Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Tên địa danh “Thanh Hoá” được các nhà khoa học xác định có từ năm 1029. Vậy trước và sau đó, danh xưng vùng đất Thanh Hoá ngày nay được đổi tên bao nhiêu lần?

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông
Cầu Hàm Rồng thời mới xây dựng. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.

Theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa – Viện Sử học, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, “Quận Cửu Chân từ thời Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng đến tỉnh Thanh Hoá ngày nay luôn là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, nhưng danh xưng cũng có sự đổi thay”.

Nhiều nhà khoa học lịch sử cũng có chung quan điểm trên.

Bài tổng thuật trong cuốn “Danh xưng Thanh Hoá” (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá, NXB Thanh Hoá, 2019) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học uy tín, xác định tên gọi miền đất xứ Thanh qua các thời kỳ.

Theo đó, ngay khi chiếm được Âu Lạc (năm 179. Tr.CN), Triệu Đà đã sáp nhập toàn bộ đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt. Hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đặt dưới sự thống trị của chính quyền Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc).

Quận Giao Chỉ tương đương với khu vực Bắc Bộ ngày nay. Quận Cửu Chân nằm ở phía nam quận Giao Chỉ, chạy dài vào đến Hoành Sơn (phía nam Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình), tương đương các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Ranh giới giữa Giao Chỉ và Cửu Chân là đèo Tam Điệp.

PGS,TS Hà Mạnh Khoa nhấn mạnh: Như vậy, ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc, quận Cửu Chân (trong đó có vùng đất Thanh Hoá ngày nay – PV), đã là một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông
Chợ Vườn Hoa thời bao cấp. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.

Năm 271, nhà Ngô chia quận Cửu Chân thành hai quận là Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Đức bao gồm chủ yếu Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Quận Cửu Chân chủ yếu là vùng đất Thanh Hoá.

Năm 523, nhà Lương đổi Cửu Chân thành Ái Châu. Đây là lần đầu tiên vùng đất xứ Thanh được đổi tên gọi.

Năm 607, dưới đời Tuỳ Dưỡng Đế, bỏ cấp châu, trở lại cấp quận. Ái Châu trở lại là quận Cửu Chân, bao gồm 7 huyện, trong đó có huyện Cửu Chân. Như vậy, thời điểm này, Cửu Chân vừa là tên quận, vừa là tên huyện. Đây là lần thứ hai vùng đất Thanh Hoá được đổi tên gọi, trở về tên cũ là Cửu Chân.

Thời thuộc Đường, lại đổi cấp quận thành châu. Nước ta thời kỳ này được chia làm 12 châu, Thanh Hoá ngày nay thuộc đất của Ái Châu. Đây là lần thứ ba, vùng đất Thanh Hoá được đổi tên gọi.

Đến đời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029), Kỷ Tỵ, đổi châu Ái thành phủ Thanh Hoá.

Từ đây, danh xưng "Thanh Hoá" chính thức xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông
Chợ Thanh Hoá xưa. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.

Danh xưng “Thanh Hoá” được xác định từ ghi chép trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có đoạn: “Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ”. Nhiều nhà khoa học khác cũng dẫn nhiều nguồn cứ liệu lịch sử nói rõ năm Thiên Thành thứ 2 (1029) đổi Ái Châu thành phủ Thanh Hoá.

Thời Hậu Lê, năm Quang Thuận thứ 10, Vua Lê Thánh Tông cho đổi Thanh Hoá thừa tuyên thành Thanh Hoa thừa tuyên. Việc vì sao đổi từ “Thanh Hoá” sang “Thanh Hoá” ở thời điểm này không thấy các nghiên cứu lý giải.

Triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831), chia cả nước thành 30 tỉnh. Thanh Hoa trấn được đổi, gọi là tỉnh Thanh Hoa.

Tuy nhiên, khi Vua Thiệu Trị lên ngôi, có mẹ tên là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên dưới thời này có quy định về cách viết văn sách, chữ Hoa phải bớt nét hoặc ghi ký hiệu lên đầu chữ để biết là kỵ huý. Nhiều cứ liệu lịch sử cho thấy, thời này, chỉ gọi chung là “tỉnh Thanh”.

Năm Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), mùa thu tháng 7 cho đổi Thanh Hoa tỉnh thành Thanh Hoá tỉnh.

Theo sách “Đại Nam thực lục”, việc đổi tên trở lại là Thanh Hoá vì nhà vua xét đất Thanh Hoá là đất thang mộc, nơi phát tích nghìn muôn đời nên cũng phải xem xét lại, hơn nữa, “xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, phàm các dấu quan phòng và ấn triện cũng đều đổi lại mà ban cấp”.

