Đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp của Nhật Bản là

Câu 4: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Vì sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản lại giảm ?


Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

  • Có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP).
  • Diện tích đất nông nghiệp ít.
  • Phát triển theo hướng thâm canh.
  • Đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng.

Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản lại giảm là vì: Trong những năm gần đây, diện tích trước đây sử dụng để trồng lúa gạo đã được chuyển sang để trồng một số loại cây trồng khác.


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P2

Từ khóa tìm kiếm Google: đặc điểm nổi bật, nông nghiệp, Nhật Bản, diện tích trồng lúa.

15/01/2020 | Tác giả: Admin

Khi nhắc đến đất nước Hoa Anh Đào thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới.

Đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp của Nhật Bản là

Khi nhắc đến đất nước Hoa Anh Đào thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới.

Nông nghiệp Nhật Bản không kể là nông nghiệp trồng trọt hay chăn nuôi người ta có thể nghĩ ngay đến những mô hình nông nghiệp hiện đại, tiên tiến. Nhiều người phải trầm trồ thán phục khi được chứng kiến những công nghệ cũng như máy móc hiện đại được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản.

Đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp của Nhật Bản là

Nông nghiệp tại Nhật Bản

Nông nghiệp Nhật Bản xưa và nay

Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa. Và trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa còn có lúa mì, lúa mạch, kê, đỗ tương, củ cải. Các nông cụ cổ nhất làm bằng gỗ hoặc đá. Khi kỹ thuật từ lục địa giúp sản xuất ra các dụng cụ bằng sắt, nông nghiệp đạt tiến bộ nhanh chóng và những vùng đất đai bị bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.

Trước cuộc đại cải cách của Nhật năm 1868, có đến 80% dân số làm nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp chính là lúa nước. Thời đó, phương pháp nông nghiệp của Nhật cũng là canh tác truyền thống. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên Nhật Bản không được thuận lợi, mỗi hộ gia đình chỉ có một phần diện tích rất nhỏ để canh tác.

Sau cuộc duy tân Minh Trị, kinh tế Nhật Bản đã có sự thay đổi ngoạn mục. Thay vì tập trung cho nông nghiệp, Nhật Bản dần chuyển mình và đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ. Tầm quan trọng của nền nông nghiệp bị giảm đi kéo theo tỷ lệ người dân làm nông nghiệp cũng giảm theo.

Đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp của Nhật Bản là

Rau trồng trong nhà kính tại Nhật Bản

Thay vì canh tác truyền thống tốn nhiều công sức, hiệu quả không cao, nền nông nghiệp Nhật Bản đã chuyển sang canh tác với phương pháp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ. Giảm thiểu lao động tối đa và nâng cao năng suất.

Những khu vườn trong nhà kính được dựng lên để thay thế những mảnh ruộng, vườn. Mọi công đoạn trồng cây trong nhà kính đều được áp dụng những khoa học hiện đại từ ươm giống, cấy cây, chăm sóc đến thu hoạch. Trồng cây trong nhà kính không chỉ giúp tăng năng suất cây trồng mà còn giúp tăng chất lượng sản phẩm.

Với sự vượt trội về công nghệ, nông nghiệp Nhật Bản đã đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm trong nước. Hiện nay, nền nông nghiệp Nhật Bản được xem là mô hình nông nghiệp kiểu mẫu trên thế giới.

Từ cuối thời Heian (794-1185), những gia đình có thế lực nổi lên ở các tỉnh và trở nên giàu có nhờ sản xuất nông nghiệp. Khi kiểm soát được chính quyền trong thời Kamakura (1185-1333), họ tỏ ra quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn so với giới cai trị trước đó và khuyến khích nhiều cải tiến. Với sự xuất hiện của nhiều thành phố và thị trấn trong thời Edo (1603-1868), tỉ lệ dân số không làm nghề nông tăng lên và các nông dân bị đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều hơn.

Tuy nhiên, hơn một nửa số gạo sản xuất ra bị thu dưới hình thức thuế đất đai và nông dân thường xuyên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Họ phải trồng thêm lúa mạch, lúa mì hoặc kê. Sản lượng nông nghiệp tăng lên nhờ những nỗ lực trong 3 lĩnh vực: khai hoang, phân bón và lai giống cây trồng.Đến nay, người ta sẽ thấy 1 nền nông nghiệp Nhật Bản hiện đại và tự động, đem lại hiệu quả cao gấp hàng chục lần các phương pháp làm nông nghiệp truyền thống.

Trong thời kỳ Nhật Bản tích cực hướng tới hiện đại hóa sau Minh Trị Duy Tân, các phương pháp canh tác của phương Tây được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của đất đai ở Nhật hoàn toàn khác so với ở phương Tây, chỉ áp dụng cách trồng cấy với kỹ thuật của nước ngoài thì không hiệu quả. Do vậy người ta thay đổi trọng tâm, trở lại coi gạo là sản phẩm chính và phát triển những phương pháp thâm canh.

Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây nông nghiệp quan trọng.

Đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp của Nhật Bản là

Máy móc nông nghiệp tại Nhật Bản

Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.

