Đánh giá học võ karate bài 1

Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

Triết lý phía sau karate rất rộng lớn và phức tạp, nó được phát triển từ hàng ngàn năm trước qua các cuộc chiến tay không lẫn có vũ khí. Các kỹ thuật đã được hoàn thiện hàng trăm năm trước nhưng vẫn được tiếp tục hoàn hiện qua từng thế hệ. Đạo Phật, đạo Lão và võ sĩ đạo đều có phần đóng góp trong quá trình phát triển triết lý của môn võ này. Karate hiện đại được phát triển khoảng 400 năm trước tại Nhật Bản, có nguồn gốc chủ yếu từ Công Phu Trung Quốc. Xem Bước 1 dưới đây để bắt đầu học các kỹ thuật cơ bản của karate.

  1. 1

    Thiền. (5+ phút) Gạt bỏ mọi suy nghĩ trong đầu; tập trung vào hơi thở, hít vào qua mũi và thở ra qua miệng; giữ hơi thở ổn định và tâm trí trong sáng là bước chuẩn bị để học Karate. Không có giới hạn về thời gian, nhưng thiền tối thiểu 5 phút là đủ để gạt bỏ mọi tạp niệm và giúp bạn tập trung tinh thần. Vâng, thiền chắc chắn sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng chiến đấu![1]

    • Quên đi bài vở. Quên đi công việc. Quên đi gia đình, những rắc rối và mọi thứ -- tưởng tượng tất cả đang bốc hơi trước mắt bạn. Khi mọi thứ đã tan biến, bạn sẽ thấy một căn phòng trống, và ở chính giữa căn phòng là một quả cầu lửa bắt đầu bốc cháy từ hư vô. Ngọn lửa sức mạnh và năng lượng này đại diện cho bất kì thứ gì bạn hy vọng đạt được khi tự học karate. Khi thời gian thiền gần hết thì cũng là lúc căn phòng đó bị bao trùm hoàn toàn trong ngọn lửa.

  2. 2

    Làm ấm cơ thể. (10 phút) Bắt đầu bằng cách chạy bộ tại chỗ hoặc chạy quanh khu nhà trong 5 phút; cộng thêm khoảng 5 phút (hoặc 20 nhịp cho mỗi bài tập) chống đẩy, gập bụng biên độ dài (hay gập bụng biên độ ngắn), nâng chân và chống đẩy ngược.

    • Làm ấm rất quan trọng đối với khả năng làm việc của cơ bắp. Nếu bạn không giúp cơ bắp thả lỏng để sẵn sàng cho việc luyện tập và giãn cơ, chúng sẽ chống lại bạn và ngay cả những động tác cơ bản cũng khó thực hiện đúng.

  3. 3

    Giãn cơ. (15 phút) Giãn tất cả các nhóm cơ chính trước khi tập là điều rất quan trọng để có cơ thể thả lỏng và linh hoạt; tìm sách hướng dẫn giãn cơ nếu bạn chưa biết các bài tập giãn cơ. Trong karate, giãn cơ chân là việc rất cần thiết để ngăn ngừa chấn thương.

    • Giãn cơ được thực hiện sau khi làm ấm. Khi cơ đã ấm lên, đó là lúc chúng dễ dàng tiếp nhận lực kéo giãn nhất, và cũng là lúc việc kéo giãn được thực hiện an toàn và hiệu quả nhất.

  4. 4

    Tìm hiểu triết lý phía sau karate. Trong mắt người không biết về karate, karate dường như chỉ toàn phô diễn bạo lực. Thật ra nó ở thái cực đối lập hoàn toàn. Cốt lõi của karate là sự yên bình, và hơn thế nữa, đó là sự yên bình trong tâm trí. Trong cuộc sống, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Khi điều này xảy ra, xung đột cần được xử lý nhanh và bằng sức mạnh. Kết quả là người học karate có sự tự tin bẩm sinh pha chút khiêm tốn.

    • Đó là một dạng nghệ thuật mà tâm trí và tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng như thân thể. Cả ba phải được phát triển đồng thời để người luyện có thể làm chủ môn thể thao này. Trong khi thân thể phải ghi nhớ động tác thì tâm trí phải nhớ cách giữ tĩnh lặng.
    • Karate luôn bắt đầu và kết thúc bằng tinh thần thượng võ. Trong karate, hiếm có điểm nào mang tính ích kỷ. Người ta tin rằng bạn sẽ được đền đáp vì tinh thần thượng võ.

    Quảng cáo

  1. 1

    Tập thuần thục các thế đưng cơ bản. Vâng, bạn luôn muốn đẩy nhanh tiến độ để học các chiêu thức hấp dẫn. Đáng tiếc là các động tác đá, đánh và phòng thủ sẽ không hiệu quả nếu bạn không đứng đúng tư thế. Bạn sẽ không thể trở thành một cầu thủ bóng chày giỏi nếu cầm gậy sai cách, phải vậy không? Dĩ nhiên rồi. Kỹ thuật cơ bản thật sự là nền tảng để tạo nên một võ sĩ karate giỏi.

