Có tình có nghĩa là gì

Có tình có nghĩa là gì
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.          Ảnh Tư liệu

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 17 tháng 6 năm 1968, về việc xuất bản cuốn sách “Người, tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền, nêu gương những nhân tố tích cực, những cách ứng xử đúng đắn, đối đãi với nhau chân tình. Người đã dặn: Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định giá trị, bản chất cách mạng, khoa học, tính nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà mỗi người nói chung, cán bộ, đảng viên Ban Tuyên huấn Trung ương nói riêng phải ra sức học tập để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vào quá trình công tác, phù họp với điều kiện hoàn cảnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hiện nay kinh tế, xã hội đất nước có bước phát triển mới, tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; song lời dạy “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”  của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công tác giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận, đi đôi với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, là đội quân vô địch, quyết chiến, quyết thắng. Một trong những nhân tố để tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù, đó chính là quân đội ta luôn thấm nhuần chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, tình thương yêu đồng chí, đồng đội; được nhân dân tin yêu, đùm bọc, chở che, giúp đỡ; không ngại gian khổ, hi sinh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong giai đoạn cách mạng mới, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải ra sức học tập lý luận chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp vụ; tích cực huấn luyện, rèn luyện, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, thương yêu, quý trọng đồng chí, đồng đội, đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trên tình thương yêu giai cấp ở mọi lúc, mọi nơi, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân trao tặng.
______________________

1 - Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 668.

Theo (tapchiqptd.vn)

Hai năm trước, chuyện anh thợ hồ không biết chữ Nguyễn Vũ Trường Giang nhảy xuống sông cứu cô gái tự tử trên cầu Thủ Thiêm đã nhận được không ít lời ngợi khen của mọi người. Khi anh lao xuống sông cứu người, trên thành cầu vợ và con gái anh đang dõi mắt theo dòng nước chảy xiết dưới chân. Cô gái được anh Giang cứu giờ đang theo nghề trang điểm cô dâu ở Vũng Tàu, cuộc sống dù vẫn còn nhiều vất vả nhưng mỗi khi buồn lại nhớ đến vị ân nhân đã cứu mạng mình để thấy vui và phải sống tiếp.

Hai câu chuyện cứu người đều xuất hiện trên Tuổi Trẻ với tôi là minh chứng rõ nhất cho bản lĩnh và sự quả cảm của người đàn ông. Dĩ nhiên, không ai cổ vũ rằng để thể hiện lòng quả cảm, khí chất nam nhi, đàn ông phải lao vào nơi nguy hiểm bất kể có lượng được sức mình hay không. Tôi nghĩ rằng xã hội cần những người đàn ông dũng cảm, bản lĩnh và sẵn sàng xả thân vì người khác, nhưng chính bản thân họ phải tự lượng được khả năng của mình trước khi hành động.

Là phụ nữ, không biết có quá lời không nhưng tôi thấy nhiều bạn nam hôm nay đang dần đánh mất không chỉ nét nam tính mà còn thiếu cả tố chất đàn ông. Tôi nói vậy vì nhiều lúc tôi phải tự đặt dấu hỏi liệu ở những bạn nam tôi biết quanh mình, cả những trường hợp tôi từng chứng kiến có phải là đàn ông?

Đàn ông gì mà chải chuốt quá mức, một cái mụn nổi trên mặt cũng làm họ băn khoăn hay ra đường phải sành điệu ra sao! Trong khi những điều vốn vẫn được mặc định nơi người đàn ông: sự galăng, tính quyết đoán, tinh thần cầu tiến... có khi lại trở nên hiếm hoi quá.

Không ít bạn nam ra đường được hết lời khen ngợi vì luôn lịch sự, nhã nhặn với các bạn gái, hào phóng với bạn bè nhưng về nhà lại hết sức cộc cằn, thậm chí phớt lờ việc quan tâm ngay cả mẹ mình. Ngày kỷ niệm tình yêu, sinh nhật của bạn gái không bao giờ quên, quà cáp đầy đủ, nhưng ngày sinh của cha mẹ mình hỏi đến không hề biết, đừng nói chi đến quà.

Phụ nữ chúng tôi không cần đi bên cạnh một bạn trai chải chuốt đến bóng lộn mà hãy là một người ăn mặc lịch sự, cũng không muốn người ấy chỉ hoàn hảo khi ở bên mình mà hãy tự nhiên như bản tính vốn có của anh ấy. Điều chúng tôi mong chờ là người đàn ông ấy đang sống với mọi người xung quanh thế nào, ứng xử hằng ngày với cha mẹ và các thành viên trong gia đình anh ấy ra sao. Và người đàn ông mà tôi chọn làm chồng hãy là người sống có tình với chính gia đình của anh trước đã.

Sự quả cảm của người đàn ông trong suy nghĩ của tôi không cần phải là những hành động to tát, chấn động hay phải lưu danh để đời. Khi sống có nghĩa có tình, chỉ cần làm những việc đời thường mà xuất phát từ cái tâm tốt, tự nguyện chứ không bị gượng ép vì điều này hay điều kia mới làm, ấy là người quả cảm. Chẳng biết tôi có khắt khe quá chăng với các chàng trai!

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Nỗi lòng phe tóc dài...Chớ nhầm hiệp sĩ với anh hùng rơmNhững chàng trai “vượt qua chính mình”Dũng cảm đấu tranh với chính mình!Lòng quả cảm hình thành qua giáo dục

NGUYỄN HỒNG (Q.10, TP.HCM)

Chào các bạn,

Có tình có nghĩa là gì
Chúng ta rất quen thuộc với từ “tình nghĩa”—tình nghĩa bạn bè, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa anh em, tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha con. Nhưng nếu phải dịch ra tiếng Anh thì có lẽ từ giản dị nhất để dịch là “relationship”, dịch ngược trở lại tiếng Việt là “liên hệ”, tức là, hỡi ôi, cả “tình” lẫn “nghĩa” đã biến mất trong tiến trình dịch. Chữ tiếng Anh khác, sâu hơn một chút là “bond, bonding”—father-son bond, brotherhood bond… Nhưng bond là nói về khắng khít, keo dính, hơn là “cảm xúc” và “nghĩa vụ”.

