Có nên trùm kín trẻ sơ sinh khi ngủ

Giấc ngủ luôn gắn liền với sức sinh trưởng phát triển khỏe mạnh ở trẻ. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ thường vướng phải những quan niệm thiếu khoa học khi vỗ về giấc ngủ cho bé. Sau đây là 10 cái “không nên” mà bạn cần tránh để giúp bé tập thói quen ngủ có lợi cho sức khỏe.

1. Không nên ngậm ti khi ngủ

Có nhiều bé nếu không ngậm bầu vú mẹ hoặc ngậm ti giả của bình sữa thì không thể nào ngủ được. Như thế lâu dài, mỗi lần bé tỉnh giấc sẽ có ý thức bú sữa. Thói quen ăn uống nhiều lần liên tục này dễ khiến chức năng dạ dày của bé bị rối loạn. Thêm vào đó, sau khi ngủ, nếu chiếc miệng nhỏ nhắn của bé vẫn bị đầu ti “lấp đầy” cũng dễ khiến cho hô hấp không được thông suốt, làm giảm chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể gây nghẹt thở. Ngoài ra, ngậm ti khi ngủ còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cho răng và vấn đề vệ sinh khoang miệng của bé.

2. Không nên cho bé ngủ trong môi trường quá yên tĩnh

Thông thường từ 3-4 tháng tuổi, bé mới bắt đầu tự nuôi dưỡng được khả năng điều tiết “kháng nhiễu”. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% trẻ sơ sinh lại không học được cách “kháng nhiễu” này. Điều này cũng có nghĩa là chỉ cần một chút động nhỏ thôi thì bé sẽ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Kỳ thực, bạn nên để bé quen dần với việc ngủ trong môi trường “tiếng ồn gia đình”, người lớn không nhất thiết phải đi thật nhẹ nhàng, hoặc không dám phát ra tiếng động nào dù rất nhỏ. Nếu bạn đặc biệt dành một không gian quá yên tĩnh để bé ngủ, về lâu dài bé sẽ có thói quen ngủ “yên tĩnh tuyệt đối”, mà một môi trường như thế rất khó có được trong cuộc sống hiện thực sau này của bé.

Có nên trùm kín trẻ sơ sinh khi ngủ

>> Xem thêm: Những mẹo "nhỏ mà có võ" giúp bé cưng ngủ ngoan

3. Chăn đắp không nên quá dày

Nhiều người sợ bé bị lạnh nên thường đắp chăn thật dày hoặc “quấn kín” trong lúc bé ngủ. Trong khi cơ thể bé còn non yếu, sức nặng của chiếc chăn dày có thể khiến bé khó hô hấp, ngoài ra nhiệt độ quá cao còn khiến bé bồn chồn không yên và dễ khóc quấy, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Cho bé ngủ trong môi trường nhiệt độ nóng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với thời tiết lạnh, khiến bé sau khi trưởng thành lúc nào cũng “yếu không nên ra gió”.

4. Không nên cho bé ngủ trong tiếng hát ru

Bé thường ngủ say giấc trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ, nhưng chuyên gia lại không khuyến khích bạn tập cho bé ngủ “có điều kiện” này. Bé cần phải học được cách ngủ một cách tự nhiên mà không cần tác động hỗ trợ nào, đồng thời sau khi tỉnh giấc vẫn có thể ngủ lại mà không cần phải được nghe hát ru hay bất cứ sự vỗ về nào.

5. Không nên cho bé ngủ quá lâu vào ban ngày

Bé ngủ quá lâu vào ban ngày thì ban đêm sẽ ngủ không ngon, thậm chí hay khóc quấy khiến cả người lớn cũng mất ngủ theo. Nghiên cứu chứng thực, ban đêm ngủ không đủ giấc và ngủ vùi vào ban ngày sẽ khiến bé sinh trưởng phát triển chậm, sự chú ý, trí nhớ, khả năng sáng tạo và kỹ năng vận động đều kém. Ngoài ra, thiếu ngủ vào ban đêm còn làm rối loạn sự tiết ra bình thường của kích thích tố sinh trưởng, khiến hệ miễn dịch bị tổn thương, mất cân bằng nội tiết.

6. Không nên thường xuyên đổi người chăm sóc

Do công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay phiên nhau chăm sóc bé. Tuy nhiên, đối với bé dưới 6 tháng tuổi mà nói, người trông coi bé khi ngủ luôn được bé xem là “người thân cận nhất”. Do vậy, khi có quá nhiều người chăm sóc sẽ khiến bé về mặt tâm lý khó thích ứng với sự thay đổi nhiều lần này.

