô tô hoạt động bằng cách tác động lực lên phanh làm cho các bánh xe ngừng quay. Cụ thể, khi người lái đạp phanh, cơ cấu phanh tạo ra một lực. Lực này sẽ làm cho các bánh xe dừng quay đồng thời kìm hãm quán tính của xe khiến xe dừng lại.

Bằng cách sử dụng áp suất thuỷ lực truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh, guốc phanh sẽ được ép vào trống, trống phanh này lại quay cùng với lốp khiến bánh xe dừng lại. Khi không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống phanh và trở về vị trí ban đầu.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Nguyên lý hoạt động phanh tang trống

Các loại phanh tang trống

Tuỳ vào sự kết hợp, mục đích của guốc dẫn và kéo tạo ra mà phanh tang trống được chia thành 4  loại như sau:

 - Loại dẫn và kéo: Đây là loại phanh tang trống có xi lanh bánh xe và neo cố định.

 - Loại hai guốc dẫn: Loại phanh này có hai bánh xi lanh cố định, được liên kết thông qua một bộ điều chỉnh. Chúng có khả năng tạo ra lực phanh rất lớn.

 - Loại một trợ động: Phanh tang trống loại này có cấu trúc gồm xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh, một trợ động.

 - Loại hai trợ động: Được cấu tạo bởi xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và hai trợ động.

Để những chuyến đi thêm an toàn, hệ thống phanh ô tô cần đảm bảo hoạt động tốt. Những thông tin về cấu tạo phanh tang trống trên đây sẽ là tư liệu hữu ích để khách hàng lựa chọn, sử dụng hay bảo dưỡng xe dễ dàng hơn.

Khách hàng tìm hiểu thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast VF e34, VinFast President, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

Hầu hết chúng ta đều biết phanh đĩa và phanh tang trống khác nhau như thế nào? Nhưng vì sao phanh đĩa lại phổ biến như ngày nay? Vì sao phanh tang trống bị thay thế bởi phanh đĩa nhanh đến như vậy? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về điều đó.

Phanh tang trống

Phanh tang trống gồm 2 phần cơ bản: trống phanh và má phanh. Phần trống phanh có dạng hộp rỗng, gắn liền với trục dẫn động với bề mặt tiếp xúc bên trong được làm nhám nhằm tăng hiệu quả phanh. Guốc phanh được làm bằng thép, bề mặt tiếp xúc với trống phanh được phủ 1 lớp hợp chất chịu ma sát. Guốc phanh được điều khiển bởi dây cáp hoặc piston thủy lực để tạo lực bung, ép vào trống phanh. Hệ thống này khá phức tạp, nhiều chi tiết cồng kềnh, độ bến kém, quá trình bảo dưỡng phức tạp…Lớp vật liệu dùng làm bề mặt ma sát thường được chế tạo bằng asbestos hoặc hợp chất của nó. Hợp chất này rất có hại đến sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng asbestos gây nên một số ung thư trên cơ thể người và nó đã bị cấm sử dụng từ những năm 1980.

Kết cấu của phanh tang trống khá đa dạng, tùy thuộc mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật. Dưới đây là một ví dụ:

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Mỗi guốc phanh gồm 1 đầu cố định và đầu tựa vào piston thủy lực. Với cấu hình như trên, khi tang trống quay, lực ép từ piston thủy lực làm cho má phanh trước ép vào tang trống. Do cách bố trí, chiều từ đầu cố định đến đầu di chuyển của má phanh trước trùng với chiều chuyển động của tang trống, khiến cho lực ép bị giảm. Vì thế, các kỹ sư đã tăng diện tích tiếp xúc của má phanh trước để bù đắp lại mất mát này. Với cách giải thích tương tự, má phanh sau sẽ có chiều hướng tự làm tăng lực ép lên tang trống, khiến việc điều khiến khó khăn và dễ dàng gây ra hiện tượng “bó phanh”. Thế nên, phần diện tích tiếp xúc của nó đã bị cắt giảm.

Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.

ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%

Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.

P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.

Đăng kí nhận ưu đãi ngay!

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY

Phanh đĩa

Phanh đĩa gồm 3 phần chính : đĩa phanh, má phanh và cùm kẹp phanh. Cùm kẹp phanh giữ các má phanh và ép chúng tỳ lên mặt đĩa phanh để tạo lực phanh. Điều này tiện lợi hơn phanh tang trống vì kích thước má phanh nhỏ hơn nhiều, gần như toàn bộ diện tích tiếp xúc của má phanh đĩa đều tiếp xúc với đĩa phanh (trên phanh tang trống, diện tích tiếc xúc của bề mặt guốc phanh bị hạn chế do sự khác như ở bán kính cong của guốc phanh và tang trống). Hơn nữa, đĩa phanh liên tục quay tròn và được làm mát liên tục, phần diện tích tiếp xúc với má phanh sẽ phải hoàn thành hết một vòng quay mới tiếp tục bị ma sát với má phanh.

Về thiết kế, hê thống phanh đĩa được phân làm 2 dạng: dạng trôi (floating) và dạng cố định (Fixed).

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Cùm kẹp phanh dạng trôi được thiết kế có 1 piston bên 1 phía, phía còn lại là mặt tựa. Khi có lực tác động, piston ép má phanh tỳ lên mặt đĩa phía bên này, phản lực từ đĩa sẽ đẩy cả cùm phanh di chuyển, nên kéo theo má phanh bên mặt tựa ép vào mặt đĩa còn lại.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh
Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Việc bố trí nhiều piston ép trên 1 cùm phanh giúp tăng lực ép từ má phanh lên đĩa phanh, giúp tạo ra tổng lực phanh lớn hơn. Tuy nhiên, tăng lực phanh lớn chưa hẳn đã tốt nếu nó vượt quá mức giới hạn và gây bó phanh. Việc tăng lực ép từ má phanh lên đĩa phanh sẽ làm tăng nhanh quá trình mài mòn, dẫn đến làm giảm tuổi thọ hệ thống phanh. Để khắc phục điều này, các kỹ sư đã tăng đường kính của đĩa phanh lên, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc của má phanh với đĩa phanh. Chính việc này giúp cho lực phanh trải đều trên diện tích lớn hơn, dẫn tới áp suất đặt lên đĩa phanh nhỏ lại. Lợi điểm là sẽ giúp tăng khả năng giải nhiệt của đĩa phanh hơn.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh

Hầu hết các đĩa phanh được làm bằng thép carbon, vì nó cho khả năng chịu nhiệt và mài mòn tốt trong suốt quá trình phanh, thậm chí nó có thể nóng đỏ lên nếu có đủ năng lượng phanh. Nếu nhiệt độ lên quá cao, chất liệu ma sát trên má phanh có thể bị thăng hoa (chuyển đột ngột từ trạng thái rắn sang trạng thái khí), tạo ra một lớp màng đệm giữa đĩa phanh và má phanh như một dạng bôi trơn. Điều này làm giảm hiệu năng phanh của hệ thống. Để khắc phục điều này, đĩa phanh làm từ hợp chất gốm-carbon đã ra đời. Hệ thống mới này có khả năng chịu nhiệt gấp 2 lần so với kiểu thiết kế đĩa thép-carbon.

Có bao nhiêu cách bố trí guốc phanh