Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

Nói chung, đa số các triệu chứng của HIV ở nam giới và phụ nữ là giống nhau nhưng có một số triệu chứng chỉ xảy ra ở nữ giới.

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Virus này làm hỏng hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách phá hủy các tế bào bạch cầu có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư. Khi không được điều trị, HIV sẽ gây ra AIDS.

AIDS là viết tắt của aquired immunodeficiency syndrome, có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của HIV.

Nói chung, đa số các triệu chứng của HIV ở nam giới và phụ nữ là giống nhau nhưng có một số triệu chứng chỉ xảy ra ở nữ giới. Dưới đây là 9 triệu chứng phổ biến nhất mà phụ nữ có thể gặp phải khi bị nhiễm HIV.

1. Các triệu chứng ban đầu giống cúm

Trong những tuần đầu sau khi nhiễm HIV, một số người không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong khi nhiều người lại gặp phải các triệu chứng giống như cúm, gồm có:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau rát họng
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
  • Phát ban

Các triệu chứng này thường tự hết trong vòng vài tuần.

2. Phát ban và lở loét da

Hầu hết những người nhiễm HIV đều gặp phải các triệu chứng trên da. Phát ban là một triệu chứng phổ biến của HIV và có nhiều dạng khác nhau. Phát ban có thể là do chính HIV trực tiếp gây ra hoặc là biểu hiện của một bệnh nhiễm trùng xảy ra đồng thời do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị phát ban thì nên đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Ngoài ra, người nhiễm HIV còn có thể bị loét ở vùng da quanh miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn và một số vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu điều trị bằng thuốc kháng virus (thuốc ARV) thì các vấn đề về da sẽ ít xảy ra hơn và có xảy ra thì cũng đỡ nghiêm trọng hơn.

3. Sưng hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể con người, gồm có cổ, sau đầu, nách và bẹn. Là một phần của hệ miễn dịch, các hạch bạch huyết này có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách lưu trữ các tế bào miễn dịch và loại bỏ mầm bệnh. Khi HIV bắt đầu lây lan, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ để tấn công. Điều này khiến cho các hạch bạch huyết sưng lên. Đây thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của HIV. Ở những người nhiễm HIV, tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể kéo dài vài tháng.

4. Mắc các bệnh nhiễm trùng

HIV gây suy yếu và làm cho hệ miễn dịch khó chống lại mầm bệnh. Do đó mà người nhiễm HIV/AIDS dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp gồm có viêm phổi, bệnh lao và nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men) ở miệng hoặc âm đạo. Những phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo (một dạng nhiễm trùng nấm men) và nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn bình thường và một khi bị thì cũng khó chữa hơn. Nói chung, những người nhiễm HIV thường dễ bị nhiễm trùng ở những bộ phận như:

  • Da
  • Mắt
  • Phổi
  • Thận
  • đường tiêu hóa
  • Não bộ

HIV cũng làm cho việc điều trị các bệnh thông thường như cảm cúm trở nên khó khăn hơn nhiều so với ở người không nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng virus và ức chế HIV thành công sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra, nên thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa khác, ví dụ như rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh thân thể và không tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh để tránh mắc phải các bệnh này cũng như là những biến chứng đi kèm.

5. Sốt và đổ mồ hôi về đêm

Người nhiễm HIV có thể bị sốt nhẹ trong thời gian dài. Sốt nhẹ là khi nhiệt độ cơ thể ở trong khoảng 37.7 độ C đến 38.2 độ C. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi xảy ra điều bất thường nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể. Vì chỉ sốt nhẹ nên những người chưa biết rằng mình nhiễm HIV thường bỏ qua triệu chứng này. Sốt thường đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Kinh nguyệt bất thường

Ở những phụ nữ bị nhiễm HIV, kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ bị thay đổi. Mức độ ra máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường hoặc hoàn toàn không có kinh (mất kinh nguyệt). Khi bị nhiễm HIV, các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, mỏi lưng, nhức đầu, chướng bụng, buồn nôn,… cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Tăng tần suất bùng phát các bệnh lây qua đường tình dục khác

Đối với những người còn mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì HIV sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ví dụ, HPV (virus u nhú ở người) – nguyên nhân gây mụn cóc – thường hoạt động mạnh hơn ở những người nhiễm HIV. Ngoài ra, HIV còn khiến cho các đợt bùng phát mụn rộp hay herpes (do nhiễm HSV) xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Cơ thể của những người này cũng không còn đáp ứng tốt với các loại thuốc kháng virus điều trị mụn rộp.

8. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Viêm vùng chậu ở những phụ nữ dương tính với HIV thường khó điều trị hơn. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cũng kéo dài hơn bình thường hoặc tái phát thường xuyên hơn.

9. Các triệu chứng của AIDS

Giai đoạn cuối của HIV là AIDS hay hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch đã bị tổn hại nghiêm trọng và ngày càng khó chống lại các bệnh nhiễm trùng. Một người được xác định bị AIDS khi số lượng tế bào miễn dịch CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/mm3 máu (milimet khối). Lúc này, nguy cơ mắc một số bệnh ung thư sẽ tăng lên, ví dụ như ung thư Kaposi (một bệnh ung thư hiếm gặp ở người bình thường), u lympho không Hodgkin và ung thư cổ tử cung.

Khi HIV tiến triển sang giai đoạn này thì người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy liên tục quá 1 tuần
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chán ăn và sụt cân nhanh chóng
  • Kiệt sức
  • Đau nhức đầu dữ dội
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Khó thở, hụt hơi
  • Ho dai dẳng
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết kéo dài dai dẳng
  • Lở loét miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục

Ở giai đoạn cuối, HIV còn gây:

  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Rối loạn tâm thần
  • Hôn mê

Ngoài ra, tùy từng bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người bệnh sẽ còn gặp thêm những triệu chứng khác.

Giảm nguy cơ nhiễm HIV

HIV lây truyền qua chất dịch cơ thể, gồm có máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, hậu môn và sữa mẹ. Điều này có thể xảy ra qua nhiều con đường như khi dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con,... Các biện pháp chính để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV gồm có:

  • Không dùng chung kim tiêm và các vật dụng đâm qua da khác như kim xăm
  • Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với máu hay vật dụng có dính máu của người khác
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao
  • Không thụt rửa âm đạo vì việc này sẽ làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên giữa vi khuẩn và nấm trong âm đạo, làm cho tình trạng nhiễm trùng hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn hoặc làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như là các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục nếu như không biết rõ tình trạng sức khỏe tình dục của bạn tình

Những phụ nữ có bạn tình dương tính với HIV sẽ gần như không có nguy cơ lây nhiễm virus nếu bạn tình điều trị bằng thuốc ARV hàng ngày và có tải lượng virus ở mức không thể phát hiện được nhưng vẫn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), những người dương tính với HIV sẽ không còn khả năng lây truyền khi tải lượng virus được duy trì ở mức dưới 200 bản sao HIV/ml máu. Biết các yếu tố nguy cơ là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Biện pháp phòng tránh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm

Nếu nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng trên và có khả năng đã bị nhiễm HIV thì nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Đây là cách duy nhất để xác nhận có bị nhiễm HIV hay không. CDC khuyến nghị tất cả những người trong độ tuổi từ 13 và 64 nên làm xét nghiệm HIV ít nhất một lần, bất kể có nguy cơ lây nhiễm hay không. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nên làm xét nghiệm định kỳ hàng năm. Xét nghiệm HIV rất đơn giản và danh tính của người bệnh sẽ được giữ kín tuyệt đối. Ngoài ra, hiện nay còn có bộ dụng cụ xét nghiệm HIV tại nhà, ví dụ như OraQuick, cho phép người dùng có thể tự kiểm tra. Dụng cụ này không cần gửi mẫu đến phòng thí nghiệm mà chỉ cần lấy mẫu nước bọt ở chân nướu răng, sau đó cho vào dung dịch thử và kết quả sẽ có sau khoảng 20 phút.

Bước tiếp theo sau xét nghiệm

Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính nhưng các triệu chứng vẫn tiếp diễn thì nên chờ từ 1 – 3 tháng rồi đi xét nghiệm lại để xác nhận kết quả. Khi làm xét nghiệm quá sớm sau khi phơi nhiễm với HIV thì cơ thể chưa tạo ra đủ kháng thể nên xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính giả.

Các triệu chứng như phát ban cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề, bệnh lý khác không phải HIV và cũng cần đi khám để xác định nguyên nhân.

Nếu xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhờ những tiến bộ gần đây trong điều trị HIV mà tình trạng này hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc kháng virus đều đặn. Điều này giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.

Các triệu chứng HIV ở nam giới

Có nhiều người dù mắc bệnh rồi nhưng không nắm rõ triệu chứng HIV nên cứ "vô tư" trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Đôi khi người bệnh lại nhầm triệu chứng này sang một số bệnh khác. Vì vậy, họ khá chủ quan để rồi bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. Vậy bạn có biết triệu chứng của nữ giới và nam giới khi nhiễm HIV có gì khác biệt?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

Triệu chứng HIV

Dấu hiệu chung có ở cả nam giới và nữ giới

Cảm cúm là triệu chứng đầu tiên ở giai đoạn đầu của bệnh trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần. Lúc này, cơ thể đã có sự phản ứng với Virus. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài trong vài tuần.

Khi nhiễm HIV, cả nam và nữ đều có các triệu chứng chung như sau:

  • Lúc nào cũng có cảm giác ớn lạnh.
  • Người mệt mỏi dù được nghỉ ngơi, ăn uống không thiếu chất.
  • Cơ thể sốt tầm 39 độ C.
  • Bộ phận sinh dục bị loét
  • Miệng bị nấm và loét
  • Các cơ, khớp đau.
  • Mồ hôi trộm về đêm
  • Họng bị loét
  • Hạch sưng

Rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng nào trong nhiều năm bị bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cần đi xét nghiệm ngay. Khi có kết quả chính xác, bạn không phải lăn tăn mà đưa ra cách phòng, điều trị khoa học.

Cả nam và nữ cần theo dõi triệu chứng chung này để không trở thành nguồn lây nhiễm cho mọi người. Việc biết sớm sẽ là căn nguyên giúp cho việc điều trị và chăm sóc bản thân tốt hơn.

Tiến triển chung của HIV có giữa nam và nữ

Bệnh nhiễm HIV tiến triển qua 3 giai đoạn điển hình. Mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng HIV đặc trưng. 

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

Tiến triển chung của bệnh

Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính

Thời gian phát triển của bệnh diễn ra từ 2-4 tuần khi bệnh nhân bị lây. Hầu hết triệu chứng của giai đoạn này mọi người đều bỏ qua. Nhiều người nghĩ những dấu hiệu đơn thuần: cảm, sốt, ớn lạnh chỉ là căn bệnh cúm hay gặp.

Đôi khi, bạn bị bệnh rồi mà cũng không biết mình bị. Vì cơ thể của bạn vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường nào tới vài năm. Chính các trường hợp này  là mối lây nhiễm cộng đồng nguy hiểm.

Giai đoạn 2: Giai đoạn không có triệu chứng

Giai đoạn này kéo rất dài, tối thiểu 10 năm. Nếu  bệnh nhân được điều trị thông qua liệu pháp kháng virus (ART) ở giai đoạn này sẽ hoàn toàn không chế được Virus. Bệnh HIV khó có thể phát triển mạnh và lan rộng trong cơ thể.

Thực tế, xét nghiệm phát hiện ra được Virus khi cơ thể đã tồn tại một lượng Virus nào đó. Vì nếu không có kháng thể chống Virus trong máu thì kết quả âm tính. Do đó, để chắc chắn mình bị bệnh, bạn cần làm xét nghiệm sau 6 tháng tiếp xúc nguồn lây nhiễm.

Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối - AIDS

Bệnh HIV khi ở giai đoạn cuối sẽ chuyển thành bệnh AIDS. Căn bệnh này khiến cơ thể hao mòn, tử vong rất cao. Lúc này, nhiễm trùng bùng phát mạnh. Hệ miễn dịch mất khả năng chống lại tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Vì vậy, người bị AIDS rất dễ bị vô số bệnh kèm theo. Hậu quả nghiêm trọng nhất là tử vong.

Dù là nam hay nữ thì tất cả đều phải trải qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh điển hình như trên. Tuy nhiên, để rõ hơn, bạn nên tìm hiểu tiếp phần dưới để nắm trọn vẹn điểm khác biệt về triệu chứng HIV ở nữ so với nam.

Triệu chứng HIV chỉ có ở nữ, không có ở nam

Dù bệnh HIV ở nam và nữ sở hữu rất nhiều triệu chứng tương đồng. Nhưng nữ giới sẽ có một vài triệu chứng mà nam giới không hề có.

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

Nữ nhiễm HIV thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi

Nữ giới bị HIV thường có kinh nguyệt rất ít. Khoảng thời gian của "đèn đỏ" cũng ngắn hơn bình thường.

Nếu nữ giới khỏe mạnh, thời kỳ mãn kinh xảy ra ở tuổi 49-51 tuổi. Thì người bị bệnh thời kỳ mãn kinh sẽ sớm hơn là 47-48 tuổi.

Một số nữ giới còn bị lỡ kỳ kinh. Tâm trạng luôn ở mức tồi tệ, lo âu. Căng thẳng có lẽ là trạng thái thường xuyên thấy ở nữ nhiễm HIV. Vì vậy, bạn đừng chủ quan nghĩ rằng triệu chứng này chỉ là do sự thay đổi về nội tiết mà thôi.

Đau vùng bụng dưới

Phụ nữ HIV sẽ rất hay bị đau vùng bụng dưới. Đây là bệnh viêm vùng chậu điển hình, nhiễm khuẩn ở các vị trí:

  • Tử cung
  • Buồng trứng
  • Ống Fallop

Khi viêm vùng chậu, nữ giới còn bị rất nhiều hệ lụy kéo theo. Cụ thể là:

  • Khi quan hệ cảm thấy bị đau
  • Âm đạo tiết ra dịch không bình thường.
  • Cơ thể bị sốt.
  • Vùng bụng trên cũng bị đau

Nhiễm nấm âm đạo

Nữ giới khi bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch rất kém. Đây là cơ hội để các loại nấm âm đạo xâm nhập gây viêm nhiễm. Trung bình người bệnh HIV trong 1 năm nhiễm nấm âm đạo rất nhiều lần.

Biểu hiện đặc trưng khi âm đạo bị nhiễm nấm:

  • Dịch tiết ra từ âm đạo có màu trắng đục.
  • Quan hệ bị đau
  • Đi tiểu cũng đau
  • Ngứa âm đạo.
  • Có cảm giác bỏng rát vùng âm đạo.

Không chỉ nữ giới bị nấm miệng mà cả nam giới cũng bị điều này. Miệng bị sưng, có rất nhiều mang dày bám trên bề mặt và xung quanh. CHúng có màu trắng quanh miệng, lưới và cổ họng. Vì vậy, nữ giới khi tiếp xúc nguồn lây HIV không được chủ quan khi có triệu chứng trên.

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

Nấm âm đạo

Một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng HIV cần giải đáp

Tâm trạng lo lắng, suy sụp, sốc có lẽ là cảm nhận đầu tiên khi bệnh nhân nhận kết quả dương tính HIV. Đây là điều không ai mong muốn cả. Nhưng nếu số phận đã an bài mình bị HIV thì hãy đón nhận một cách bình thản. Bởi sự lo âu sẽ không giúp bệnh tiến triển tốt lên mà ngược lại.

Nghi ngờ phơi nhiễm HIV cần làm gì?

Nếu nghi ngờ bản thân phơi nhiễm HIV, việc đầu tiên rất quan trọng là bạn hãy đến cơ sở y tế làm xét nghiệm. Kết quả chuẩn xác chỉ khi bạn tiếp cận nguồn lây HIV tối thiểu 6 tháng. Dù có triệu chứng HIV hay không thì bạn cũng không nên chủ quan. Khi có kết quả chắc chắn sẽ là câu trả lời xác thực nhất.

Để được khám nhanh, bạn hãy đến trực tiếp phòng cấp cứu khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV. Bạn có thể sẽ được điều trị dự phòng. Mặc dù hiệu lực của việc điều trị này chỉ tối đa 72 tiếng kể từ lúc bị phơi nhiễm. Bạn được kê đơn thuốc uống dự phòng. Liều lượng 2 lần/ngày, liên tục trong 28 ngày.

Nếu giai đoạn đầu HIV qua sẽ dẫn tới điều gì?

Như chia sẻ ở trên, khi giai đoạn đầu HIV đi qua, bệnh nhân sẽ đến giai đoạn không triệu chứng. Lúc này HIV nhiễm mạn tính. Tất cả các triệu chứng của giai đoạn đầu sẽ hoàn toàn bị biến mất. Bề ngoài tưởng sóng yên bể lặng. Nhưng dưới đáy sâu sóng đang cuồn cuộn là những gì bạn có thể hình dung.

Số lượng Virus đã có ở trong máu và nhân lên rất lớn. Mỗi giờ phút trôi qua HIV không ngừng nhân lên với con số khổng lồ. Toàn bộ bệnh nhân HIV ở giai đoạn này sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Ở giai đoạn tiếp theo này, bệnh nhân nếu được điều trị bởi liệu pháp kháng Virus sẽ kìm hãm được sự phát triển của bệnh. Người bệnh cũng có thể kéo dài tuổi thọ. Sức khỏe duy trì mức bình thường. Bạn vẫn có thể lao động làm việc.

Các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên xét nghiệm sớm để tìm ra bệnh. Đây là cách ngăn chặn sự lây nhiễm HIV sang người khác tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

Con đường lây nhiễm HIV

HIV lây truyền qua những con đường nào?

HIV dù là căn bệnh xã hội đã có từ rất lâu, nhưng không phải ai cũng nắm rõ tất cả các con đường lây truyền của bệnh.

Bệnh HIV được lây truyền qua 3 con đường cơ bản:

  • Qua đường máu: Nếu mọi người sử dụng tiêm chích, dụng cụ xăm môi, xăm da, truyền máu,… với người có nguy cơ HIV bạn chắc chắn không tránh được bị nhiễm bệnh.
  • Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều bạn tình cùng lúc, quan hệ với gái mại dâm,…
  • Từ mẹ sang con: Khi mẹ nhiễm HIV mà mang thai, con cũng sẽ bị. Ngay cả thời điểm sinh và cho con bú đều có thể lây nhiễm.

Làm sao để phòng tránh bệnh HIV?

Để có biện pháp phòng tránh HIV tốt nhất là bạn cần nắm rõ 3 con đường lây truyền của bệnh. Từ đó, bạn có giải pháp đề phòng hiệu quả.

Phòng lây nhiễm qua đường tình dục

  • Không quan hệ bừa bãi với bạn tình khi chưa nắm rõ tình trạng nhiễm bạn tình.
  • Sống thủy chung một vợ - một chồng đó là cách phòng bệnh lây qua tình dục tốt nhất.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ với người lạ hoặc gái mại dâm.

Phòng lây qua đường máu

  • Không sử dụng tiêm chích chung với đối tượng nghiện ngập, người lạ,…
  • Không đi xăm da ở các cơ sở không uy tín, không đạt tiêu chí của Bộ y tế.
  • Không sử dụng chung các vật nhọn, sắc có thể xuyên qua da hay niêm mạc: Không đánh răng chung, không sử dụng chung khuyên tai,…
  • Không nên dùng lưỡi dao cạo chung khi đi cắt tóc (nam giới). Bạn cần yêu cầu dùng lưỡi lam mới hoàn toàn.

Phòng lây từ mẹ sang con

Tất cả phụ nữ không nhiễm HIV sẽ không thể lây truyền từ mẹ sang con. Để phòng, bạn nên sinh đẻ ở độ tuổi tốt nhất là 20-30 tuổi.

