Con trai của Công tước gọi là gì

Những điều cần biết về Hoàng gia, Vương triều và Hoàng tộc Anh

Con trai của Công tước gọi là gì
Chụp lại hình ảnh,

Hiện nay, việc truyền ngôi trong tương lai với Ngai vàng Anh Quốc đã được sắp đặt như sau: Nữ hoàng Elizabeth II sẽ truyền cho Thái tử Charles, và tiếp đến Hoàng tử William và Hoàng tử bé George.

Nữ Hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và người đứng đầu Giáo hội Anh giáo.

Lên ngôi năm 1952 sau khi cha bà, vua George VI tạ thế, trở thành vị nữ vương thứ nhì của Vương quốc Anh, tính từ Nữ Hoàng Victoria (1819-1901).

Hiện nay, bà còn là nguyên thủ quốc gia - chức vụ có tính nghi lễ - của 15 nước khác trên thế giới, thành viên của Khối Thịnh vượng chung - Commonwealth.

Harry và Meghan: Hoàng gia Anh lên tiếng sau phỏng vấn 'chấn động'

Quảng cáo

Vợ chồng Harry 'đau khổ' trong đời sống Hoàng Gia Anh

Bà lấy vương hiệu là Elizabeth Đệ nhị, tiếp nối về phong cách vị nữ vương xa về trước, Elizabeth I (1533-1603), người đưa Anh thành cường quốc biển, và nổi tiếng bao dung tôn giáo.

Sinh năm 1926, Elizabeth II đã 94 tuổi và "trị vì" qua nhiều đời thủ tướng, kể cả Winston Churchill, khi ông nắm chính phủ lần hai, từ 1951 tới 1955.

Nguyên tắc chủ quyền tối cao, toàn diện và vĩnh viễn

Về nguyên tắc, Nữ Hoàng Elizabeth là nguyên thủ quốc gia của Anh, nước có nền dân chủ nhưng lại duy trì hình thức tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến.

Con trai của Công tước gọi là gì
Chụp lại hình ảnh,

Công chúa Elizabeth kết hôn với Hoàng tử Philip vào năm 1947

Về hình thức, Nữ Hoàng Elizabeth là vị chủ thể của toàn bộ cơ chế quốc gia (sovereignty), là nguồn gốc của công lý (fount of justice), và chủ sở hữu của tất cả những gì trên nước Anh trừ những thứ được ghi rõ là thuộc cá nhân, chủ sở hữu khác.

Dân Anh hay kể ra câu chuyện thú vị là cá heo, hươu rừng, thiên nga trên sông Thames là tài sản của Nữ Hoàng.

William Người Chinh phục từ Pháp sang chiếm đảo Anh (chiếm làm sở hữu toàn bộ theo nghĩa đen) năm 1066 và lập ra Vương triều Anh (English Crown/Monarchy) mà Nữ Hoàng là người hiện giữ ngôi.

Vì thế, bà tiếp tục là chủ trên danh nghĩa của rừng biển, đất đai, muông thú hoang trên khắp nước Anh và ai săn bắn, vi phạm sẽ vẫn bị xử theo luật từ thế kỷ 11.

Nguyên tắc chủ quyền không chia sẻ và trên hết còn khiến Nữ Hoàng là người Anh duy nhất lái xe không cần bằng - bà làm chủ mọi đường xá công - hiểu theo nghĩa bóng.

Nữ Hoàng công du không cần hộ chiếu vì bà là người cấp hộ chiếu cho thần dân.

Mặt khác, là nguyên thủ quốc gia (head of state), bà vẫn chịu sự kiểm soát quyền lực của Quốc hội, theo các thỏa thuận từ nhiều thế kỷ trước.

Bà ủy quyền, trao 'prerogative powers' cho chính phủ lo việc nước.

Ngân sách quốc gia hàng năm đều phải do Nữ Hoàng trình bày trước Lưỡng Viện Quốc hội ở Điện Westminster, và khi Quốc hội thông qua thì mới thành luật.