    • Có các trường phái karate khác nhau. Bạn sẽ thấy có các thế đứng khác nhau tùy thuộc vào trường phái karate bạn đang học. Đa số các trường phái karate đều có ba thế đứng sau đây nhưng được biến đổi chút ít:[2]
      • Thế đứng tự nhiên (shizentai-dachi) là khi bàn chân trước chỉ về phía trước, bàn chân sau mở một góc 45 độ chỉ về phía sau. Hai bàn chân cách nhau một đoạn tự nhiên như khi bước đi.
      • Thế tấn trước (zenkutsu-dachi)[2] giống thế đứng tự nhiên nhưng hai bàn chân cách xa hơn và trọng lượng cơ thể dồn chủ yếu lên chân trước.
      • Thế tấn chân mèo (nekoashi-dachi). Vị trí đặt bàn chân giống thế đứng tự nhiên nhưng trọng lượng cơ thể dồn chủ yếu lên chân sau. Nếu muốn thì bạn có thể nâng gót chân trước lên.

  2. 2

    Bắt đầu với thế đứng chuẩn bị. Các thế đứng trên đây là thế đứng chiến đấu. Tuy nhiên, lúc bắt đầu cuộc đấu, bạn phải đứng ở thế chuẩn bị. Bạn có ba lựa chọn cơ bản sau:

    • Thế chuẩn bị trong loạt bài Fukyugata yêu cầu đặt hai gót chân chạm nhau và đầu bàn chân mở ra một góc 60 độ.
    • Thế chuẩn bị trong loạt bài Pinan yêu cầu đặt hai bàn chân mở rộng ngang vai, đầu bàn chỉ ra ngoài và tạo thành góc 45 độ.
    • Thế chuẩn bị trong loạt bài Naihanchi yêu cầu đặt hai bàn chân song song và khép sát nhau.

  3. 3

    Chú ý khả năng giữ thăng bằng. Karate chính xác không phải là thứ mà người say có thể tập, vì một lý do là nó đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng rất lớn. Điều này cũng giải thích vì sao các thế đứng lại quan trọng đến vậy! Chúng giúp bạn giữ trọng tâm cơ thể, ra đòn trơn tru và mạnh mẽ. Nhưng sức mạnh mà bạn cảm nhận trong tư thế đứng không thể biến mất khi bạn bắt đầu đá!

    • Luôn nghĩ về trọng tâm cơ thể. Nếu bạn mở rộng hai chân, nghĩa là cơ thể hạ xuống, điều này mang lại sự ổn định và lực đánh lớn hơn. Nhưng nếu bạn hạ người quá thấp thì sự linh hoạt và tốc độ không còn. Khi nói đến khả năng giữ thăng bằng thì bạn cần tìm ra điểm cân bằng lý tưởng.
    • Mặc dù thăng bằng là yếu tố quan trọng, nhưng khi bắt đầu tự vệ, bạn cũng cần có khả năng chuyển dịch sự thăng bằng đó thật nhanh. Nếu bạn duy trì một tư thế quá lâu, đối thủ có thể dễ dàng tấn công bạn. Chính vì vậy sự chuyển dịch giữa các tư thế cũng quan trọng.

  4. 4

    Tập trung vào sức mạnh và tốc độ. Có rất nhiều người có thể nâng tạ hàng trăm ký nhưng vẫn không thể giỏi karate. Vấn đề không phải là bạn có nhiều cơ bắp hay không -- quan trọng là sức mạnh và tốc độ.

    • Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên chặng đường dài đi đến mục tiêu, bạn sẽ phát triển tốc độ nhanh hơn và do đó lực đánh cũng mạnh hơn. Nếu bạn sử dụng toàn bộ cơ thể, sức mạnh tập trung vào đòn tấn công sẽ lớn hơn, nhưng bạn nhất thiết phải dùng tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, bạn đừng cho rằng karate là môn võ tập trung vào sức mạnh, thay vào đó, nó tập trung vào các động tác nhanh và chính xác.

    Quảng cáo

  1. 1

    Tập các đòn tay và phòng thủ. (15 phút) Có một số đòn tay quan trọng mà bạn cần học để tấn công hiệu quả. Một số đòn tay có thể kể đến là đấm thẳng, đấm móc lên, đánh cạnh tay, đánh tay xiên, đánh trỏ và đấm sau. Tập các đòn này theo thứ tự và luân phiên hai tay.

    • Phòng thủ cũng rất quan trọng! Khi tập phòng thủ bạn tưởng tượng như mình đang bị tấn công. Thử nghiệm kết hợp giữa phòng thủ và phản công. Phòng thủ, tấn công, phòng thủ, tấn công v.v...
    • Nhớ rằng trong các khớp ngón tay thì hai khớp đầu tiên là mạnh nhất . Chúng có thể xếp thẳng hàng với xương cẳng tay (xương quay và xương trụ) để tăng sức mạnh. Các lỗi thường gặp nhất là nắm đấm để cong, đấm quá cao hay đấm bằng vai.