Diện tích nền nông nghiệp Nhật Bản

Nhật Bản với diện tích tự nhiên 378.000km2, đất nông nghiệp chỉ chiếm 14% diện tích lãnh thổ. Lúa gạo là cây trồng chính nhưng diện tích trồng lúa giảm: từ 2342 nghìn ha năm 1985 còn 1650 nghìn ha năm 2004.

Đặc điểm nền nông nghiệp Nhật Bản

Hiện nay nền nông nghiệp của nhật bản rất phát triển khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao sản lượng nông nghiệp lên vượt bậc.

Ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 0,1% trong tổng GDP của Nhật Bản.- Diện tích đất nông nghiệp ít.

  • Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản. Chi phí sản xuất cao và nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai nên giá nông phẩm của Nhật Bản thuộc loại cao nhất thế giới.
  • Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của Nhật Bản, chiếm hơn 80% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngành chăn nuôi cũng tương đối phát triển.

Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ KH-KT và cn hiện đại để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính; các cây trồng phô biến: chè, thuốc lá, dâu tằm,…Chăn nuôi trương đối phát triển; vật nuôi chính: bò, lợn, gà. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,… Nghề nuôi trồng hải sản dc chú trọg phát triển.

Chính sách phát triển nông nghiệp Nhật Bản

Ibaraki là một tỉnh được coi là nông nghiệp của Nhật, Tỉnh này có diện tích là đồng bằng lớn nhất nước Nhật vì vậy rất thích hợp để làm nông nghiệp, nơi đây có nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai ở Nhật Bản. Dân số của tỉnh này chỉ 3 triệu người nhưng GDP của tỉnh đạt hơn 110 tỷ USD một năm bằng 1/2 GDP của Việt Nam. Theo thống kê thì GDP của Ibaraki được đóng góp từ hơn 50% là nông nghiệp hoặc các ngành liên quan đến nông nghiệp.

Đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp của Nhật Bản là

Nông nghiệp Nhật Bản tiên tiến

Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chuyên nghiệp, thông thường họ làm quanh năm mà không có mùa vụ như ở VN. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà kính ra để lấy môi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết không ủng hộ thì họ đóng nhà kính lại. Họ trồng rau thường theo từng tầng chứ không chỉ trồng ở dưới mặt đất như ở VN.

Họ có các công thức về đất của từng loại cây riêng biệt, họ có cách bảo quản sau thu hoạch rất tôt, có nhiều loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch xong họ bảo quản được những vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.

Các trang trại chăn nuôi ở Nhật thì đều có hệ thống máy móc phục vụ từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, công việc của người lao động chủ yếu vận hành hệ thống trang trại này. Nếu những ai có mong muốn phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước thì những công việc chăn nuôi hoặc làm vườn là lựa chọn rất phù hợp. Nhìn sâu vào tổng thể dẽ dàng thấy đi Nhật làm việc ngành nông nghiệp lại nhiều lợi thế hơn rất nhiều ngành nghề khác.

Hiện có một số bạn khi nói đi Nhật làm nông nghiệp là đã rất không thích, vì đơn giản các bạn cứ nghĩ nếu làm nông nghiệp thì khác gì nông dân ở VN. Nhưng các bạn rất nhầm, hiện nay theo thống kê thì ở Nhật Bản chỉ có khoảng trên 2% dân số làm liên quan đến nông nghiệp. Vậy mà họ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm chất lượng hàng đầu thế giới cho hơn 128 triệu dân Nhật.

Còn nông nghiệp của VN thì sao, chúng ta có tới trên 50% dân số làm nông nghiệp, ấy vậy mà chúng ta vẫn không đầy đủ lương thực thực phẩm tốt cho toàn dân, vì sao vậy? Câu hỏi này chắc sẽ dành cho những ai đi xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp về trả lời các bạn nhé.

Phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp

Tăng cường sử dụng phân hoa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất…

Cải cách mộng đất

Để duy trì, bảo vệ những vùng đất tốt dùng cho mục đích nông nghiệp, năm 1969 Nhà nước đã ban hành Luật Cải tạo và phát triển những vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1970, Luật Đất đai nông nghiệp và Luật Hợp tác xã nông nghiệp được sửa đổi bổ sung đã nối rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất sản xuất nông nghiệp cũng như quyền quản lý cho các tập đoàn và các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Năm 1975, Nhật Bản quyết định thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện

Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản

Phát triển sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất những nông phẩm có sức tiêu thụ kém; Hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp, kể cả việc phát triển những nông hộ và HTX có năng lực về quản lý kinh doanh và canh tác.

Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ

Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Chính sách hỗ trợ nông nghiệp

Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, đã kích thích sản xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo. Từ năm 1970, Nhật Bản bắt đầu hạn chế mức sản xuất gạo, do vậy Nhật Bản chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lương thực trong nước so vối 79% của năm 1960.

Theo quan điểm an ninh lương thực là mục tiêu số một nên ngành nông nghiệp được bảo hộ rất cao. Cuối năm 1999 Nhật Bản đã đưa ra “Luật cơ bản mới về lương thực, nông nghiệp và khu vực nông thôn” vối nhiều hứa hẹn về những cải cách mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nguồn: https://nhanlucquocte.net/