Nhưng ngân sách lại do chính phủ đương nhiệm soạn, nên nếu đảng Lao động cánh tả cầm quyền thì Nữ Hoàng sẽ trình bày ra một ngân sách thiên tả, còn nếu đảng Bảo thủ nắm quyền thì 'ngân sách' hay các luật bà ký qua cơ chế 'hoàng triều kim ấn' (Royal Assent) lại có màu sắc thiên hữu.

Bà cũng là người bổ nhiệm - đúng ra là tấn phong - mọi chức vụ nhà nước.

Ví dụ thủ tướng Anh có chức danh chính thức là First Lord of Treasury - Đệ nhất Đại thần Ngân khố.

Trước đây, tổng tư lệnh quân lực là First Lord of the Admiralty - Đệ nhất Đô đốc Đại thần - vì Anh coi Hải quân Hoàng gia là quan trọng nhất cho việc kiểm soát đế chế.

Các bộ ngành của Anh, kể cả Sở thuế, Cục chấp pháp nắm các nhà tù cũng luôn có chữ HM- Her Majesty's ở đầu, tức là về danh nghĩa đều làm việc nhờ Nữ Hoàng ủy nhiệm.

Các chiến hạm Anh đều là HMS - Her Majesty's Ship.

Đài BBC trên danh nghĩa cũng là do ông của bà, vua George V cho lập ra năm 1927 và nay vẫn vận hành theo Hiến chương Hoàng Gia (Royal Charter) được gia hạn 10 năm một.

Bà cũng là người duy nhất có quyền ban phát mọi tước vị quý tộc ở Anh, các chức danh dự trong Hải Lục Không quân ở Anh và thu lại nếu muốn.

Điều này có tính kỷ luật cao.

Ngay cả cháu trai, Hoàng tử Harry, khi không còn ở Anh để làm các nhiệm vụ được giao thì Nữ Hoàng thu lại chức danh dự: Đại tướng (Captain General) của Thủy quân Lục chiến Hoàng gia.

Con trai của Công tước gọi là gì

Họ tên, dòng tộc và các nguyên tắc giữ ngai vàng

Chúng ta cần phân biệt Vương triều Anh (British Monarchy) có nguồn gốc từ các vua Ango-Saxon và được vua William định hình theo chế độ phong kiến kiểu Pháp từ 1066, với Hoàng tộc Windsor mới có từ thế kỷ 18, và Hoàng gia Anh (gia đình Nữ hoàng).

Năm nay 94 tuổi, Elizabeth Alexandra Mary Windsor sinh tại Mayfair, London.

Bà là trưởng nữ của Hoàng tử Albert, Công tước xứ York (sau lên ngôi vua) và Công nương Elizabeth Bowes-Lyon, con gái một dòng quý tộc Scotland.

Về họ nội của Nữ Hoàng hiện nay, cha bà Albert là con của vua George V và là cháu nội của Nữ Hoàng Victoria.

Dòng họ đó có gốc từ vua người Đức, George (1683-1760).

Anh Quốc theo đạo Tin Lành nên khi không có người nối ngôi đã cần một vị vua cùng đạo và triều thần đã chọn ông, Công tước xứ Hanover, sang Anh lên ngai vàng.

Đến thời Nữ Hoàng Victoria lại cưới ông hoàng Albert người Đức nữa, nên dòng máu Đức là chủ đạo cho tới gần đây.

Năm 1901, dòng họ Saxe-Coburg và Gotha có quê ở Thuringia, Đức tiếp quản ngôi vua Anh thay dòng Hanover.

Trong Thế Chiến I, vì thái độ bài Đức ở Anh lên cao, vua George V đã quyết định bỏ họ Saxe-Coburg và Gotha, lấy tên lâu đài Windsor ở phía Tây London làm họ.

