Đánh giá bài 89 em ôn lại những gì đã học

Mỗi bạn nghĩ ra một phép tính nhân số đo thời gian với một số hoặc chia số đo thời gian cho một số. Chẳng hạn, bạn thứ nhất nêu :  3 giờ 14 phút × 2, đố bạn thứ hai, bạn thứ hai nêu kết quả tính. Cứ tiếp tục như thế cho hết một vòng chơi.

Phương pháp giải:

Xem lại cách nhân số đo thời gian với một số hoặc chia số đo thời gian cho một số rồi chơi theo hướng dẫn ở đề bài.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :

• 3 giờ 14 phút × 2 = 6 giờ 28 phút ;

• 15 phút 45 giây × 3 = 45 phút 135 giây = 47 phút 15 giây ;

• 52 giờ 36 phút : 4 = 13 giờ 9 phút ;

• 8 giờ 5 phút : 5 = 1 giờ 37 phút.


Câu 2

Tính : 

a) 5 giờ 13 phút × 6

b) 25 phút 14 giây × 7

c) 56 phút 35 giây : 7

d) 10 giờ 21 phút : 9

Phương pháp giải:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân, phép chia các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

Lời giải chi tiết:

Đánh giá bài 89 em ôn lại những gì đã học


Câu 3

Tính:

a) (4 giờ 20 phút + 3 giờ 15 phút) × 5

b) 4 giờ 20 phút + 3 giờ 15 phút × 5

c) (6 phút 20 giây + 7 phút 32 giây) : 4

d) 6 phút 20 giây + 7 phút 32 giây  : 4

Phương pháp giải:

- Ta thực hiện tính giá trị biểu thức như đối với các số tự nhiên: biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta tính lần lượt phép nhân, chia trước, phép cộng, trừ sau sau.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng

- Nếu số phút lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ; số giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của giây là phút.

Lời giải chi tiết:

a) (4 giờ 20 phút + 3 giờ 15 phút) × 5

    = 7 giờ 35 phút × 5

    = 35 giờ 175 phút  (175 phút = 2 giờ 55 phút)

    = 37 giờ 55 phút      

b) 4 giờ 20 phút + 3 giờ 15 phút × 5

   = 4 giờ 20 phút + 15 giờ 75 phút

   = 19 giờ 95 phút  (95 phút = 1 giờ 35 phút)

   = 20 giờ 35 phút

c) (6 phút 20 giây + 7 phút 32 giây) : 4

    = 13 phút 52 giây : 4

    = 3 phút 28 giây

d) 6 phút 20 giây + 7 phút 32 giây  : 4

    = 6 phút 20 giây + 1 phút 53 giây

    = 7 phút 73 giây  (73 giây = 1 phút 13 giây)

    = 8 phút 13 giây


Câu 4

Một người thợ mộc làm xong 1 cái ghế hết 2 giờ 12 phút, làm xong 1 cái bàn hết 3 giờ 15 phút. Hỏi người đó làm 3 cái ghế và 2 cái bàn thì hết bao nhiêu thời gian?

Phương pháp giải:

- Thời gian làm xong 3 cái ghế = Thời gian làm xong 1 cái ghế × 3.

- Thời gian làm xong 2 cái bàn = Thời gian làm làm xong 1 cái bàn × 2.

- Thời gian làm 3 cái ghế và 2 cái bàn = Thời gian làm xong 3 cái ghế + Thời gian làm xong 2 cái bàn.

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 94: Em ôn lại những gì đã học – Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 89, 90, 91 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 4 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

>> Bài trước: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 93: Thời gian

Mục lục

  1. Bài 94 em ôn lại những gì đã học
  2. A. Hoạt động thực hành bài 94 Toán VNEN lớp 5
    1. Câu 1 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    2. Câu 2 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    3. Câu 3 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    4. Câu 4 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    5. Câu 5 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
  3. B. Hoạt động ứng dụng bài 94 Toán VNEN lớp 5
    1. Đề bài Trang 91 toán VNEN lớp 5 tập 2

Bài 94 em ôn lại những gì đã học

  • A. Hoạt động thực hành bài 94 Toán VNEN lớp 5
    • Câu 1 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    • Câu 2 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    • Câu 3 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    • Câu 4 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
    • Câu 5 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
  • B. Hoạt động ứng dụng bài 94 Toán VNEN lớp 5
    • Đề bài Trang 91 toán VNEN lớp 5 tập 2

A. Hoạt động thực hành bài 94 Toán VNEN lớp 5

Câu 1 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2

Viết tiếp vào chỗ chấm trong nhận xét dưới đây cho thích hợp:

Nhận xét:

Gọi quãng đường là s, vận tốc là v và thời gian là t.

