Cư trú có nghĩa là gì

Nơi cư trú của công dân theo quy định pháp luật

Xác định nơi cư trú của một người như thế nào? Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa ra sao? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Luật Minh Gia:

1. Luật sư tư vấn Luật Cư trú

Việc xác định nơi cư trú của cá nhân không chỉ có ý nghĩa xác định nơi cá nhân sinh sống, thực hiện các hoạt động xã hội mà còn là nơi cá nhân thực hiện, xác lập và chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Xác định nơi cư trú của cá nhân giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về cư trú thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kiểm soát các hành vi phạm tội trên từng địa bàn cụ thể.

Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề cư trú, bạn hãy tham khảo các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn.

Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của công ty Luật Minh Gia. Tuy nhiên, bài viết được soạn thảo dựa trên các quy định của pháp luật nên nếu phát sinh vấn đề chưa rõ, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:1900.6169để được hỗ trợ kịp thời.

2. Nơi cư trú của công dân

Nơi cư trú của công dân hướng dẫn và quy định chi tiết tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, nội dung như sau:

Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Cư trú có nghĩa là gì

Nơi cư trú của công dân theo quy định pháp luật

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

4. Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;

b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;

c) Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);

d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tham khảo thêm:

- Mẫu đơn xin thường trú, tạm trú

- Đăng ký tạm trú có phải bắt buộc không?

- Mẫu Giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú vào nhà ở

- Quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Căn cứ:

- Luật Cư trú 2020

- Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú 2020

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Cư trú có nghĩa là gì

Cách phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú đơn giản nhất (Ảnh minh họa)
 

Khái niệm

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. 

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Thường trú

Tạm trú

Lưu trú

Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

 Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày

Bản chất

Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ

Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn

Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi... trong thời gian ngắn

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn

- Có thời hạn, tối đa 02 năm
- Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời

Nơi đăng ký cư trú

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký

Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có chỗ ở hợp pháp;

- Nhập hộ khẩu về nhà người thân

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Xem thêm: Điều kiện đăng ký thường trú từ 01/7/2021

Đáp ứng 02 điều kiện:

- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
- Sinh sống từ 30 ngày trở lên

- Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú

- Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiện

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú

- Không quy định.
- Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Mức phạt nếu vi phạm

100.000 - 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)


Như vậy, có thể hiểu đơn giản như sau:

- Cư trú gồm nơi thường trú và tạm trú;

- Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài không có thời hạn;

- Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn ngoài nơi thường trú;

- Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn mang tính nhất thời.

 Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Luật Cư trú: 15 điểm mới người dân cần biết

>> Thủ tục đăng ký thường trú từ 01/7/2021: Hướng dẫn từ A - Z

>> Xem các quy định liên quan đến thủ tục hành chính mới dưới dạng Video tại đây.

Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

Còn theo Điều 11 Luật Cư trú 2020:

Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

Trong đó, theo Điều 2 Luật Cư trú, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Như vậy, khi điền thông tin về nơi cư trú, người dân có thể ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.

Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân bởi đây là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý liên quan.

Người không có thường trú, tạm trú khai báo nơi cư trú thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

Trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú

Điều 4 Nghị định 62/2021 hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú)

Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền

- Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.

- Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân thích khác của công dân. Trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

- Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú

Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.

Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trên đây giải thích về: Nơi cư trú là gì? Được ghi nơi cư trú theo địa chỉ nào? Nếu có vướng mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6199  để được tư vấn.

>> Hướng dẫn Thủ tục đăng ký thường trú từ A - Z

Xem thêm: Giới thiệu LuatVietnam -  website tra cứu văn bản và thông tin pháp luật uy tín