Công thức của sắt 2 hiđroxit là

Công thức của sắt (II) hiđroxit là

A. FeO.

B.Fe(OH)3.

C.Fe(OH)2.

D.Fe3O4.

Công thức của sắt (II) hiđroxit là

A. FeO

B. Fe(OH)3

C. Fe(OH)2

D. Fe3O4

Đáp án C


Công thức của sắt (II) hiđroxit là Fe(OH)2

Câu hỏi hot cùng chủ đề

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

ÔN TẬP CHƯƠNG V : ĐẠO HÀM - 2k5 - Livestream TOÁN thầy THẾ ANH

Toán

CHỮA ĐỀ MINH HỌA CUỐI KÌ II (sát nhất) - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN - 2k6 - Livestream TOÁN thầy ANH TUẤN

Toán

ÔN THI VÀO 10 - GIẢI ĐỀ THI THỬ THCS DỊCH VỌNG HÀ NỘI - 2k7 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

CHỮA ĐỀ THAM KHẢO CUỐI HỌC KÌ 2 - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 SÁT NHẤT - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

CHỮA ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 - THPT NGUYỄN HUỆ - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

Xem thêm ...

Câu hỏi

Nhận biết

Công thức của sắt(II) hiđroxit là


A.

Fe(OH)3.

B.

Fe(OH)2.

C.

FeO.

D.

Fe2O3.

SẮT(II) HIĐROXIT

- Công thức phân tử: Fe(OH)2.

- Phân tử khối: 90 g/mol.

I. Cấu tạo:

- Gồm nguyên tố Fe kết hơp với 2 nhóm -OH.

- Hợp chất sắt (II) hiđroxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +2.

II. Tính chất vật lí:

- Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

III. Tính chất hóa học:

- Các hợp chất sắt (II) có cả tính khử và tính oxi hóa nhưng tính khử đặc trưng hơn, do trong các phản ứng hóa học ion Fe2+ dễ nhường 1e thành ion Fe3+ :

Fe2+ + 1e → Fe3+

  • Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.

- Các hợp chất sắt (II) thường kém bền dễ bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III).

  • Tính chất hóa học của Fe(OH)2 gồm:

1. Là bazơ không tan:

- Tan trong axit không có tính oxi hóa (HCl; H2SO4 loãng…) → muối sắt (II) và nước:

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Fe(OH)2 + 2H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

- Là 1 hiđroxit kém bền nên bị nhiệt phân:

  • Trong điều kiện không có không khí:

Fe(OH)2 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] FeO + H2O

4Fe(OH)2 + O2 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] 2Fe2O3 + 4H2O

2. Tính khử (do Fe có mức oxi hóa +2): khi tác dụng với 1 số chất oxi hóa mạnh như: HNO3; O2; H2SO4 đặc ….

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

Fe(OH)2 + 4HNO3 đặc,nóng

Công thức của sắt 2 hiđroxit là
→ Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

IV. Điều chế:

- Phương pháp: Cho dung dịch bazơ vào dung dịch muối sắt (II) trong điều kiện không có không khí.

- Phương trình ion rút gọn:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 (trong điều kiện không có không khí)

  • Chú ý: Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Do đó muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.