Ta có:

Muốn tìm vận tốc, ta lấy …….. chia cho thời gian:

v = s : ………

Muốn tìm quãng đường, ta lấy vận tốc nhân với ……..

s = ………….

Muốn tìm thời gian, ta lấy………. chia cho ………..

t = …………..

Đáp án

Nhận xét:

Gọi quãng đường là s, vận tốc là v và thời gian là t.

Ta có:

Muốn tìm vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian:

v = s : t

Muốn tìm quãng đường, ta lấy vận tốc nhân với thời gian

s = v x t

Muốn tìm thời gian, ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

t = s : v

Câu 2 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2

Viết tiếp vào ô trống (theo mẫu):

s

135km

33km

550m

1652km

v

45km/giờ

15km/giờ

62m/phút

5,5m/giây

t

15 phút

2 giờ 30 phút

Đáp án

Hướng dẫn: Trong bảng trên có những yêu cầu khác nhau, các em chỉ cần áp dụng một trong các công thức sau và thực hiện:

  • v = s : t
  • t = s : v
  • s = v x t

+) Cột thứ hai:

t = s : v = 135 : 45 = 3 (giờ)

+) Cột thứ ba:

t = s : v = 33 : 15 = 2,2 (giờ)

+) Cột thứ tư:

s = v × t = 62 × 15 = 930 (m)

+) Cột thứ năm:

t = s : v = 550 : 5,5 = 100 (giây)

+) Cột thứ sáu: Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

v = s : t = 1625 : 2,5 = 650 (km/giờ)

Vậy ta có bảng kết quả như sau:

s

135km

33km

930 m

550m

1652km

v

45km/giờ

15km/giờ

62m/phút

5,5m/giây

650 km/giờ

t

3 giờ

2,2 giờ

15 phút

100 giây

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

Câu 3 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2

Con ong bay với vận tốc 2,5 m/giây. Hỏi với vận tốc đó, con ong bay được quãng đường 180m hết bao nhiêu thời gian?

Tóm tắt bài toán:

Con ong bay:

· v = 2,5m/giây

· s = 180m

· t = ? giây

Bài giải:

Thời gian con ong bay được 180 m là:

180 : 2,5 = 72(giây) = 1 phút 12 giây

Đáp số: 1 phút 12 giây

Câu 4 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2

Một xe máy đi một đoạn đường dài 1875m hết 3 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?

Hướng dẫn giải:

– Đổi 1875m sang số đo có đơn vị là km.

– Đổi 3 phút sang số đo có đơn vị là giờ.

– Muốn tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Đáp án

Đổi: 1875 m = 1,875 km; 3 phút = 0,05 giờ

Vận tốc của xe máy là:

1,875 : 0,05 = 37, 5 (km/giờ)

Đáp số: 37,5 km/giờ

Câu 5 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2

Một tàu hỏa đi với vận tốc 43,5 km/giờ. Tính quãng đường tàu hỏa đi được trong 1 giờ 24 phút?

Hướng dẫn giải

– Đổi 1 giờ 24 phút sang số đo có đơn vị là giờ.

– Muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Đáp án

Đổi: 1 giờ 24 phút = 1,4 giờ

Quãng đường tàu hỏa đi được trong 1 giờ 24 phút là:

43,5 x 1,4 = 60,9 (km)

Đáp số: 60,9 km

B. Hoạt động ứng dụng bài 94 Toán VNEN lớp 5

Đề bài Trang 91 toán VNEN lớp 5 tập 2

Em đố người lớn một bài toán trong đó yêu cầu tính vận tốc (hoặc tính quãng đường, hoặc tính thời gian)

Ví dụ mẫu:

Đề bài yêu cầu: Mẹ Lan đi dạy từ nhà đến trường mất 15 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 6km. Tính vận tốc mẹ Lan đã đi theo đơn vị đo là km/giờ

Bài giải:

Đổi: 15 phút = 0,25 giờ

Vận tốc mẹ Lan đã đi từ nhà đến trường là:

6 : 0,25 = 24 (km/giờ)

Đáp số: 24 km/giờ

>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 95: Bài toán về chuyển động ngược chiều

Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải toán lớp 5 sách giáo khoa. Mời các bạn xem thêm bài Giải bài tập trang 144 SGK Toán 5: Luyện tập chung. Lời giải của từng bộ sách bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố kỹ năng giải Toán.

Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được Tip.edu.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.