Tên gọi tỉnh Thanh Hoá ổn định từ thời điểm đó đến nay.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ tối cổ đến tận ngày nay, Thanh Hóa luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là địa danh có truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng. Trên mảnh đất xứ Thanh ở giai đoạn lịch sử nào cũng luôn xuất hiện những anh hùng hào kiệt không ngừng đứng lên đấu tranh, thể hiện ý chí chủ quyền và tinh thần độc lập tự cường của dân tộc Việt Nam.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Lời bài hát “Đường về Thanh Hoá” như đưa tôi trở về dưới những bóng dừa xanh dịu mát trong buổi trưa hè, hình ảnh thân quen đã trở thành kỷ niệm về một xứ Thanh yêu thương trong tuổi thơ tôi cho đến tận bây giờ… Xứ Thanh của văn hoá núi Đọ, của văn hoá Đông Sơn, của Bà Triệu cưỡi voi phá giặc, của Lam Sơn tụ nghĩa bình Ngô, cũng là xứ sở quê hương của một nền văn hiến lâu đời, từng là chốn kinh đô của nhà Hồ, rồi biết bao công trình kiến trúc nghệ thuật lộng lẫy nguy nga của các thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê đến Tây Sơn và vương triều Nguyễn...

Có lẽ hiếm có vùng đất nào như Thanh Hóa lại có đầy đủ những dấu mốc quan trọng đánh dấu các giai đoạn lịch sử từ tối cổ đến tận ngày nay. Rất nhiều  di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn thời tiền sử và sơ sử đã được phát hiện trên mảnh đất xứ Thanh: Di chỉ núi Đọ, hang Con Moong, văn hoá Hoa Lộc, và đặc biệt là khi những công cụ làm bằng đồng, trống đồng được phát hiện tại làng Đông Sơn năm 1924,  minh chứng cho nền văn hoá Đông Sơn, một giai đoạn văn hoá quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam đã phát triển rất rực rỡ tại mảnh đất Thanh Hoá.
Từ buổi ấy, cánh chim Lạc Việt và nhịp trống đồng Đông Sơn trầm hùng cứ thế dẫn dắt các thế hệ cháu con ở xứ Thanh đi theo guồng quay của lịch sử dân tộc để góp phần soạn trọn bài ca dựng nước và giữ nước Việt Nam.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Danh xưng là tên gọi của một quốc gia dân tộc hay của một con người cụ thể. Tên của một người đã là điều đương nhiên phải có, tên của một dân tộc một quốc gia càng không thể thiếu. Việc xác định danh xưng chính là việc làm để định danh mốc thời gian ra đời, góp phần khẳng định bề dày truyền thống, sự tồn tại phát triển của quốc gia hay con người đó trong tiến trình thời gian. Trong nhiều bộ chính sử, địa chí, văn bia, thư tịch và các công trình nghiên cứu từ thời cổ, trung đại đến thời cận hiện đại, hai tiếng Thanh Hóa đã vang lên đầy tự hào, kiêu hãnh.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông


Nguồn tư liệu về năm ra đời danh xưng Thanh Hoá không nhiều, nhưng với niềm mong mỏi tìm được nguồn cội tên gọi của tỉnh Thanh, ba cuộc hội thảo lớn đã được tổ chức, nhiều mốc thời gian đã được đưa ra tranh luận, và căn cứ vào những ghi chép trên các văn bia: Bia Ngưỡng Sơn Linh Xứng , Văn bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký…  và căn cứ vào bộ chính sử quan trọng thứ hai của lịch sử Việt Nam (sau Toàn thư) là Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì địa danh hành chính Thanh Hóa được xác định là xuất hiện vào năm Thiên Thành thứ 2 triều Lý Thái Tông (1029).
 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Như vậy, theo các cứ liệu lịch sử, từ khi vua Hùng dựng nên nhà nước Văn Lang, Thanh Hóa đã lần lượt trải qua những tên gọi như: Cửu Chân,  Ái Châu rồi Châu Hoan, Châu Ái...  và vào năm 1029 (Năm Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông), tên gọi Thanh Hóa ra đời, đây là thời điểm danh xưng Thanh Hoá xuất hiện sớm nhất và còn được giữ cho tới ngày nay.
Việc xác định năm 1029 là năm xuất hiện Danh xưng Thanh Hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những khẳng định bề dày truyền thống lịch sử hào hùng của con người và miền đất xứ Thanh anh hùng, cách mạng, giàu truyền thống nhân văn, khoa bảng, mà còn là dấu môc, sự kiện quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh ôn lại truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về truyền thống lịch sử lâu đời đối với quê hương.

