Có nên học kinh tế ở HUFI
Hiện nay trong thời đại 4.0 có rất nhiều ngành nghề ở các lĩnh vực đa dạng khác nhau khiến học sinh phải loay hoay để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Trong số đó khối ngành kinh tế vẫn là xu thế hiện nay. Đối với các bạn trẻ thì khối ngành này vẫn còn mập mờ, chưa có nhận định chính xác về cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển trong tương lai.Nhằm giúp học sinh có cái nhìn khái quát khi lựa chọn khối ngành kinh tế cũng như cơ hội việc làm trong thời gian tới, PGS.TS Trần Phước - Trưởng khoa Tài chính - Kế toán trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã đưa ra những ý kiến phân tích về“ KHỐI NGÀNH KINH TẾ”. PGS.TS Trần Phước - Trưởng khoa Tài chính - Kế toán trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM - Theo Thầy, nguyên nhân nào khiến các em học sinh đổ dồn vào ngành kinh tế trong thời gian qua? PGS.TS Trần Phước: Nền kinh tế VN hiện đang phát triển theo mô hình kinh tế thị trường. Hàng hoá, công việc liên quan đều bị chi phối bởi quy luật cung – cầu. Lực lượng lao động chất lượng cao cũng theo trào lưu ấy. Khi lượng hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều đều cần lực lượng những người làm kinh tế đảm đương công việc hoạch định, kiểm soát và phân phối ở khâu lưu thông. Do vậy lực cầu về lao động cho khối ngành Kinh tế luôn luôn gia tăng cho nên thu hút phần lớn lao động để cung ứng, điều này dẫn đến học sinh đổ dồn học các ngành thuộc khối kinh tế nhằm thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học. Trung tâm Mô phỏng dành cho khối ngành kinh tế tại HUFI - Thầy đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh khi các em học sinh lựa chọn khối ngành kinh tế? PGS.TS Trần Phước: Như đã đề cập ở trên, hiện tại đất nước vẫn cần nhiều lao động chất lượng cao ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Khi các bạn học sinh đã chọn học khối ngành kinh tế rồi thì cơ hội việc làm luôn rộng mở. Sự cạnh tranh với nhau nằm ở chỗ kiến thức và kỹ năng làm việc, đặc biệt khả năng tiếng Anh, làm việc nhóm,… bạn nào hoàn thiện hơn. - Có ý kiến cho rằng, sinh viên ngành kinh tế dễ thất nghiệp bởi tình trạng bão hòa, thiếu nhân lực chuyên môn cao. Ý kiến của Thầy về vấn đề này như thế nào? PGS.TS Trần Phước: Theo thầy thì tình trạng bão hoà hiếm gặp trong khối ngành Kinh tế bởi lẽ nếu thất nghiệp thì họ có sẵn những công việc thay thế! Chẳng hạn như họ tự khởi nghiệp hoặc tự làm chủ một dự án kinh doanh, đây là thế mạnh của dân kinh tế vì họ đã được trang bị những kiến thức này trong nhà trường. Không phải học đại học và tốt nghiệp ra trường chỉ có một việc là “đi làm thuê”, học Kinh tế là học kinh doanh. Cuộc thi Thách thức trở thành Chief Finance or Accountant dành cho sinh viên khối ngành kinh tế - Đứng trên quan điểm của Thầy, yếu tố nào giúp sinh viên tốt nghiệp dễ dàng tìm việc trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay? PGS.TS Trần Phước: Như tôi đã trả lời ở trên, yếu tố quan trọng nhất là hiểu và vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào công việc thực tiễn. Đồng thời khả năng giao tiếp tốt tiếng Anh, làm việc sáng tạo cũng không kém phần quan trọng. - Khoa Tài chính - Kế toán của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM đào tạo gồm những ngành nào, xét tuyển bằng phương thức nào thưa thầy? PGS.TS Trần Phước: Khối Kinh tế trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh đào tạo các ngành như + Ngành Tài chính – Ngân hàng với các chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Ngân hàng; + Ngành Kế toán với các chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Kế toán quốc tế, Kế toán Kiểm toán; Năm 2020, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh xét tuyển bằng các phương thức sau:
- Học sinh cả nước đang bước vào giai đoạn quan trọng là chuẩn bị chọn ngành, chọn nghề. Thầy có lời khuyên gì với các em? PGS.TS Trần Phước: Hãy chọn ngành nghề theo năng lực học tập, sở thích và khả năng tài chính. TT TS&TT |