Đánh giá học công nghệ ô tô ra làm gì

Công nghệ ô tô là chuyên ngành về kỹ thuật ô tô bao gồm các hoạt động chuyên môn như sản xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa phụ tùng ô tô và ô tô, nâng cao hiệu quả sử dụng. Chuyên ngành Công nghệ ô tô sẽ được trang bị tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ chế tạo máy, tự động hóa, điện – điện tử, cơ khí,… Là những kiến thức chuyên môn cơ bản, cần thiết để sinh viên tốt nghiệp có thể ứng dụng tốt, thực hành tốt khi bắt tay vào công việc.

Hiện nay, ngành công nghệ ô tô đang là ngành kinh tế mũi nhọn trong các ngành công nghiệp nhẹ nói chung, được đầu tư quy mô và chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi nhân lực trong ngành này phải qua đào tạo chuyên môn, có những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu phù hợp với từng vị trí đảm nhiệm.

Đánh giá học công nghệ ô tô ra làm gì

1. 2     Khái quát về ngành công nghệ ô tô

Ngành công nghệ ô tô là ngành đào tạo tích hợp nhiều kiến thức về cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngành công nghệ ô tô được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm của nước ta hiện nay. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cùng các tổ chức đoàn thể có nhiều chính sách nhằm tìm kiếm nhân sự có chuyên môn lẫn kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ ô tô.

2. Chương trình đào tạo; cơ sở vật chất; clip, hình ảnh hoạt động

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ ô tô nhằm đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực lắp ráp, dịch vụ, bảo trì và sửa chữa ôtô. Đào tạo trình độ cao đẳng ngành công nghệ ô tô có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp; có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về công nghệ ô tô; có khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ cho mình.

Người học tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành ngành Công nghệ ô tô, đủ khả năng tiếp tục học lên chương trình đại học.

Đánh giá học công nghệ ô tô ra làm gì

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở về Vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật điện - điện tử, Tin học, Tiếng Anh vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô.

+ Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô.

+  Đọc được bản vẽ  kỹ thuật; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô.

+  Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.

+  Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô.

+  Giải thích  được nguyên lý hoạt động của  hệ thống điều khiển bằng điện tử của ô tô hiện đại.

+ Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô.

+ Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị sử dụng trong nghề Công nghệ ô tô.

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra sử dụng trong nghề công nghệ ô tô.

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.

+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô.

+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn.

+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các  tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản.

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô.

+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt trình độ A2 hoặc tương đương.

+ Có Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc tương đương.

- Chính trị, đạo đức:

+ Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp.

+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để đảm bảo đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài trong lĩnh vực nghề nghiệp.

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với khách hàng, với tổ chức;

- Tự đánh giá hoạt động làm việc của cá nhân hay của nhóm và có ý thức nâng cao kết quả thực hiện.

3. Thời gian đào tạo: 2 năm; hình thức đào tạo : Cao đẳng chính qui

4. Bằng cấp: Kỹ sư thực hành.

5. Các trường liên thông đại học đào tạo ngành Công nghệ ô tô: Đại học SPKT TP. HCM.

6. Cơ hội việc làm:

Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp vận tải và được phân công làm việc ở các vị trí

- Thợ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.

- Tổ chức và điều hành được xưởng sửa chữa, lắp ráp ô tô quy mô nhỏ.

- Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô.

- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng  của các hãng ô tô.

- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

- Giáo viên giảng dạy thực hành trong các cơ sở đào tạo nghề.

Đây là ngành nghề thực sự cần đến những nhân sự có tiềm năng, có đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng làm việc và đặc biệt là đã qua đào tạo (bằng cấp, chứng chỉ). Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Công nghệ ô tô được đánh giá là ở mức tiềm năng tốt, người tốt nghiệp 100% được giới thiệu việc làm việc làm. Nhu cầu của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực ngành Công nghệ ô tô hiện nay là thường xuyên, ít hạn chế về số lượng vì rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang tìm kiếm. Hơn nữa, các ứng viên đã qua các chương trình đào tạo là một lợi thế để có thể đảm nhiệm những vị trí cao trong công ty, doanh nghiệp.

7. Mức lương

Khi đã lựa chọn một công việc trong ngành nghề nào đó, bạn luôn quan tâm đến mức lương, mức thu nhập của mình là bao nhiêu trong một tháng. Với ngành cắt gọt kim loại, lương khởi điểm của đa số các công ty, doanh nghiệp trung bình từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập có thể cao hơn tùy theo năng lực chuyên môn của bạn.

8. Những tố chất cần có để học ngành Công nghệ ô tô

Bạn cần phải có những yếu tố chuyên cần có để học ngành công nghệ ô tô thì mới có thể lựa chọn theo con đường này. Dưới đây là một số yếu tố cần thiết, được cho là phù hợp với chuyên ngành công nghệ ô tô.

Yếu tố đam mê kỹ thuật, hay còn gọi là yêu nghề. Công nghệ ô tô là một chuyên ngành thiên về kỹ thuật, chủ yếu làm việc với máy móc, phụ tùng với nhiều số liệu, thông số kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, người học phải có đam mê với nghề, yêu thích một trong các nghề kỹ thuật ô tô như sửa chữa, lắp ráp hay bảo trì ô tô, phụ tùng ô tô,…

Có khả năng ghi nhớ, phân tích tốt. Để vượt qua chương trình đào tạo này, bạn cần phải trải qua rất nhiều các môn học thiên về số liệu và tính tư duy như toán học, Vật lý hay Hóa học,… để có thể nắm bắt, hiểu rõ về chuyên ngành cũng như ứng dụng vào công việc thực tiễn. Vì vậy, yếu tố này rất cần thiết, quan trọng đối với một sinh viên ngành Công nghệ ô tô.

Yếu tố trình độ. Trình độ văn hóa là tiêu chí tuyển sinh quan trọng của tất cả các hệ đào tạo của các trường. Thông thường, hệ Trung cấp, Cao đẳng sẽ tuyển sinh với mặt bằng trình độ sinh viên thấp hơn như tốt nghiệp THCS, THPT. Hệ Đại học chuyên ngành Công nghệ ô tô thì yêu cầu cao hơn là thí sinh đã tốt nghiệp bậc THPT trở lên mới có thể nộp hồ sơ dự tuyển.

Tố chất đạo đức. Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố cần có để học ngành Công nghệ ô tô mà thí sinh dự tuyển nào cũng phải có. Người học phải có tinh thần tích cực trong công việc, trong các mối quan hệ xã hội, hòa đồng với mọi người, trung thực và chịu trách nhiệm đối với công việc của mình. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp với khách hàng cũng là tiêu chí quan trọng.