  2. 2

    Tập đá. (15 phút) Tập đá tự do 10 cái là đủ để phát triển sức mạnh chân. Nâng cao mục tiêu để tăng tối đa sức mạnh, nhưng bạn nên tập đá với chuyển động liên tục để tạo sự trơn tru giữa các động tác.

    • Có năm đòn đá cơ bản trong karate:[3]
    • Đá trước. Về cơ bản, bạn tưởng tượng bàn chân mình vụt ra phía trước như đang giật chiếc khăn tắm. Trong thế đứng tự nhiên, bạn thu bàn chân sau lại, gập đầu gối và đá (đầu bàn chân chĩa về trước) chân về phía trước, ngay sau đó thu chân về vị trí cũ.
    • Đá ngang. Tương tự như đá trước...chỉ khác là hướng sang một bên.
    • Đá tống ngang. Nâng bàn chân đá đến ngang tầm đầu gối đối diện, đá và xoay hông về phía trước. Trong đòn đá ngang thông thường, thân trên được giữ thẳng. Đối với đòn đá tống ngang, thân trên đổ gần như thẳng hàng với chân đá, dồn sức mạnh đẩy chân đá lên cao.
      • Người trong hình trên đây đang thực hiện cú đá tống ngang. Xem cách anh ta đổ người thế nào?
    • Đá tống sau. Cũng như đá tống ngang, nhưng bạn nhìn ra phía sau và đá theo hướng bạn đang nhìn.
    • Đá vòng cầu. Trong thế tấn chân mèo, vung chân đá về phía khuỷu tay cùng hướng với chân đá. Đẩy hông về phía trước và xoay người đá chân theo đường "vòng cầu". Sau đó thu chân về càng nhanh càng tốt.

  3. 3

    Bắt đầu luyện tập cùng nhau. (15+ phút) Tìm một người bạn cùng luyện tập và sử dụng tất cả các kỹ thuật để đánh với họ trong 15-30 phút. Sau khi học được một số kỹ thuật phòng thủ và tấn công, việc luyện tập cùng nhau sẽ giúp bạn tăng sức bền và khả năng phối hợp các đòn tấn công, khả năng phòng thủ khi bị tấn công liên tục hoặc bị nhiều người tấn công.

  4. 4

    Luyện tập tất cả các bài quyền nhiều lần. Tập trung vào một bài quyền trong một buổi học. Sau khi đã thành thạo bạn có thể chuyển sang học bài khác. Quan trọng là bạn phải tập trung vào bài quyền cấp độ thấp cũng như cấp độ cao hơn để hoàn thiện dần.

    • Nhớ rèn luyện sau khi đã học xong! Sau khi đã học được nhiều chiêu thức, bạn kết nối chúng với nhau và phối hợp theo cách khó dần khi đã tiến bộ hơn.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi đấu võ/luyện tập, luôn giao tiếp bằng mắt với đối thủ.
  • Tự tin khi luyện tập với bạn học. Trong khi tập võ với người khác, bạn nên tập trung vào các đòn tay và đòn chân.
  • Nhớ thay trang phục luyện tập đã hư hỏng hoặc sờn rách. Sự an toàn của bạn là trên hết trong tất cả các buổi học võ.
  • Đảm bảo có thể kiểm soát tốt phần thân dưới.
  • Tự hào về hình thức bề ngoài của bạn. Luôn chuẩn bị sẵn vài bộ đồng phục tập karate mới.
  • Luôn giữ bình tĩnh và hiền hòa khi thi đấu, tôn trọng đối thủ, không bao giờ đánh giá thấp họ vì họ có thể đánh bại bạn dễ dàng hơn nếu bạn có suy nghĩ đó.
  • Tập thể dục dụng cụ để học cách nhào lộn và bổ sung vào các chiêu thức karate.
  • Liên tục tấn công vào điểm yếu của đối thủ để họ mệt và bị đánh bại dễ dàng hơn.
  • Nhớ rằng karate là môn võ hòa bình, không bạo lực. Các chiêu thức karate dường như bạo lực nhưng chủ yếu là để tự vệ.
  • Luyện tập thật nhiều mọi kỹ thuật đã học để khi chiến đấu thật thì bạn không cần suy nghĩ, chỉ hành động mà thôi.
  • Tập với người nộm sau khi làm ấm cơ thể.

Cảnh báo

  • Nhớ rằng bạn đồng môn là người thật, không phải bao đấm. Do đó cả hai người nên mặc trang phục bảo hộ và luôn thận trọng.
  • Nhớ giãn cơ cho toàn cơ thể. Căng cơ hay giãn dây chằng sẽ gây đau đớn khủng khiếp!
  • Khi chặn một cú đấm hay đá từ bạn đồng môn, luôn nhớ chặn bằng cẳng tay.

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 206.881 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?