 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

[video(264299)]

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Sau khi danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029, vùng đất này chính thức được xem là một địa giới hành chính rất quan trọng, với vai trò là phên dậu quốc gia. Cũng từ đó, Nhà Lý đã đặt ảnh hưởng quan trọng lên đất xứ Thanh, biến nơi đây trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.
 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, ở đâu trên mảnh đất xứ Thanh cũng đều in dấu hình những anh hùng hào kiệt, những con người đội đất vá trời với tinh thần quật cường kiên trung, không ngừng đứng lên đấu tranh, thể hiện ý chí chủ quyền và tinh thần độc lập tự cường của người nước Nam. Đó là Triệu Thị Trinh đã dấy binh đánh đuổi giặc Đông Ngô trên đỉnh núi Nưa, là Dương Đình Nghệ, người đã chiêu mộ 3.000 binh sinh chống lại cách đô hộ của nhà Nam Hán; Đó là Lê Hoàn - bậc vĩ nhân sinh ra từ giấc mộng hoa sen, đã có công dẹp yên thù trong, giặc ngoài, dựng nên vương triều Tiền Lê vào năm 980. Ông chính là người xứ Thanh đầu tiên khởi nghiệp đế vương, khởi tạo vị thế lẫy lừng cho xứ Thanh, mạch đất sinh Vua – Chúa. Để rồi 520 năm sau, vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã dựng nghiệp tại Thanh Hóa lập ra Nhà Hồ, lấy tên nước là Đại Ngu, đóng đô ở thành An Tôn (Vĩnh Lộc). Dù vương triều do ông sáng lập chỉ tồn tại 7 năm, song đã khẳng định khát vọng cũng như tài năng của Hồ Quý Ly trong quá trình canh tân đất nước.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông


Khi Nhà Hồ bại vong, lịch sử xứ Thanh xuất hiện Lê Lợi - một anh hùng kiệt xuất, mà tài năng, lòng yêu nước của ông đã làm thay đổi vận mệnh quốc gia, dân tộc. Vương Triều Hậu Lê do Lê Thái Tổ gây dựng, với 26 đời vua, là vương triều tồn tại dài nhất, đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Các vua hiền như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông ... đã lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước, gặt hái những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, biến đất nước ta trở thành một quốc gia hùng cường bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
Vào cuối thời Lê Sơ, năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập nên triều Mạc. Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu (nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa), là một tướng giỏi của Triều Lê, có công lớn trong sự nghiệp “phò Lê diệt Mạc”. Nguyễn Kim không chỉ là người khởi đầu công cuộc trung hưng nhà Lê, mà ông còn là nội tổ phụ của các chúa Nguyễn và ngoại tổ phụ của các chúa Trịnh.
Khi Nguyễn Kim qua đời, con rể ông là Trịnh Kiểm (quê ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc) lên nắm quyền, tiếp tục gánh vác sự nghiệp trung hưng, mở đầu cho thời kỳ lịch sử mà dòng họ Trịnh giữ vai trò rường cột góp phần diệt Mạc, phò Lê, khôi phục Thăng Long, đánh dẹp Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi trong 2 thế kỷ.
Năm  1558, Nguyễn Hoàng - con trai của Nguyễn Kim cũng góp công lớn trong việc mở mang lãnh thổ về phía Nam, định hình cương giới hành chính của đất nước. Và đến năm 1802, Nguyễn Ánh, hậu duệ đời thứ 10 của Nguyễn Hoàng đã đánh bại nhà Tây Sơn, lập ra vương triều Nguyễn, đóng đô tại Phú Xuân, xây dựng nên kinh thành Huế quy mô bề thế. Vai trò của nhà Nguyễn để lại nhiều tranh cãi; Song không thể phủ nhận, vương triều này có nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục; có công lao mở mang bờ cõi và định danh quốc hiệu Việt Nam trong lịch sử.

