Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đau bụng dưới khi mang thai là một dấu hiệu khá thường gặp đối với phụ nữ trong quá trình mang thai của họ. Đau bụng dưới quanh rốn khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy khi có dấu hiệu này thì người sản phụ cần đến ngay những cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và chẩn đoán.

Trong thai kỳ của bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới quanh rốn với nhiều mức độ đau khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào đó. Những nguyên nhân có thể dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai đó là:

  • Nhau bong non: Nhau bong ra khỏi thành của tử cung sản phụ làm tử cung trở nên căng cứng, gây cảm giác đau bụng dưới cho người phụ nữ. Tùy thuộc vào từng trường hợp nhau bong non cụ thể mà có hay không có những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
  • Thai làm tổ tại buồng của tử cung: Do thai bắt đầu làm tổ và đi vào buồng tử cung nên gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu, thường thì những trường hợp này sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của sản phụ và sẽ tự động mất dần sau khoảng thời gian là 2 – 3 ngày.
  • Thai ngoài tử cung: Do những nguyên nhân như nhiễm trùng sinh dục, bất thường vòi tử cung đã gây nên tình trạng thai ngoài tử cung gây ra những cơn đau bụng dưới khi mang thai kèm với triệu chứng ra máu âm đạo.

Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Những cơn đau bụng dưới quanh rốn là tình trạng phổ biến của bất kỳ phụ nữ nào trong thai kỳ

  • Bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ: Trong quá trình mang thai, vì tử cung của người mẹ phải chịu rất nhiều áp lực đè lên từ bào thai nên hệ tiêu hóa của người phụ nữ cũng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn nên cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, nếu nồng độ Progesterone tăng quá cao trong thời gian mang thai thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém gây ra triệu chứng đau bụng dưới quanh rốn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng dưới khi mang thai có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra kèm theo một số triệu chứng như khó chịu, tiểu buốt rát, tiểu không kiểm soát và nước tiểu có những đặc điểm bất thường như có mùi hôi, có lẫn máu...
  • Em bé trong bụng đạp: Đây là một biểu hiện rất phổ biến ở tất cả những người mẹ đang mang thai và là một dấu hiệu cho sự phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh của bào thai nằm bên trong bụng của người phụ nữ.
  • Đặc biệt, nếu bị đau bụng dưới khi mang thai trong 3 tháng giữa thì nguyên nhân thường gặp có thể là do căng cơ và dây chằng. Hiện tượng này được giải thích là do trong 3 tháng giữa thai kỳ, bào thai đã phát triển được một thời gian khiến cho một số cơ và dây chằng quanh tử cung giãn ra rất nhiều gây đau bụng, nhất là khi người phụ nữ thay đổi tư thế hoặc khi thực hiện động tác ho.
  • Đau bụng dưới quanh rốn cũng diễn ra khi người phụ nữ mang thai 3 tháng cuối do các nguyên nhân như cơn gò Braxton – hicks hoặc do chuyển dạ với một số trường hợp sinh non tháng. Đối với cơn gò Braxton – hicks thì đây là một yếu tố quan trọng để chuẩn bị cho cuộc sinh đẻ, cơn gò này sẽ xuất hiện trước sinh khoảng 1 tuần để cổ tử cung của người phụ nữ có thể mở rộng hơn đồng thời cũng mềm hơn nhằm mục đích đứa trẻ ra đời được thuận lợi hơn. Chuyển dạ trước 37 tuần mang thai cũng có thể gây ra đau bụng dưới quanh rốn với đặc điểm những cơn đau bụng này không mất đi khi bệnh nhân thay đổi tư thế hoặc đi lại, có kèm theo tình trạng tiêu chảy và ra dịch nhầy hồng âm đạo.

Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Cơn gò hoặc chuyển dạ cũng có thể gây ra cơn đau bụng dưới ở những tháng cuối thai kỳ

Nếu đau bụng dưới khi mang thai chỉ đơn thuần là đau, co thắt vùng bụng dưới và không có bất cứ triệu chứng nặng nề nào kèm theo thì có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm đau:

  • Di chuyển đi lại nhẹ nhàng
  • Sử dụng nước ấm để tắm.
  • Uốn cong cơ thể về phía bụng bị đau
  • Uống nhiều nước
  • Nằm xuống một cách nhẹ nhàng
  • Massage vùng bụng dưới

Một số trường hợp đau bụng dưới cũng có thể sử dụng thuốc Acetaminophen có tác dụng làm dịu cơn đau hoặc nếu nguyên nhân gây ra đau bụng dưới khi mang thai là do nhiễm trùng đường tiết niệu, chuyển dạ trong sinh non hay thai phát triển bên ngoài tử cung thì cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Điều quan trọng trong thời gian này là mẹ bầu không nên lo lắng quá nhiều đến những cơn đau bụng vì có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của thai nhi, thay vào đó cần bình tĩnh và quan sát những triệu chứng của cơ thể để có thể đến khám tại các bệnh viện trong những trường hợp cần thiết. Những sản phụ bị đau bụng dưới quanh rốn do thiếu chất hay do em bé trong bụng đạp thì cần thay đổi một chế độ ăn mới sao cho có nhiều chất xơ để giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa, có thể là rau, quả hoặc những loại ngũ cốc, đặc biệt là uống thật nhiều nước trong giai đoạn này. Trong những tháng đầu thì ưu tiên tập thể dục nhẹ nhàng, không nên ngồi yên 1 chỗ trong thời gian dài, ngược lại khi đến những tháng cuối thì sản phụ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để chuẩn bị cho một cuộc sinh đẻ được diễn ra một cách tốt nhất.

Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Cần theo dõi các biểu triệu chứng của cơ thể để có cách xử lý với cơn đau bụng dưới phù hợp

Khi có bất cứ dấu hiệu nào của đau bụng dưới quanh rốn thì người phụ nữ mang thai không nên có tâm lý chủ quan, và bên cạnh đó cũng không nên quá căng thẳng về tình trạng này mà cần phải đến những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Đau dây chằng tròn có xu hướng xuất hiện vào khoảng ba tháng giữa của thai kỳ. Khu vực phát sinh thường là vùng bụng dưới hoặc háng. Triệu chứng này có thể tự khỏi hoặc biến mất khi mẹ bầu nghỉ ngơi.

Theo thống kê từ các chuyên gia sản khoa, khoảng 10–30% phụ nữ có biểu hiện đau dây chằng tròn khi mang thai. Nhiều mẹ bầu bắt đầu trải qua những cơn đau này vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và hầu hết mọi người đều cảm nhận được những cơn đau rõ ràng ở vùng bụng dưới hoặc háng.

Tuy vô hại nhưng triệu chứng đau dây chằng tròn có thể khiến không ít mẹ bầu cảm thấy phiền muộn, không thoải mái. Vậy, bạn đã biết cách làm thế nào để giảm bớt cơn đau dây chằng này chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Đau dây chằng tròn là gì?

Một trong những cảm giác khó chịu khi mang thai phổ biến nhất là đau dây chằng tròn. Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết ở hai bên tử cung. Chúng chịu trách nhiệm kết nối tử cung với khu vực háng và mu. Khi tử cung phát triển trong thai kỳ, dây chằng này sẽ giãn ra một mức độ nhất định để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi. Lúc này, bụng của bạn sẽ trở nên căng.

Do đó, mỗi bước di chuyển của mẹ bầu có thể khiến dây chằng tròn co thắt, gây nên những cơn đau khó chịu. Thông thường, chỉ phụ nữ mang thai mới mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, đau dây chằng vẫn có nguy cơ xảy ra ở những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

Bạn có thể quan tâm: Lạc nội mạc tử cung: Làm sao để kiểm soát cơn đau

Cảm giác đau dây chằng ở mẹ bầu diễn ra như thế nào?

Nhiều mẹ bầu mô tả cảm giác cơn đau phát sinh từ việc căng giãn dây chằng tròn tựa như chịu phải “cú đấm ngàn cân” vào bụng. Những cơn đau này có thể bắt đầu hoặc trở nên tệ hơn với mỗi cử động của mẹ. Một số hành động như lăn qua lăn lại trên giường hoặc đứng lên quá nhanh cũng có nguy cơ khiến cơn đau bùng phát.

Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Cơn đau dây chằng tròn khi mang thai có thể di chuyển lên hoặc xuống trong khu vực từ hông đến háng. Các mẹ bầu thường bắt gặp cơn đau ở bên phải phần bụng dưới hoặc xương chậu. Tuy vậy, một số người lại cảm thấy đau ở bên trái hoặc cả hai bên.

Nguyên nhân đau dây chằng tròn

Khi phụ nữ không mang thai, dây chằng tròn hỗ trợ tử cung thường ngắn, kiên cố và linh hoạt. Ngược lại, lúc thai nhi xuất hiện, những dải mô này sẽ giãn ra, dày hơn và căng như một sợi dây cao su. Lúc này, lượng áp lực đè lên dây chằng quá lớn, đến mức chúng có thể co giãn nhanh chóng. Điều này có thể tác động đến các đầu dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau không mong muốn.

Một số cử động thường gây ra cơn đau dây chằng khi mang thai bao gồm:

  • Đi bộ
  • Lăn qua lăn lại trên giường
  • Đứng lên nhanh chóng
  • Ho
  • Hắt xì
  • Cười nhiều
  • Một số chuyển động đột ngột khác

Làm thế nào để giảm bớt cơn đau dây chằng tròn khi mang thai?

Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Phần lớn trường hợp đau dây chằng tròn đều tự biến mất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm thiểu cường độ đau cũng như tần suất nó xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Nằm nghiêng và co đầu gối lại. Lưu ý đặt một chiếc gối mềm giữa chân và phần bụng dưới
  • Thay đổi vị trí hoặc tư thế chậm rãi
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Sử dụng túi chườm nhiệt
  • Dùng đai hỗ trợ thai sản
  • Uống thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu
  • Tập yoga cho bà bầu

Một số người cho biết, việc thay đổi một số thói quen hàng ngày như nghỉ ngơi nhiều hơn và ít cử động đột ngột sẽ giúp giảm đau dây chằng khi mang thai hiệu quả. Nếu cơn đau dây chằng tròn thường xuyên xuất hiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số bài tập nhẹ hoặc biện pháp giảm bớt sự khó chịu này. Mặt khác, tình trạng đau dây chằng cũng sẽ thường chấm dứt sau khi sinh.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đau dây chằng bụng dưới bên phải khi mang thai

Thực tế, đau dây chằng tròn không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến mức cần bác sĩ can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu, bác sĩ sẽ phải cần lưu ý các cơn đau tại khu vực bụng dưới và háng ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên sớm tìm gặp bác sĩ phụ sản nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cơn đau ở vùng bụng dưới kéo dài hoặc không biến mất sau khi bạn đã thay đổi tư thế
  • Tử cung co bóp sớm
  • Cảm giác đau rát khi đi vệ sinh
  • Đau bụng, kèm theo nước tiểu đục và có mùi hôi bất thường
  • Chảy máu
  • Lượng dịch âm đạo thay đổi bất thường
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn
  • Xương chậu chịu áp lực lớn
  • Đi lại khó khăn

Những triệu chứng này có thể đại diện cho đau vùng xương chậu, không liên quan đến dây chằng tròn.

Các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đau ở khu vực này bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
  • Táo bón do mang thai
  • Viêm ruột thừa
  • Sỏi thận
  • Bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm trong thai kỳ
  • Nhau bong non
  • Sinh non

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.