7. Không nên cho bé ngủ quá muộn

Nhiều bé ngủ muộn lại xuất phát từ việc chính bố mẹ ngủ muộn, mà một trong những nguyên nhân là bố mẹ còn bận “chuyện hai người”. Nếu sắp xếp không khéo, bé dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Từ đó thời gian và chất lượng ngủ của bé cũng bị rút ngắn đi. Một loạt các kiểu “mất ngủ mang tính hành vi” cũng vì vậy mà phát sinh, biểu hiện có thể là: buổi tối đến giờ ngủ nhưng bé không chịu lên giường, bé nằm hoài nhưng khó ngủ, khi ngủ bé hay động, khả năng tự kiềm chế kém, tinh thần thiếu tập trung, tâm trạng không ổn định v.v…

Có nên trùm kín trẻ sơ sinh khi ngủ

8. Không nên “cận kề chăm sóc” quá mức trước khi bé đi ngủ

Sau “nghi thức trước giấc ngủ” để bé cảm thấy dễ chịu (vỗ nhẹ lưng, mát xa, mở nhạc v.v…) mà bé vẫn chưa ngủ thì bạn có thể rời đi một lát. Bởi vì nếu cứ tiếp tục cố gắng sao cho bé ngủ mới thôi thì bé sẽ quen với sự liên tưởng chặt chẽ giữa việc ngủ của mình với hành động kề bên chăm sóc của người lớn. Sau này, chỉ cần bạn không ở bên cạnh, bé sẽ rất tức giận, khóc thét hoặc có hành vi kích động.

9. Không nên ỷ lại vào “giấc ngủ đong đưa”

Mỗi lần bé khóc, nhiều bà mẹ trẻ liền ôm bé vào lòng và bế vòng vòng khắp nhà, hoặc đặt bé vào nôi đong đưa không dám ngừng tay. Cách làm này cực kỳ bất lợi cho bé. Nếu không thực hiện đúng cách, những động tác rung lắc quá mức có thể khiến khoang trong xương sọ của não bị chấn động, nhẹ thì ảnh hưởng sự sinh trưởng của não, nặng có thể gây xuất huyết. Nguy cơ này sẽ càng cao đối với bé dưới 10 tháng tuổi.

10. Không nên ôm bé ngủ

Nhiều bà mẹ yêu con quá mức, thích ôm chặt bé ngủ. Tuy nhiên hành động này có thể khiến bé khó hấp thu không khí sạch và mới, gây bất lợi cho sức khỏe của bé, đồng thời còn có thể bị lây nhiễm các bệnh từ mẹ. Ngoài ra, ôm bé ngủ còn làm giới hạn không gian hoạt động tự do của bé, khiến tuần hoàn máu của bé gặp trở ngại.

Nguyệt Quế

>> Giải mã tín hiệu sức khỏe từ giấc ngủ của trẻ

Có nên trùm kín trẻ sơ sinh khi ngủ

Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. 

Nguy cơ gây bệnh

Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín (chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi), bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.

Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi (SIDS).

Giữ ấm đúng cách

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.

Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.

Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh.          
 

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

lehuong

Có nên trùm kín trẻ sơ sinh khi ngủ
Có nên trùm kín trẻ sơ sinh khi ngủ

Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng đắp chăn cho bé khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường nhưng thật ra vẫn có những nguy cơ và quy tắc nhất định mà bạn cần tuân theo.

Khi đi mua đồ cho bé, bà mẹ bỉm sữa thường có xu hướng gom thật nhiều vật dụng đáng yêu nhất đem về, trong đó, có thể có tấm chăn xinh xắn. Tuy nhiên, mua chăn không có nghĩa là bé đã sử dụng được ngay, do đó bạn hãy hết sức cân nhắc. Vậy khi nào nên cho trẻ đắp chăn khi ngủ? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Khi nào nên đắp chăn cho bé lúc ngủ?

Bạn không nên đặt quá nhiều chăn, gối… ở nơi mà bé ngủ để phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Việc đắp chăn cho bé có thể làm tăng nguy cơ đột tử lên đến 5 lần, dù bé ngủ ở tư thế nào đi nữa. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đợi đến khi bé hơn 1 tuổi, hãy cho bé dùng chăn. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này, bé mới có khả năng di chuyển, điều chỉnh, kéo chăn ra khi chẳng may chăn trùm kín mặt.