 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Cũng bắt đầu từ đây, nhân dân Việt Nam sống dưới ách cai trị của thực dân phương Tây, chịu muôn vàn thống khổ. Song, một lần nữa, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của người Việt lại dâng lên mạnh mẽ. Xứ Thanh trở thành căn cứ địa của phong trào Cần Vương kháng Pháp.  Dù các cuộc khởi nghĩa Cần vương xứ Thanh lần lượt thất bại, nhưng các căn cứ Ba Đình, Mã Cao, Hùng Lĩnh...những tên tuổi lẫy lừng: Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Cao Điển... đã khẳng định vị thế của đất và người xứ Thanh trong buổi đầu kháng Pháp.
Bước sang đầu thế kỷ XX, phong trào chống ngoại xâm trên cả nước ngày càng lên cao. Xứ Thanh, vùng đất quật cường đã ngay lập tức chuyển mình, bắt nhịp với không khí kháng chiến sục sôi. Suốt  9 năm trường kỳ gian khổ chống Pháp, Thanh Hóa vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương lớn của toàn dân tộc. Thanh Hóa đã đóng góp gần 35 nghìn tấn lương thực, trên 42 triệu công trái kháng chiến, hơn 1 tỉ 330 triệu công trái quốc gia, đóng hơn 408 triệu tấn lương thực thuế nông nghiệp. Nhờ sự đóng góp ấy, Thanh Hóa 2 lần vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ thi đua “Phục vụ tiền tuyến khá nhất”, có 5 người được Đảng và Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVTND đó là: Anh hùng liệt sỹ Trần Đức, anh hùng liệt sỹ Lê Công Khai, Anh Hùng liệt sỹ Trương Công Man, Anh hùng Lò Văn Bường, anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện.

 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông


Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, xứ Thanh cũng là một địa bàn cách mạng kiên cường. Và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, Thanh Hoá là một pháo đài bất khả xâm phạm, một hậu phương to lớn, góp một phần quan trọng cho chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xứ Thanh lại tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến và bảo vệ  vững chắc hậu phương xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại này, quân dân Thanh Hóa đã đánh 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay Mỹ, trong đó có 3 chiếc B52, bắn cháy 56 tàu chiến, trong đó có 52 khu trục hạm thuộc hạm đội 7 của Mỹ. 25 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 16 đơn vị và cá nhân là AHLĐ, 71 cá nhân là Anh hùng LLVTND, 1.125 bà mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng, 32.146 thương binh và 56.559 liệt sĩ. Những con số tạc nên huyền thoại xứ Thanh bất khuất kiên cường trong sự nghiệp chống Mỹ của dân tộc. Trong những năm tháng ấy, những địa danh  Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép, Đảo Mê, lão quân Hoằng Trường, đội nữ dân quân gái Hoa Lộc đã trở thành những biểu tượng huyền thoại “tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam".
Là  cái nôi của các phong trào yêu nước, mảnh đất căn bản của cách mạng, bởi vậy, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tỉnh Thanh Hóa vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 4 lần. Sự quan tâm của Người cùng lời dặn dò “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu” trở thành nguồn động lực lớn lao để nhân dân xứ Thanh  phấn đấu trong lao động, chiến đấu, cùng nhân dân cả nước lần lượt đánh bại 2 kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, tiến lên xây dựng đất nước theo con đường XHCN.

 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Tên tuổi những người con xứ Thanh anh hùng đã dệt gấm thêu hoa lên bức địa đồ lịch sử dân tộc với những nét son rực rỡ. Vùng đất từng là “kinh sư chi thượng đô” hiện vẫn còn rất nhiều di tích quan trọng như:  Đền thờ Bà Triệu và Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt; Đền thờ Lê Hoàn - di tích lịch sử Quốc gia; Thành Nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới; cùng hàng ngàn di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh khác, làm phong phú nền văn hóa và lịch sử của xứ Thanh.

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông

Từ khi Thanh Hóa được chính thức định danh cho đến nay, suốt 990 năm, trên vùng đất này, các thế hệ người Thanh Hóa đã đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. 990 năm danh xưng Thanh Hóa là một dấu mốc đầy tự hào, ở đó mỗi người đều tìm thấy cội nguồn, những giá trị văn hóa đã hình thành nên cốt cách con người xứ Thanh.
Nhớ về nguồn cội, tự hào về bề dày truyền thống của vùng đất Thanh Hóa địa linh nhân kiệt trong dòng chảy lịch sử dân tộc, những người con Thanh Hoá hôm nay càng thấy trân trọng những giá trị lịch sử mà cha ông đã gây dựng, trao truyền; luôn tự nhắc nhở lòng mình phải giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá lịch sử vô giá đó và tích cực đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp vững bền.

 

Danh xưng thanh hóa dưới triều lý thánh tông