Có mấy cách để phân loại giống vật nuôi

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Giống vật nuôi sau khi trồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài: Giống vật nuôi

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Khái niệm về giống vật nuôi
    • II. Vai trò của giống trong chăn nuôi
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Khái niệm về giống vật nuôi

1. Thế nào là giống vật nuôi?

Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định.

STTTên giống vật nuôiĐặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất
1Vịt cỏTầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu
2Bò sữa Hà LanMàu lông trắng đen, sản lượng sữa cao
3Lợn Lan đơ ratThân dài, tai to rủ xuống trước mặt, tỉ lệ thịt nạc cao

2. Phân loại giống vật nuôi

a) Theo địa lí: nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật nuôi đó được gắn liền với tên địa phương, ví dụ: lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An, …

b) Theo hình thái, ngoại hình (màu sắc, lông, da, …) như bò lang trắng đen, bò u, …

c) Theo mức độ hoàn thiện giống: các giống vật nuôi được phân ra làm: giống nguyên thủy, giống quá độ, ….

d) Theo hướng sản xuất: dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như lợn hướng mỡ (lợn Ỉ), giống lợn nạc (lợn Nan-đơ-rát), …

3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi

Có chung một nguồn gốc.

Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.

Có tính di truyền ổn định.

Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

II. Vai trò của giống trong chăn nuôi

1. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến năng suất chăn nuôi

Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc khác thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.

Giống vật nuôiNăng suất chăn nuôi
Năng suất trứng (quả/năm/con)Năng suất sữa (kg/chu kì ngày tiết sữa/con)
Gà Lơ go250 – 270
Gà Ri70 - 90
Bò Hà Lan5500 – 6000
Bò Sin1400 - 2100

2. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.

Ví dụ: đánh giá chất lượng của sữa dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa. Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra là 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 – 4%, giống bò Sin là 4 – 4,5%.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi?

A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: (Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất – Phần Ghi nhớ SGK trang 85)

Câu 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

A. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

B. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: (Giống vật nuôi trong chăn nuôi có vai trò:

- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi – SGK trang 84, 85)

Câu 3: Có mấy cách phân loại giống vật nuôi?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: B. 4.

Giải thích: (Có 4 cách phân loại giống vật nuôi:

- Theo địa lý.

- Theo hình thái, ngoại hình

- Theo mức độ hoàn thiện của giống

- Theo hướng sản xuất - SGK trang 84)

Câu 4: Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào?

A. Giống kiêm dụng.

B. Giống lợn hướng mỡ.

C. Giống lợn hướng nạc.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: C. Giống lợn hướng nạc.

Giải thích: Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn hướng nạc – SGK trang 84

Câu 5: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:

A. Theo địa lý.

B. Theo hình thái, ngoại hình.

C. Theo mức độ hoàn thiện của giống.

D. Theo hướng sản xuất.

Đáp án: A. Theo địa lý.

Giải thích: (Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức địa lý – SGK trang 84)

Câu 6: Để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng bao nhiêu con?

A. 40.000 con.

B. 20.000 con.

C. 30.000 con.

D. 10.000 con.

Đáp án: D. 10.000 con.

Giải thích: (Để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng 10.000 con – SGK trang 84)

Câu 7: Giống lợn Đại Bạch là giống được phân loại theo hình thức:

A. Theo địa lý.

B. Theo hình thái, ngoại hình.

C. Theo mức độ hoàn thiện của giống.

D. Theo hướng sản xuất.

Đáp án: D. Theo hướng sản xuất

Giải thích: (Giống lợn Đại Bạch là giống được phân loại theo hình thức theo hướng sản xuất, là giống kiêm dụng - SGK trang 84)

Câu 8: Năng suất trứng của giống Gà Lơ go là:

A. 150 – 200 quả/năm/con.

B. 250 – 270 quả/năm/con.

C. 200 – 270 quả/năm/con.

D. 100 – 170 quả/năm/con.

Đáp án: B. 250 – 270 quả/năm/con.

Giải thích: (Năng suất trứng của giống Gà Lơ go là 250 – 270 quả/năm/con –Bảng 3, SGK trang 85)

Câu 9: Năng suất sữa của giống Bò Hà Lan là:

A. 3500 – 4000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con

B. 1400 – 2100 kg/chu kì ngày tiết sữa/con

C. 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con

D. 5000 – 5500 kg/chu kì ngày tiết sữa/con

Đáp án: C. 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con

Giải thích: (Năng suất sữa của giống Bò Hà Lan là 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con – Bảng 3 SGK trang 85)

Câu 10: Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò Sin là:

A. 7,9% B. 3,8 – 4% C. 4 – 4,5% D. 5%

Đáp án: C. 4 – 4,5%

Giải thích: (Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò Sin là:

C. 4 – 4,5% - SGK trang 86)

Bài: Giống vật nuôi sau khi trồng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về khái niệm về giống vật nuôi, phân loại và điều kiện của giống vật nuôi...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Giống vật nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Công Nghệ 7 Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Hay nhất

Giống vật nuôi được nuôi được phân loại theo:
- Theo nguồn gốc của giống.
- Theo mức độ tiến hoá của giống.
- Theo hướng sản xuất.