Đến Thế Chiến II, một lần nữa Anh đương đầu với Đức nên vị hôn thê Philip trước khi cưới công chúa Elizabeth đã bỏ họ Đức Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, lấy họ đằng ngoại Mountbatten.

Chồng của Nữ Hoàng hiện nay, Philip vốn là hoàng tử Hy Lạp gốc Đức và Đan Mạch nhưng phải từ bỏ các tước vị quê cũ đó khi gia nhập Hoàng gia Anh.

Nhưng công chúa Elizabeth không nhận họ chồng mà vẫn là Windsor, còn các con của ông bà lại có họ kép Mountbatten-Windsor.

Cần phân biệt Hoàng tộc Windsor và Hoàng gia Anh.

Hoàng tộc Anh là dòng họ Windsor gồm tất cả con cháu của vua George I, dòng trưởng, dòng thứ, ví dụ như Hoàng tử Michael of Kent và các anh chị em họ của Nữ hoàng Elizabeth II.

Họ có thể được Nữ Hoàng mời, hoặc nhờ làm đại diện cho một số công việc nhưng không ăn lương của Hoàng gia và không thuộc nhóm VIP được an ninh Nhà nước Anh bảo vệ.

Còn Hoàng gia hiện hành (Royal Family) là gia đình nhỏ, chỉ có Nữ Hoàng và chồng con, các cháu nội ngoại của bà.

Anh Quốc gọi họ là 'working royals' - những thành viên đang làm việc, có lương tại Hoàng gia, một định chế Nhà nước.

Sau khi lên ngôi, Elizabeth II phong cho chồng làm Công tước Edinburgh.

Năm nay ông 99 tuổi và vừa phải vào bệnh viện phẫu thuật tim.

Cưới nhau năm 1947, họ có bốn con: Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward.

Con trai của Công tước gọi là gì
Chụp lại hình ảnh,

Hoàng tử William sinh năm 1982

Vì nguyên tắc chỉ truyền thông cho trưởng nam (primogeniture), Thái tử Charles năm nay 72 tuổi là người sẽ lên làm vua khi Nữ Hoàng tạ thế.

Con trai trưởng của Charles là William sẽ kế vị Charles, và con trai trưởng của William (George) sẽ đóng vai trò chờ kế vị đó.

Các hoàng tử thứ đều bị đẩy xuống hàng xa hơn, kể cả các vị là chú ruột của William.

Việc kế vị này đi kèm cả tước hoàng tử (prince), và gia sản nhiều triệu bảng nên hiện Thái tử Charles là chủ sở hữu của gia sản Duchy of Cornwall (53.000 hectares), và đang giao lại việc quản lý cho William.

Các em của Thái tử Charles, cũng như em của Hoàng tử William là Harry không có quyền gì ở lãnh địa khổng lồ này hết.

Họ thậm chí chỉ có các tước vị danh dự không kèm đất đai, điền sản.

Ví dụ Andrew là Công tước xứ York nhưng không có mảnh đất nào ở York.

Hoàng tử Edward là Bá tước Wessex nhưng quận Wessex là một đơn vị hành chính bình thường do nhà nước quản lý, chứ không phải của Edward.

Bên 'nhà ngoại' thì không nhận cả tước vị gì hết sau một đời.

Ví dụ con gái của Công chúa Anne là cô Zara Philips không có tước vị gì, và họ của cô cũng không còn là Windsor như Hoàng tộc, mà theo họ chồng, ông Mike Phillips, một thường dân.

Tất nhiên, khi Zara cưới chồng thì Nữ Hoàng với tư cách là bà ngoại vẫn đến dự, tặng quà, nhưng không phong tước.

Vấn đề Nữ Công tước Sussex là Meghan, vợ Hoàng tử Harry nêu ra có thể được giải thích theo nguyên tắc 'kế vị trưởng nam', được làm rõ hơn từ đời vua George V năm 1917.

Theo đó thì các con trai của vua hoặc nữ hoàng tại ngôi đều là hoàng tử, và con của họ sẽ là hoàng tử bé hoặc công chúa.

