Công nghệ thực phẩm học bao nhiêu năm

là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm. Công nghệ Thực phẩm là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống và thu hút vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn và kỹ năng thực hành để có thể làm việc, cống hiến và phát triển trong các ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, chương trình còn đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học thực phẩm, vi sinh và hóa sinh thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá và quản lý chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến sữa, thịt cá, đường & bánh kẹo, rau quả và nước giải khát, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến trà – cà phê – ca cao. Sinh viên cũng được nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế và chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm.

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm

Chương trình đào tạo ngành CNTP được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu nhu cầu và thực trạng của ngành CNTP hiện nay, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật. Bên cạnh đó, học viên còn được bổ sung các kiến thức để phát triển khả năng cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm, năng lực quản lý dự án.

Chương trình đào tạo được xây dựng trên hệ thống 150 tín chỉ, bao gồm 3 khối kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Các khối kiến thức này được phân bố một cách hợp lý trong trong CTĐT nhằm đảm bảo trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng cần thiết khi đi làm cũng như khi theo đuổi các cấp học cao hơn.

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Tỉ trọng

Kiến thức giáo dục đại cương

56

37%

Kiến thức cơ sở ngành

42

28%

Kiến thức chuyên ngành

52

35%

Tổng

150

100%

Thông tin cụ thể về các môn học trong CTĐT được trình bày tại đây: (xem chi tiết)

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ Thực phẩm

Mã ngành CN Thực phẩm: 7540101

Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Hóa, Sinh

3. Toán, Hóa, Anh

4. Toán, Anh, Khoa học tự nhiên

Phương thức tuyển sinh bao gồm:

1. Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp năm 2020

2. Xét tuyển theo điểm trung bình học bạ.

3. Xét tuyển theo điểm thi THPT 2020.

*Xem thêm: tại đây.

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM là một trong những ngành được đông đảo thí sinh quan tâm. Điểm chuẩn hàng năm của ngành CNTP đều thuộc trong tốp cao nhất của trường, dao động vào khoảng 22.2 điểm dành cho hệ đại trà, 20 điểm cho hệ chất lượng cao tiếng Việt và 18 điểm cho hệ chất lượng cao tiếng Anh.

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm

Ngành Công nghệ Thực phẩm được nhiều thí sinh quan tâm. Do đó, hiện nay có một số trường đào tạo ngành học này, đáp ứng nhu cầu học tập và tuyển dụng nhân sự của nhà tuyển dụng. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm:

- Khu vực miền Bắc:

• Đại học Bách khoa Hà Nội;

• Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội;

• Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

- Khu vực miền Trung:

• Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng;

• Đại học Nông lâm - Đại học Huế.

- Khu vực miền Nam:

• Đại học Cần Thơ;

• Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM;

• Đại học Công nghệ TP.HCM;

• Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu;

• Đại học Công nghệ Sài Gòn;

• Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM;

• Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM;

• Đại học Công nghiệp TP.HCM;

• Đại học Nông lâm TP.HCM;

• Đại học Hoa Sen.

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ Thực phẩm

Công nghệ thực phẩm là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước do nhu cầu tiêu thụ lớn của người dân, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này tăng mạnh trong những năm gần đây. Tại Tp. Hồ Chí Minh, ước tính ngành thực phẩm cần hơn 9.000 nhân lực cho năm 2019 và 10.800 nhân lực/năm trong giai đoạn 2020-2025. Ở khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, CN thực phẩm cũng là một trong 4 ngành trọng yếu với nhu cầu lao động rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ Thực phẩm có thể hoạt động và làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như như:

• Cán bộ phân tích kiểm nghiệm thực phẩm; cán bộ quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

• Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại các viện nghiên cứu, công ty, nhà máy thực phẩm.

• Làm công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở, trung tâm sản xuất, kiểm định chất lượng thực phẩm, công ty tư vấn về thực phẩm.

• Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Thực phẩm;

• Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng;

• Cán bộ giảng dạy Công nghệ Thực phẩm trong các trường đại học và cao đẳng;

• Cán bộ nghiên cứu trong các viện, các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm;

• Các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm;

• Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm còn có thể tham gia vào các ngành như công nghệ sinh học, y sinh, mỹ phẩm;

• Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm.

7. Mức lương ngành Công nghệ Thực phẩm

Thông thường mức lương ngành Công nghệ Thực phẩm đối với sinh viên mới ra trường là từ 8 đến 12 triệu đồng. Đối với những vị trí như chuyên viên, cán bộ giảng dạy, giảng viên, làm công tác quản lý, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn, từ 12 đến 30 triệu đồng cho một tháng làm việc.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn học sinh yêu thích thực phẩm và có kiến thức tốt các môn hóa học, sinh học. Vậy nên sinh viên theo học ngành này cần có đủ các điều kiện và tố chất cần thiết sau:

• Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ;

• Tư duy hợp lý, logic;

• Khả năng học và tự học, tự nghiên cứu;

• Có đầu óc quan sát, sáng tạo;

• Nhiệt huyết, say mê với nghề;

• Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;

• Có tính kỷ luật

• Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính...

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Công nghệ Thực phẩm và có lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Ngành Công nghệ thực phẩm mức lương bao nhiêu?

Mức lương của kỹ sư chế biến thực phẩm mới ra trường sẽ dao động trong khoảng 6-8 triệu vnđ/tháng. Với những kỹ sư chế biến thực phẩm có trình độ chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn, sẽ có cơ hội tăng tiến lên các vị trí quản lý với mức lương khoảng từ 14-18 triệu vnđ/tháng.

Ngành Công nghệ thực phẩm bao nhiêu tín chỉ?

Thời gian đào tạo của ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Công nghệ Tp. HCM là 4 năm, tương đương với 151 tín chỉ không bao gồm 5 tín chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh. Các bạn sẽ được học tập trong môi trường hiện đại có đầy đủ phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại để thỏa sức sáng tạo với kiến thức đã học.

Học Khoa học và Công nghệ thực phẩm ra làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến chế biến lương thực và thực phẩm (cà phê, đồ hộp, thịt, cá, sữa, chè, v.v.), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông ...

Ngành Công nghệ thực phẩm học ngành gì?

Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược ...