Customer Value La gì

Giá trị khách hàng (customer value) là tòan bộ lợi ích mà khách hàng nhận được nhờ sở hữu sản phẩm/dịch vụ, nó bao gồm những lợi ích do sản phẩm/dịch vụ mang lại, lợi ích do dịch vụ cộng thêm, lợi ích do hình ảnh của thương hiệu người bán, lợi ích nhờ mối quan hệ cá nhân hình thành. Khi so sánh giá trị khách hàng với chi phí của khách hàng sẽ hình thành khái niệm giá trị dành cho khách hàng.
Mặc dù vẫn cần thiết để cạnh tranh trong các ngành hiện nay nhưng chất lượng đã không còn là một nguồn lợi thế cạnh tranh đủ mạnh nữa. Việc đổi mới sản phẩm và chất lượng không còn cung cấp được cơ sở cho ưu thế cạnh tranh. Một vài doanh nghiệp lại quay vào nội bộ bằng cách cố gắng cải tiến hoạt động thông qua những cơ cấu hoàn thiện hơn và những thay đổi về quy trình. Giảm biên chế, tái cơ cấu, tái lập (reengineering) xuất hiện như một công cụ quản lý phổ biến để tạo ra những doanh nghiệp “tinh gọn”. Nhưng các kinh nghiệm về việc những công cụ này có thực hiện được những lời hứa của chúng hay không thì vẫn còn chưa chắc chắn. Cách thức hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn có sự thay đổi, thế nhưng vẫn không đạt được những tác động mong đợi về hiệu quả hoạt động.
Việc cải tiến chất lượng và thay đổi tổ chức vẫn tiếp diễn, cả những áp lực từ thị trường bên ngoài- những áp lực dẫn đến những cải tiến và thay đổi đó- cũng liên tục xuất hiện. Công cuộc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bắt đầu, và các doanh nghiệp phải tìm kiếm những nguồn lợi thế cạnh tranh tiếp theo ở đâu là một câu hỏi quan trọng. Thay vì vẫn tập trung vào những hoạt động và cơ cấu nội bộ như trước, chuyển đổi chính về quản lý tiếp theo sẽ xảy ra khi doanh nghiệp hướng sự quan tâm nhiều hơn ra bên ngoài đến các thị trường và khách hàng. Nhất quán định hướng này là chiến lược theo hướng cung cấp giá trị khách hàng ưu việt hơn. Những người ủng hộ cách thức này thường chỉ ra một trong 4 điểm sau để bảo vệ quan điểm của mình: (1) những câu chuyện thành công được phát hành rộng rãi của những công ty quản lý theo cách này (ví dụ: AT&T; Federal Express. Xerox, Công ty hóa chất Eastman); (2) phân tích dữ liệu tác động đến lợi nhuận của Chiến lược Marketing thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng, thị phần và khả năng sinh lợi; (3) những nghiên cứu phát hiện mối quan hệ tích cực giữa định hướng thị trường với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; và (4) những phân tích về chi phí chứng minh rằng việc giữ khách thì ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc tìm khách hàng mới. Dường như vấn đề không phải là ở chỗ doanh nghiệp có nên cạnh tranh về cung cấp giá trị hay không, mà là ở việc doanh nghiệp phải thực hiện điều này như thế nào.
Đầu tiên, áp dụng định hướng cung cấp giá trị khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thị trường và khách hàng của mình. Quyết định về cách thức cạnh tranh trong cung cấp giá trị khách hàng ưu việt hơn đưa ra những câu hỏi, chẳng hạn: (1)chính xác thì khách hàng cần gì? (2) Trong tất cả những giá trị mà khách hàng coi trọng, giá trị nào chúng ta nên tập trung vào để có được lợi thế? (3) Khách hàng nghĩ như thế nào về khả năng cung cấp giá trị đó của doanh nghiệp? (4) Những giá trị mà khách hàng coi trọng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?
Thứ hai, các nhà quản lý phải chuyển tải những nghiên cứu về khách hàng thành những hoạt động phục vụ khách hơn tốt hơn. Ví dụ, những quy trình nội bộ cung cấp giá trị phải được điều chỉnh cho trùng với những giá trị mà khách hàng coi trọng.
Những lập luận bảo vệ quan điểm quản lý tập trung vào khách hàng đều rất có sức thuyết phục và có những mô hình lý thuyết mô tả cách thức mà những nhà quản lý nên phát triển lợi thế cạnh tranh tập trung vào khách hàng. Tuy nhiên, còn phải vất vả thì triết lý này mới dần dần có thể bắt rễ được vào thực tiễn quản trị marketing. Ngay những giáo trình của giảng dạy marketing ở hầu hết các trường đại học cũng chưa đề cập tới vấn đề này.
Nếu các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh tốt hơn về cung cấp giá trị khách hàng ưu việt hơn, họ sẽ cần có một tập hợp “các công cụ giá trị khách hàng’ tương ứng. Sử dụng những công cụ này, các tổ chức trong tương lai sẽ trở nên giỏi hơn ở việc kết hợp khả năng quản lý chất lượng nội bộ với tiêu điểm chiến lược hướng ngoại thống nhất với cách mà các khách hàng nhìn nhận giá trị .

Trở thành thương hiệu nổi tiếng và thành công chắc chắn rằng doanh nghiệp đó đã mang đến cho khách hàng rất nhiều lợi ích. Giá trị mang lại càng cao thì độ hài lòng của khách hàng càng lớn, đây cũng là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Vậy giá trị khách hàng là gì và có những bí quyết nào để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp, cùng Bizfly tìm hiểu bài viết sau.

Giá trị khách hàng (Customer Value) là toàn bộ lợi ích, sự hài lòng của khách hàng trong suốt quá trình tìm hiểu, mua và sử dụng sản phẩm. Những lợi ích đấy sẽ được đem ra so sánh với các lựa chọn thay đế khác. Điều này cho thấy rằng, liệu khách hàng họ có đạt được những giá trị và lợi ích tương xứng với số tiền họ bỏ ra hay không. 

Customer Value La gì

Giá trị khách hàng là gì? 

Nếu khách hàng cảm thấy tổng chi phí sản phẩm, dịch vụ lớn hơn mặt lợi ích họ sẽ cảm thấy hối hận khi đặt mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Đặc biệt, trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đưa ra một lời đề nghị tốt hơn về mặt giá cả cũng như chất lượng so với sản phẩm dịch vụ của bạn. Vì vậy, hiểu rõ được giá trị khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm, dịch vụ một cách chính xác.

Vai trò của giá trị khách hàng

Trong chiến lược Marketing, giá trị khách hàng là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng bởi:

  • Đóng vai trò cốt lõi: Nếu sản phẩm, dịch vụ không đem đến lợi ích thiết thực cho khách hàng thì giá trị của sản phẩm đó khó có thể được nâng cao.
  • Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu: Trong các chiến lược marketing, hầu hết các doanh nghiệp lớn như: apple, gucci, honda... không đơn thuần chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà còn mang nhiều giá trị đến cho người tiêu dùng. Điều này sẽ là dấu ấn đặc biệt để khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Cung cấp những sản phẩm có giá trị, giá cả hợp lý, phải chăng sẽ là điều kiện cơ bản để bạn vượt mặt đối thủ.

Làm thế nào để đo lường giá trị khách hàng? 

Hiện nay, có rất nhiều công thức tính giá trị khách hàng. Dưới đây là công thức tính giá trị khách hàng đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo: 

Customer Value La gì

Làm thế nào để đo lường giá trị khách hàng?

Giá trị khách hàng = giá trị cảm nhận/chi phí mua hàng.

  • Giá trị của mọi sản phẩm là lợi ích cần thiết đem đến cho khách hàng. Những lợi ích đó không chỉ nằm ở tính năng, công dụng mà còn thể hiện ở giá trị thương hiệu.
  • Đối với một nhóm lợi ích bất kỳ, nếu chi phí mua hàng tăng thì giá trị cảm nhận sẽ giảm. Giá trị ở đây không nói lên giá cả mà nó muốn đề cập đến những lợi ích mà người tiêu dùng cảm nhận được trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: Hai sản phẩm đồng nhất có cùng chất lượng như nhau, cùng cho lợi ích cảm nhận của khách hàng như nhau thì có thể cạnh tranh bằng chi phí.

