Có nên ghi nguồn hình ảnh trên facebook

Từ ngày 1-9-2013, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức có hiệu lực thi hành. Nhiều bạn đọc đang sử dụng Facebook đã nêu thắc mắc và bày tỏ lo ngại: Liệu có được chia sẻ thông tin trên Facebook như trước hay không? Trường hợp nào, việc chia sẻ thông tin bị coi là trái pháp luật và bị xử lý?

>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền logo: Đăng ký bản quyền logocó khó không?

Khoản 4 Điều 20 Nghị định 72 quy định: “Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”. Theo điều luật này, các trang thông tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp.

“Thông tin tổng hợp” là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới được quyền cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

Có nên ghi nguồn hình ảnh trên facebook
Chia sẻ thông tin trên Facebook thế nào là vi phạm pháp luật?

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, các nhà làm luật đã khẳng định, Nghị định 72 không hề hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân. Mục đích của Điều 20 chỉ là nhằm phân loại các trang thông tin điện tử để phục vụ quản lý cũng như tránh việc vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay. Liên quan đến việc chia sẻ thông tin, Điều 5 Nghị định 72 không có quy định nào ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội chia sẻ, đăng tải lại tin tức.

Tại Điều 10 và Điều 26 của Nghị định 72 cũng đưa ra những quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet nói chung và người sử dụng dịch vụ mạng xã hội nói riêng. Theo đó, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải “chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập”.

Như vậy, các bạn trẻ đang sử dụng Facebook cần chú ý khi đăng tải thông tin từ các nguồn khác nhau trên Internet phải đảm bảo đúng luật. Nhiều bạn vẫn có thói quen sao y và “bê nguyên” thông tin thời sự, hay nội dung các bài báo về trang cá nhân của mình thay vì dẫn đường link, thậm chí một số người không ghi nguồn. Nguy hiểm hơn, một số bạn còn tự ý khai thác, sử dụng thông tin từ các báo khi chưa được phép, tự ý biên tập, cắt xén làm thay đổi nội dung tác phẩm báo chí. Đây là các hành vi vi phạm luật về bản quyền, gây tổn hại về uy tín, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí.

Cần khẳng định, từ những thông tin có được trên hệ thống báo chí, mỗi cá nhân có quyền trích dẫn và tổng hợp những thông tin đó để đưa ra những kết luận cho riêng mình. Tuy nhiên sự trích dẫn hay tổng hợp đó phải đảm bảo trung thực, không để dẫn đến hiểu sai lệch đối với thông tin nguyên bản ban đầu. Khi chia sẻ thông tin trên trang cá nhân, người dùng Facebook có thể trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc. Việc trích dẫn này Nghị định 72 không cấm. Trang thông tin cá nhân không được copy bài báo lên mà không có đường link, kể cả trong trường hợp đã ghi rõ nguồn tin…

Có thể nói Nghị định 72 là hành lang pháp lý thúc đẩy việc phát triển Internet và các dịch vụ trên Internet, giúp bảo vệ bản quyền nội dung của các cơ quan báo chí cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dùng Internet tại Việt Nam trong việc tham khảo, theo dõi các nội dung thời sự từ các nguồn chính thống. Việc hiểu đúng quy định của Nghị định 72 là điều hết sức quan trọng để người dùng Internet có thể thực hiện đúng quy định của pháp luật về chia sẻ thông tin trên mạng xã hội và quan trọng hơn tránh bị lôi kéo, kích động bởi các thế lực thù địch. Các cơ quan chức năng cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết Nghị định 72 để đưa nghị định này vào thực thi có hiệu quả, tránh những hiểu nhầm đáng tiếc.

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888

Email:

Trong bối cảnh phát triển bùng nổ của mạng xã hội, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm. Một câu hỏi nhiều người đặt ra là bài viết đăng trên Facebook có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Bài đăng trên mạng xã hội có được bảo hộ quyền tác giả không?

Quyền tác giả là quyền được bảo hộ tự động, ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ và không phân biệt đã công bố hay chưa công bố, không cần đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn được bảo hộ quyền tác giả.

Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Các nội dung được đăng lên facebook có thể là các bài viết, bức ảnh, hình vẽ, video, bản thiết kế..., các nội dung này có thể trở thành tác phẩm là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy trên.

Theo đó, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi bảo hộ, có thể bảo hộ các nội dung trên facebook như các loại hình tác phẩm cụ thể như tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, bài giảng, bài phát biểu…

Có nên ghi nguồn hình ảnh trên facebook
Bài viết đăng trên Facebook có được bảo hộ quyền tác giả? (Ảnh minh họa)

Chia sẻ bài viết của người khác có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Khi đăng ký tài khoản của bất kỳ mạng xã hội nào thì cũng đồng nghĩa với việc người dùng phải chấp nhận các điều khoản sử dụng của trang mạng xã hội đó, bao gồm cả quy định về chia sẻ bài viết.

Thực tế, hầu hết các kênh báo chí, truyền hình nếu không có thỏa thuận trả phí khi đọc, xem hoặc cấm share bài viết thì đều cho phép đọc, xem được phép share bài viết.

Hay nói cách khác “chủ sở hữu” đã cho phép người đọc được quyền chia sẻ bài viết đến công chúng theo các cách thức, thời gian, địa điểm do chính người đọc lựa chọn.

Tuy nhiên, khi chia sẻ hoặc dẫn nguồn bài viết trên facebook, mạng xã hội, chúng ta phải tôn trọng các quy định về việc dẫn nguồn, ghi nguồn tác giả hoặc dẫn chứng bài viết để làm căn cứ bài viết khác .

Tuy nhiên, vẫn còn một hình thức “chia sẻ” khác mà người dùng không sử dụng công cụ của trang mạng xã hội mà sử dụng chức năng copy để đăng lại trên trang cá nhân của mình. Khi ấy, sẽ có thể xảy ra những tình huống sau:

- Người chia sẻ có xin phép và nhận được sự đồng ý của tác giả. Lúc này thì không có vấn đề pháp lý phát sinh.

- Người chia sẻ không/chưa nhận được sự đồng ý của tác giả nhưng có trích dẫn nguồn của bài viết. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Như vậy, có thể thấy rằng đối với một tác phẩm đã được công bố, mọi người được quyền copy và sử dụng nó với mục đích nghiên cứu, giảng dạy và một số mục đích khác theo quy định.

Ngoại trừ những trường hợp kể trên, mọi hành vi trích đăng lại bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tác giả đều được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Nếu có vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Bản quyền và quyền tác giả có phải là một?

>> 3 đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả

>> Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả