Danh sách xã đặc biệt khó khăn năm 2023

Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 sáng 27/10, đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai cho rằng, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ưu tiên nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

TỔNG THUẬT SÁNG NGÀY 27/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2022, DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2023

Danh sách xã đặc biệt khó khăn năm 2023

Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai) phát biểu thảo luận tại Hội trường.

Ưu đãi tín dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn

Theo đại biểu Hà Đức Minh, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ưu đãi tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn, gần đây nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn năm 2021-2025. Qua đó, giúp những người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng dần qua từng năm.

Ngày 04/6/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861 phê duyệt danh sách các xã khu vực thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn năm 2021-2025. Theo đó, một số xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nay đã chuyển thành địa bàn xã có điều kiện kinh tế bước đầu phát triển do hoàn thành xây dựng nông thôn mới, từ đó, nguồn lực của Nhà nước để đầu tư cho các xã này bị cắt giảm, ảnh hưởng đến thoát nghèo bền vững đối với các khu vực này.

Đại biểu Hà Đức Minh nhấn mạnh: Dù không còn nằm trong khu vực khó khăn nhưng nhiều hộ dân tại các xã này lại gặp rất nhiều những khó khăn ở các chính sách hỗ trợ được hưởng trước đây bị cắt bỏ, như việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, chính sách phát triển giáo dục, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Bên cạnh đó, trong 3 năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng nông thôn, vùng cao, miền núi, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội của các tầng lớp Nhân dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Danh sách xã đặc biệt khó khăn năm 2023

Sớm thu hồi quyết định xã nông thôn mới khi không còn đủ điều kiện duy trì đạt chuẩn

Theo đại biểu Hà Đức Minh, căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, nhiều địa phương được công nhận xã hoàn thành nông thôn mới (trước giai đoạn 2021 - 2025) đến nay không còn duy trì được các tiêu chí.

Lý do là thời điểm xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có một số tiêu chí đạt ở mức tối thiểu, cùng với đó là sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19; chỉ tiêu của tiêu chí tăng cao hơn so với giai đoạn trước và một số chỉ tiêu của giai đoạn 2022 - 2025 thêm mới. Cụ thể là giai đoạn 2016 - 2020 có 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu; đến giai đoạn 2022 - 2025 vẫn là 19 tiêu chí nhưng chỉ tiêu là 57, tăng 8 chỉ tiêu so với giai đoạn trước.

Cùng với đó, đại biểu Hà Đức Minh cho rằng, theo Quyết định số 18 ngày 02/8/2022 của Chính phủ ban hành quy định, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tại khoản 1 Điều 21 quy định về thời điểm thực hiện xét thu hồi quyết định công nhận các xã hoàn thành chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đến nay không còn đủ điều kiện duy trì đạt chuẩn nông thôn mới sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách của nhà nước trong thời gian chờ xét và thu hồi quyết định công nhận.

Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách đã ban hành để đảm bảo an sinh xã hội và khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lực lượng vũ trang đang thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn các xã đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn do đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 861, đặc biệt là các xã có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đến hết giai đoạn năm 2021-2025.

Đồng thời, để đảm bảo tính kịp thời trong việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh thời điểm thực hiện xét thu hồi quyết định công nhận đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn năm 2021-2025. Như thời điểm hiện nay thì không còn duy trì được các xã hoàn thành nông thôn mới theo khoản 4 Điều 4 Chương I quy định kèm theo Quyết định số 18 của Chính phủ cho phép thực hiện xét thu hồi quyết định công nhận bắt đầu từ năm 2022.

Danh sách xã đặc biệt khó khăn năm 2023

Cần cơ chế đặc thù trong việc bố trí vốn sự nghiệp, thủ tục đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia

Đối với việc phát triển thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Hà Đức Minh cho biết, ngay sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, các địa phương cũng đã xác định đây là nhiệm vụ quyết tâm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia và là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2022, các địa phương trong cả nước đã tích cực, chủ động trong việc điều hành để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp phải những vấn đề như việc ban hành một số các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện và tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương cho các địa phương đối với các chương trình mục tiêu quốc gia cả về vốn đầu tư và vốn sự nghiệp còn chậm, tập trung chủ yếu vào thời điểm nước rút các tháng cuối năm của năm 2022.

Bên cạnh đó, tại các địa phương, đặc biệt là những huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do có vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng không thuận lợi, cùng với đó là thời tiết diễn biến hết sức phức tạp trong những tháng cuối năm. Trình tự xây dựng cơ bản còn nhiều bước, một số công trình vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, năng lực thực thi còn hạn chế, nhiều dự án mới nên đòi hỏi thời gian cần chuẩn bị dài. Đây cũng được đánh giá là những khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện việc giải ngân.

Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Chính phủ giao vốn sự nghiệp cả giai đoạn để các địa phương chủ động đối với nguồn này. Đồng thời, đề nghị Quốc hội nghiên cứu, cho phép thực hiện cơ chế riêng, đặc thù về việc bố trí vốn sự nghiệp, thủ tục đầu tư, giải ngân, chuyển nguồn đối với chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng không thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật Đầu tư công do đây là một chương trình có ý nghĩa chính trị to lớn cũng như có rất nhiều yếu tố về đặc thù, về số lượng cơ quan chủ quản yêu cầu lồng ghép nguồn vốn, đối tượng và các địa bàn triển khai./.