Trẻ nhỏ thường hay cựa quậy vào bao đêm, nên dễ bị vướng vào những tấm chăn. Bé sẽ cố gắng di chuyển để thoát ra, nên sẽ thức giấc và khóc. Bên cạnh đó, khi cố gắng đứng lên, chăn, gối có thể làm bé vấp té. Do đó, tốt nhất bạn nên chờ cho đến khi trẻ 18 tháng rồi mới cho dùng chăn mền.

Làm sao để biết khi nào trẻ có thể đắp chăn?

Việc tìm hiểu về thời gian trẻ có thể đắp chăn khi ngủ là một chuyện nhưng thực tế, làm thế nào để biết bé có thể sử dụng chúng lại là một vấn đề khác. Mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm khác nhau, không thể lấy mốc thời gian của bé khác mà áp dụng cho con mình được. Vì vậy, trước khi cho bé sử dụng chăn, bạn có thể thử cho bé làm bài kiểm tra sau:

1. Quấn chăn khi con thức

Khi bé thức, bạn hãy thử che phủ cơ thể trẻ bằng một tấm chăn mỏng. Sau đó quan sát xem bé con tự thoát ra khỏi chăn được hay không. Nếu bé biết lăn, bò hoặc đẩy tấm chăn ra thì bạn đã có thể đắp chăn cho trẻ khi ngủ được rồi đấy. Tuy nhiên, nếu con không làm được, bạn hãy đợi vài tuần rồi thử lại nhé. Bài kiểm tra này chỉ nên làm khi bé đã đủ lớn để nhấc đầu lên và bò ra được.

Hãy nói chuyện với bác sĩ thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé. Họ là người hiểu rõ sự phát triển và khả năng của con nên có thể cho bạn biết bé đã sẵn sàng đắp chăn khi ngủ hay chưa. Khi trao đổi với bác sĩ, bạn hãy nói về bài kiểm tra mà mình đã thử với trẻ cũng như lắng nghe kỹ những gì bác sĩ nói để có thêm thông tin nhé.

Biện pháp phòng ngừa khi cho bé đắp chăn

Nếu quyết định cho bé sử dụng chăn khi ngủ, bạn nên thực hiện một số bước sau để đảm bảo an toàn cho thiên thần nhỏ:

1. Sử dụng chăn mỏng

Con chỉ nên đắp một tấm chăn mỏng vì nếu vải quá dày sẽ khiến bé dễ bị mắc kẹt dẫn đến nghẹt thở. Hãy chọn những loại chăn được làm bằng bông và chỉ nên đắp chăn ngang ngực bé chứ đừng lên đến vai.

2. Hạn chế đắp chăn

Dù bác sĩ đã cho phép bé sử dụng chăn khi ngủ nhưng bạn vẫn nên hạn chế việc đắp chăn cho bé. Hành động này có thể khiến nhiệt độ cơ thể con tăng lên nhanh chóng và khiến không gian ngủ của bé bị bó hẹp. Cả 2 điều đó đều không tốt cho giấc ngủ của trẻ.

3. Sử dụng túi ngủ

Túi ngủ cho trẻ nhỏ cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời để thay thế chăn. Dụng cụ này này giống như một chiếc váy lớn che phủ toàn bộ cơ thể con và đảm bảo bé được quấn chăn nhưng vẫn có khoảng trống để di chuyển khi ngủ. Túi ngủ là sự lựa chọn hoàn hảo cũng như an toàn hơn những tấm chăn. Bên cạnh đó, đây cũng là cách tuyệt vời để giữ ấm cho con yêu.

Khi thời tiết lạnh, bạn thường có xu hướng đắp chăn cho bé lúc ngủ. Tuy nhiên, để tránh điều đó, hãy cho con mặc những bộ quần áo ấm, mang vớ hoặc áo len vừa vặn với cơ thể. Bạn cũng có thể để trẻ mặc một lớp quần áo cotton, sau đó mặc thêm cho con một bộ đồ ngủ khác.

5. Kiểm tra nhiệt độ phòng

Bạn có thể hạn chế sử dụng chăn bằng cách giữ nhiệt độ phòng của bé luôn ổn định. Trong phòng bé, lắp một chiếc máy điều hòa nếu cần và đặt xa cũi của con. Thời tiết bên ngoài có thể xâm nhập vào phòng bé qua cửa sổ hoặc cửa ra vào. Do đó, hãy đóng chúng lại cẩn thận. Ngoài ra, giữ nhiệt độ ở những nơi khác trong nhà cũng giống như trong phòng để khi ra ngoài bé không bị sốc nhiệt.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.