Đại học Quốc gia có thuộc Bộ giáo dục không

Dự kiến, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là 3 trong số 23 trường thực hiện Nghị quyết 77 về tự chủ đại học được giao nghiên cứu xây dựng đề án không còn trực thuộc cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Được biết, ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng mô hình đại học tự chủ thông qua việc thành lập Đại Quốc gia Hà Nội vào năm 1993 và thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 với sứ mệnh trở thành các trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động theo cơ chế không có cơ quan chủ quản.

Đại học Quốc gia có thuộc Bộ giáo dục không
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động yêu cầu 3 trường: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Đến nay, có thêm 23 cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí; đầu tư, mua sắm; cơ chế giám sát. 

Trong 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được tự chủ, đã có Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là trường đại học công lập đầu tiên không có cơ quan chủ quản.

Đại học Quốc gia có thuộc Bộ giáo dục không
Ai đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch Hội đồng trường?

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, cơ chế không có cơ quan chủ quản là việc quản lý, điều hành Trường đại học theo nguyên tắc:

Chuyển thẩm quyền quyết định các vấn đề được giao cho cơ quan chủ quản quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành (không bao gồm thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) cho Hội đồng trường, trừ việc thành lập Hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường. 

Trường thí điểm thực hiện cơ chế không có cơ quan chủ quản vẫn phải thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và của chính quyền địa phương đối với các hoạt động của Trường như các cơ sở giáo dục đại học công lập khác không tham gia thí điểm.

Tuy nhiên, theo dự kiến ban đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thí điểm cơ chế không có bộ chủ quản phải đồng thời đạt 4 điều kiện sau:

- Các cơ sở giáo dục đại học đã được giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ hoặc đã tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. 

- Hội đồng trường đã được thành lập theo quy định và hoạt động hiệu quả, ổn định.

- Đã đạt kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học.

- Có đề án thí điểm hoạt động theo cơ chế không có cơ quan chủ quản.

Nội dung cụ thể thực hiện cơ chế không có bộ chủ quản như sau: 

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng trường (trong đó có 01 đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo), bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường và thực hiện chế độ đối với Chủ tịch Hội đồng trường (nâng lương thường xuyên, nâng lương trước kỳ hạn sau khi xin ý kiến Bộ Nội vụ, nghỉ hưu, kỷ luật, khen thưởng)...

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đang trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về chủ trương này.

Thùy Linh

Đại học Quốc gia có thuộc Bộ giáo dục không

ĐH Quốc gia Hà Nội.


Về vị trí và chức năng, Đại học quốc gia là tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và UBND cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Nhiệm vụ của Đại học quốc gia là tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.

Đại học quốc gia được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Được thí điểm mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo đã được quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, kiểm tra.

Ngoài ra, được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc Đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học quốc gia.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia là 5 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia. Hội đồng Đại học quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

Về cơ cấu, ĐH quốc gia thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học và đuwọc cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng ban hành…

Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ĐH quốc gia; Quyết nghị về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của ĐH quốc gia.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014.

Hồng Hạnh

Đại học quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Đại học quốc gia? Quy định pháp luật về đại học quốc gia?

Nước ta hiện nay có rất nhiều các trường đại học khác nhau với những đặc thù về chuyên môn khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và đào tạo ra nhân tài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Trong đó chúng ta phải kể tới đại học quốc gia với những trường nằm trong cụm đại học quốc gia rất được sự quan tâm của sinh viên học sinh hiện nay khi lựa chọn theo học.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Đại học quốc gia là gì?

Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành lớn, chất lượng cao của cả nước, được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại một số trường đại học và viện nghiên cứu khoa học thuộc một vùng lãnh thổ của nước ta. Đại học quốc gia có các nhiệm vụ chính: đào tạo chuyên gia các ngành khoa học và công nghệ theo các trình độ đại học, cao học và tiến sĩ; nghiên cứu khoa học, công nghệ, gắn với giảng dạy, đào tạo, thông tin khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống; hỗ trợ về học thuật cho một số trường đại học khác và một số trường cao đẳng ở các địa phương.

Đại học quốc gia là một trong các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đại học quốc gia được biết đến là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao và được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Cơ cấu tổ chức của Đại học quốc gia gồm:

– Hội đồng Đại học quốc gia.

– Giám đốc, phó giám đốc Đại học quốc gia.

– Văn phòng và các ban chức năng (nếu có).

– Các trường đại học thành viên; các viện nghiên cứu khoa học thành viên (hay còn gọi là các đơn vị thành viên).

– Các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; phân hiệu (nếu có); các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học (các đơn vị trực thuộc).

– Hội đồng khoa học và đào tạo; một số hội đồng tư vấn khác.

Xem thêm: Ưu đãi giáo dục đại học đối với con thương binh

Đại học quốc gia tiếng Anh là ” National University”.

2. Quy định pháp luật về đại học quốc gia:

Đại học quốc gia đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012. Theo đó, Đại học quốc gia được quy định như sau:

1. Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

2. Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.

3. Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

4. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.

Luật quy định các trường đại học tùy theo nhiệm vụ, chức năng, sứ mệnh, tự nguyện hoặc được nhà nước quy định kết hợp, sáp nhập với nhau tạo thành một tổ hợp/ hệ thống các trường đại học hoặc khi một trường đại học tự lớn mạnh lên và thành lập hệ thống các trường đại học thì được hình thành một Đại học. Hệ thống này được quản lý, vận hành trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm và lợi ích chung, được luật pháp bảo vệ và có những quyền tự chủ của hệ thống.