“Tình” thì dễ hiểu rồi. Đó là phần xúc cảm của con tim. “Nghĩa” là “nghĩa vụ”, các trách nhiệm chúng ta có với nhau trong liên hệ với người khác. Nghĩa vợ chồng thì có nhiệm vụ của vợ và chồng đối với nhau. Nghĩa bạn bè, nghĩa thầy trò… cũng đều như thế.

Và nếu nói đến nghĩa vụ thì có lẽ ai trong chúng ta cũng biết rồi: Nói chung là tốt với nhau—khiêm tốn với nhau, thành thật với nhau, nhân ái với nhau, lễ nghĩa với nhau, giúp đỡ nhau, đùm bọc nhau, khuyến khích nhau, cầu nguyện cho nhau… Sống tốt với nhau thì ai trong chúng ta cũng đã biết lý thuyết hết rồi.

Các điều tốt với nhau chúng ta vừa kể trên đều nằm trong một chữ cổ là “tình nghĩa”, và chữ thời đại hơn là “trung thành” (loyalty). Người trong một liên hệ nào đó cha con, thầy trò, vợ chồng, bạn bè… thì phải trung thành với nhau. Tức là phải sống tốt với nhau theo các kiểu ta mới kể trên.

* Tuy nhiên, có một điểm trung thành quan trọng nhất mà mình cần nhắc đến ở đây, để chúng ta cùng ghi nhớ.

Trong khung cảnh chính trị xã hội Việt Nam 60, 70 năm nay, cái ta thấy thường xuyên nhất là bạn bè thân thiết thường trở thành thù địch chỉ vì tư tưởng chính trị khác nhau. Người ta không chỉ bỏ nhau và còn tiến tới mức thanh toán nhau vì tư tưởng chính trị.

Các bạn, mình thật sự là chẳng biết trên thế giới có điều gì ngu si hơn vậy. Chỉ có những người ngu dốt mới đặt chính trị cao hơn tình người. Chính trị chỉ là lý‎ thuyết quản lý, mà là l‎ý thuyết quản lý rất l‎‎ý thuyết, thường là chẳng có thực nghiệm gì cả. Một ông bá vơ nào đó l‎ý thuyết triết lý lăng nhăng về chính trị, nghe bùi lỗ tai, thế là thiên hạ có thể long nhong hò hét giết nhau cho “chân lý”. Các lý‎ thuyết quản lý công ty may ra còn được nhiều công ty thực nghiệm để có kinh nghiệm thực. Còn các l‎ý thuyết chính trị thì phần nhiều là bá vơ, sao người ta có thể ngu si đến nỗi dùng chính trị để giết nhau hay thanh trừng nhau là sao? Mình chẳng hiểu được. Nếu mọi l‎ý thuyết chính trị đều hay hết, sao ta có đủ loại khủng hoảng kinh tế chính trị trên thế giới, với đủ mọi loại lý thuyết chính trị được thực hành. Vậy là sao?

Nếu vợ chồng ly dị nhau vì bất đồng ‎ý kiến trong việc quản lý công ty của vợ chồng, bạn bè thành thù địch chỉ vì bất đồng ý kiến trrong việc quản lý công ty chung… Nếu đó không phải là ngu dốt thì còn có từ nào khác?

Chính trị chỉ là một lý‎ thuyết quản lý, không hơn không kém. Không thể quá ngu dốt đến mức tôn thờ một lý‎ thuyết quản lý đến mức lệ thuộc vào nó để biến bạn bè anh em thành thù địch. Ngu dốt nào thì cũng phải có giới hạn của nó. Please!

Lòng trung là như thế. Mối người có một tư duy khác nhau, kẻ thích mắm tôm người ghét mắm tôm. Liệu cách mà sống chung vui vẻ, hòa bình, thân ái. Tôn trọng nhau và kính nể tình bạn, tình anh em, tình thầy trò, tình vợ chồng…

Nếu vợ ta cắt tóc ngắn thì vẫn là vợ ta, bạn ta làm nghề ta ghét cũng là bạn ta, anh ta tư duy kiểu ta cho là ngu dốt thì vẫn là anh ta… Đó là trung thành. Trung thành làm cho tình nghĩa vượt lên các lý do phân cách bình thường như sở thích, tôn giáo, chính trị…

* Một điều khác nữa là, nếu bạn mình lên là bạn mình, nhưng nếu bạn mình xuống, bị đám đông sỉ nhổ, thì mình hoặc hùa theo đám đông chê bai bạn mình, hay bỏ chạy trốn mất tiêu. Đó là hèn hạ và phản phúc.

Nếu đã là bạn, dù ta có thể hoàn toàn bất đồng ý về việc bạn làm, ta vẫn có thể nói: “Cậu có thể tựa vào vai tớ khi cần một bờ vai để tựa.”

Và điều này cũng đúng với tất cả mọi loại tình nghĩa khác—vợ chồng, anh em, thầy trò…

Nếu ta không có được lòng trung, thì thực sự là ta không đáng để có một liên hệ tình cảm nào với ai, vì mọi liên hệ tình cảm của ta không bao giờ có thể gọi là tình nghĩa.

Chúc các bạn một ngày tình nghĩa.

Mến,

Hoành

© copyright 2011 Trần Đình Hoành Permitted for non-commercial use

www.dotchuoinon.com