Bí quyết tăng giá trị khách hàng hiệu quả 

Để giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị khách hàng, bạn có thể áp dụng bí quyết hiệu quả sau đây.

Thực hiện đánh giá trải nghiệm khách hàng 

Cách đầu tiên để gia tăng giá trị khách hàng là phân tích, đánh giá trải nghiệm khách hàng. Hãy tạo ra một bản đồ phác thảo hành trình trải nghiệm khách hàng thực hiện khi sử dụng một sản phẩm nào đó của bạn.

Customer Value La gì

Thực hiện đánh giá trải nghiệm khách hàng ​

Từ đó bạn có thể tìm kiếm các tương tác gây ra xung đột trong quá trình trải nghiệm. Khi đã hình dung được hành động mà khách hàng đang thực hiện, bạn sẽ dễ dàng có cơ hội để nâng cao giá trị khách hàng hơn.

Thu thập data khách hàng 

Nếu chỉ nhìn vào chỉ số giá trị khách hàng từ khía cạnh kinh doanh thì bạn rất khó có thể thay đổi hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, hãy tập trung vào việc gia tăng lợi ích cảm nhận từ khách hàng.

Để giải pháp này trở nên hiệu quả bạn cần truy cập vào data khách hàng định lượng và định tính. Các nhóm quản lý dữ liệu này sẽ cung cấp số liệu làm minh chứng cho sự thay đổi của khách hàng. Từ đây, bạn có thể tự tin đưa ra các quyết định khi biết được cảm nhận khách hàng về giá trị phù hợp với cơ sở khách hàng của doanh nghiệp.

Tập trung vào nhóm khách hàng trung thành 

Một khi khách hàng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc giá trị khách hàng của tập khách hàng này cực kì cao, họ đã nhận được rất nhiều giá trị từ doanh nghiệp của bạn.

Customer Value La gì

Tập trung vào nhóm khách hàng trung thành 

Để nâng cao hiệu quả, bạn nên tổ chức các sự kiện, chương trình đặc biệt cho những khách hàng thân thiết, điều này không những tiếp tục tạo ra giá trị khách hàng mà còn tạo mối quan hệ thân thiết lâu dài.

Phân khúc khách hàng 

Cách tăng giá trị khách hàng hiệu quả tiếp theo là phân khúc khách hàng. Đây là bí quyết để doanh nghiệp bắt đầu với tính cách của người tiêu dùng. Hãy sử dụng dữ liệu khách hàng để xác định hành vi mua hàng của họ, từ đó phân chia thành các nhóm khách hàng cụ thể.

Gia tăng giá trị khách hàng là hoạt động vô cùng cần thiết để đẩy mạnh doanh thu và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Qua những kiến thức Bizfly chia sẻ, sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm cần thiết để nắm bắt giá trị khách hàng tốt nhất, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả khi kinh doanh.

Value customer nghĩa là gì?

Giá trị khách hàng (customer value) toàn bộ những lợi ích mà khách hàng nhận được trong suốt quá trình tìm hiểu, mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Những giá trị ấy bao gồm những lợi ích của bản thân sản phẩm/dịch vụ như công dụng, tính năng…

Giá trị khách hàng gồm những gì?

Giá trị khách hàng (customer value) là tòan bộ lợi ích mà khách hàng nhận được nhờ sở hữu sản phẩm/dịch vụ, nó bao gồm những lợi ích do sản phẩm/dịch vụ mang lại, lợi ích do dịch vụ cộng thêm, lợi ích do hình ảnh của thương hiệu người bán, lợi ích nhờ mối quan hệ cá nhân hình thành.

Chiến lược giá trị khách hàng là gì?

nền tảng của chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Về cơ bản, nó tổng hợp toàn bộ lợi ích cần để thuyết phục người tiêu dùng tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ có giá trị hơn đối với họ so với những đề nghị tương tự trên thị trường.

Customer Lifetime Value là gì?

CLV là gì? CLV là viết tắt của Customer Lifetime Value, được hiểu sang nghĩa tiếng Việt Giá trị lâu dài của khách hàng. Đây giá trị tổng thể mà khách hàng mang lại cho Doanh nghiệp của bạn trong thời gian họ mua hàng của bạn hoặc sử dụng dịch vụ của bạn.