Nhưng theo nguyên tắc ưu tiên trưởng nam (firstborn males) chỉ các con trai của hoàng tử trưởng mới có tước hoàng tử (prince) ngay khi chào đời.

Con trai của Công tước gọi là gì
Chụp lại hình ảnh,

Công tước và Nữ Công tước xứ Cambridge trên cỗ xe ngựa đi từ Tu viện Westminster về Điện Buckingham

Vì thế, dù là anh em, và cả hai đều là hoàng tử - con của Thái tử Charles - nhưng tước vị của con của William và Harry sẽ khác nhau.

Con trai của hoàng tử trưởng William là bé George có tước hoàng tử ngay sau khi sinh ra.

Còn Harry là con thứ nên con trai anh phải đợi khi cha của anh, Thái tử Charles lên ngôi vua, thì mới thành hoàng tử.

Cũng quy định của Hoàng gia loại bỏ bất cứ ai không sinh ra trong Hoàng gia quyền lên làm vua hoặc nữ hoàng.

Có thể nói đây là nguyên tắc cấm 'ngoại tộc' tiếm ngôi và cấm người trong Hoàng tộc tự ý truyền ngôi cho người ngoài.

Con trai của Công tước gọi là gì
Chụp lại hình ảnh,

Hoàng tử Harry phục vụ trong quân ngũ tại Afghanistan

Cụ thể thì những người bên ngoài gia nhập Hoàng gia qua hôn nhân, như Diana trước đây, Camilla, Kate Middleton, Meghan Markle, hay chính Hoàng tế Philip chồng nữ hoàng hiện nay, hoặc những ông là chồng của các công chúa, sẽ không bao giờ được ngồi lên ngai vàng Anh Quốc.

Hiện nay, việc truyền ngôi trong tương lai đã được sắp đặt như sau: Thái tử Charles là người kế vị số một, sau đến Hoàng tử William và Hoàng tử bé George.

Con trai của Công tước gọi là gì
Chụp lại hình ảnh,

Công tước và Nữ Cong tước xứ Sussex hiện sống tại Mỹ cùng con trai

Hoàng gia Anh có thu nhập từ đâu?

Hàng năm, Chính phủ Anh cung cấp cho Nữ Hoàng một khoản tiền trọn gói (single payment) gọi là Ngân khoản cho Nguyên thủ (Sovereign Grant).

Khoản tiền nay không cố định vì được tính bằng 25% doanh thu từ Gia sản Hoàng triều (Crown Estate) của hai năm trước đó.

The Crown Estate là  một doanh nghiệp tư nhân, gồm cả công viên cạnh Lâu đài Windsor, rộng 4.800 acre, trường đua ngựa Ascot và các địa ốc, điền sản ở London, Scotland, Wales, Bắc Ireland.

Trong năm tài khóa 2020-21, Ngân khoản cho Nguyên thủ là 85,9 triệu bảng.

Hoàng gia dùng tiền này để duy trì, bảo dưỡng các cung điện, trả lương nhân viên.

Tiền này cũng dùng để chi phí vào các hoạt động tiếp tân, lễ lạt mà các thành viên Hoàng gia thực hiện.

Thái tử Charles nhận được thu nhập từ điền sản mang tên Duchy of Cornwall.

Khối tài sản này gồm cả đất đai và đầu tư, đem lại lợi tức hơn 22 triệu bảng năm 2020.

Con trai của Công tước gọi là gì

Dinh thự chính và trụ sở của Nữ hoàng là Điện Buckingham ở London.

Dịp cuối tuần và kỳ nghỉ Phục sinh Nữ Hoàng đến ở Lâu đài Windsor.

Thái tử Charles và phu nhân, Nữ Công tước Cornwall sống ở Clarence House, cách Điện Buckingham gần một km.

Hoàng tử William và phu nhân Catherine, Nữ Công tước Cambridge sống ở Cung điện Kensington.