Xem thêm: Giáo dục đại học là gì? Mục tiêu, vai trò của giáo dục đại học?

Mô hình trường đại học trong đại học, theo đó, được cơ quan thẩm tra nhận định là hoàn toàn không mới trong xu hướng phát triển, đồng thời tạo độ mở cho mô hình cơ sở giáo dục đại học, thuận lợi cho việc kếp hợp, sáp nhập, giảm số lượng trường.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, thực tế xây dựng hai ĐHQG đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình này khi có cơ chế và nguồn lực phù hợp.

Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai của cơ quan soạn thảo lại đề nghị quy định hệ thống cơ sở GDĐH gồm có đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác, gọi chung là đại học.

Cơ quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật nhận xét, quy định này có vẻ tường minh, công bằng khi coi tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều có cơ hội như nhau về lựa chọn mô hình phát triển là Đại học và phân biệt với nhau chỉ thông qua nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại các thực thể được gọi là cơ sở GDĐH gồm có trường đại học, học viện, đại học.

Quy định này được cho là chưa giải quyết được bản chất vấn đề về mô hình trường đại học bên trong đại học hiện nay, cả về nội dung và tổ chức, đồng thời có thể làm phức tạp thêm hệ thống khi quy định tất cả cơ sở giáo dục đại học là Đại học; các cơ sở GDĐH đa lĩnh vực được thành lập các trường trực thuộc bên trong mà chưa phân định rõ tư cách pháp nhân, địa vị pháp lý của các tổ chức này. Từ đó, việc ổn định của hệ thống GDĐH hiện nay có thể bị ảnh hưởng lớn.

Đại học Quốc gia “đẻ” bộ máy trung gian cồng kềnh

Như chúng ta đã biết thì quy định về mô hình đại học thể hiện trong bản dự thảo luật mới nhất chưa giải quyết được các vấn đề vướng mắc đã bộc lộ trong thực tế. Hiện tại có rất nhiều ý kiến băn khoăn là tại sao chỉ các Đại học quốc gia, đại học vùng được gọi là “đại học” trong khi có rất nhiều các trường uy tín khác như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân… lại không được gọi đúng từ định danh đó.

Trên thực tế việc phân mô hình tổ chức như thế lại hình thành một cái trần, mà lại gây khó khăn cho việc hội nhập vì khi dịch ra tiếng Anh chẳng hạn, chỉ có một từ thống nhất để chỉ trường đại học là University” cần nói thẳng thắn về những hạn chế trong mô hình tổ chức 2 Đại học Quốc gia cũng như 3 Đại học vùng hiện nay. Các cơ sở này được hình thành từ những năm 1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là một biện pháp sáp nhập cơ học các trường đại học lại với nhau và việc vận hành cho đến bây giờ, không phải là đều thuận lợi.

Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

Như vậy nên phương án đưa ra của cơ quan thẩm tra sẽ khó tháo gỡ được những bất cập thực tế đã bộc lộ trong khi phương án đề xuất ban đầu của Chính phủ là dựa trên nguyện vọng của nhiều trường, sẽ giải quyết được các vấn đề đó. Xu hướng khác của giáo dục đại học là đa lĩnh vực, thậm chí đến trường Y giờ cũng không còn phải là chuyên ngành đào tạo độc lập nữa mà cần thiết phải đứng trong một tổ hợp. Vậy nên các trường đại học đều đang bắt đầu hình thành các tổ hợp như thế.

Ví dụ như tại  Philippines đã có Đại học Quốc gia với 17 trường đại học thành viên. Nhật Bản cũng đã hình thành Tập đoàn Đại học Quốc gia để giải quyết những bài toán lớn đặt ra ở tầm quốc gia. Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục thuyết phục, phương án đưa ra của cơ quan thẩm tra thích hợp cho xu hướng, mục tiêu đó.

Tham gia ý kiến, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận xét, sai lầm trong việc tổ chức, phân loại là chỉ nhìn vào quy mô trường mà không nhìn vào năng lực đào tạo, vào nhu cầu của người học… Theo ông, việc phân loại mô hình theo hướng tư duy này ảnh hưởng lớn đến sức phát triển của giáo dục đại học.

“Xưa nay cứ nói đến Đại học Quốc gia là nói tới sự hoành tráng, quy mô nhưng trong Đại học quốc gia không phải trường nào, khoa nào cũng nhận được sự đánh giá cao từ xã hội. Trong khi đó Đại học Quốc gia lại sinh ra một bộ máy quản lý trung gian cồng kềnh, phức tạp” – ông Nhưỡng nói.

Muốn có được sự tự chủ, sáng tạo thực sự cho các trường, nhất định phải lấy kiểm định làm công cụ và chất lượng kiểm định phải được nâng lên. Thực tế, nhiều trường đã bộc lộ bức xúc về hoạt động kiểm định đại học vừa qua khi áp dụng kiểm định chỉ định, chỉ kiểm định cơ sở vật chất mà không kiểm định giáo viên trong khi người dạy, người học mới là yếu tố chính quyết định chất lượng đào tạo.