  • Đặc biệt, bạn không được quan hệ chung bạn tình với người khác.
  • Không quan hệ một lúc với nhiều người.
  • Cần phòng tránh việc mang thai không theo ý muốn: Nên dùng biện pháp tránh thai bao cao su. Đây là giải pháp an toàn vừa ngừa mang thai lại vừa tránh bệnh lây qua đường tình dục.

Bởi vậy khi bạn đang ở độ tuổi sinh đẻ, hãy đến cơ sở y tế để cập nhật mọi thông tin về sức khỏe sinh sản. Nâng cao quan điểm phòng chống HIV từ mẹ sang con.

Từ những triệu chứng HIV điển hình ở cả nam và nữ trên, bạn đã  hiểu tại sao có rất nhiều người khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối rồi mới biết. Chúng ta cần nâng cao quan điểm phòng ngừa và điều trị bệnh HIV càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ đến Galant để được tư vấn từ các chuyên viên.

ui lòng liên hệ hotline hoặc inbox để được tư vấn và phục vụ nhanh chóng.

===========================

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
? 0943 108 138 * ☎️ 028. 7303 1869
⏰ Làm việc: 09:00 - 20:00 (Thứ 2 - Chủ nhật)

CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
? 0976 856 463 * ☎️ 028. 7302 1869
⏰ Làm việc: 11:00 - 20:00 (Thứ 2 - Thứ 7)

CS3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM
? 0901 386 618 * ☎️ 028. 7304 1869
⏰ Làm việc: 11:00 - 20:00 (Thứ 2 - Thứ 7)

✉️ 
? www.galantclinic.com 

GALANT TỰ HÀO LÀ PHÒNG KHÁM HÀNG ĐẦU CHO CỘNG ĐỒNG

Đài truyền hình HTV9 nói về phòng khám đa khoa Galant

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ
VIDEO - PHÓNG SỰ ĐÀI TRUYỀN HÌNH HTV9 NÓI VỀ PrEP MIỄN PHÍ TẠI GALANT

Đài truyền hình QPVN nói về phòng khám đa khoa Galant

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

VIDEO - PHÓNG SỰ ĐÀI TRUYỀN HÌNH QPVN NÓI VỀ GALANT

Hãy nhấp đường link để xem báo chí viết về phòng khám đa khoa Galant:

1. Báo Cục Phòng, Chống HIV/AIDS link: Phòng khám Galant - Cơ sở Y tế tư hân đầu tiên được cấp phép Điều trị HIV bằng thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT)

2. Báo Nhân Dân link: Mô hình phòng khám nên nhân rộng

3. Báo Tiếng Chuông  link:  Galant - Cơ sở y tế tư nhân đầu tiên được cấp phép điều trị ARV qua BHYT

4. Báo Thư Ký Luật link: Phòng khám tư ở TP HCM điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế

5. Báo Bảo hiểm xã hội link: Nỗ lực ngăn chặn HIV/AIDS bằng nguồn lực BHYT

6. Báo Vnexpress link:  Phòng khám tư tại TP HCM cấp thuốc ngừa HIV miễn phí

7. Báo Tuổi Trẻ link: Miễn phí thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP nhưng ít người biết

8. Báo Tiền Phong link: Phòng khám “đặc biệt” cho những phận đời ngang trái

DỊCH VỤ CHÍNH VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT - CÓ KHÁM BẢO HIỂM Y TẾ

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu có 30 năm kinh nghệm chia sẻ về: Phơi nhiễm HIV là gì? Ai nên điều trị phơi nhiễm HIV? Xử lý phơi nhiễm HIV ra sao? Khi nào nên điều trị phơi nhiễm HIV? Hiệu quả điều trị phơi nhiễm HIV? Xét nghiệm cần làm trước & sau khi điều trị phơi nhiễm? Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV?

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - PHẠM THANH HIẾU

CHIA SẺ VỀ PHƠI NHIỄM HIV

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu có 30 năm kinh nghệm chia sẻ về: Xét nghiệm HIV là gì? Ai nên đi xét nghiệm HIV? Lợi ích của việc xét nghiệm HIV? Xét nghiệm HIV có chính xác không? Phương pháp xét nghiệm HIV? Ưu điểm khi xét nghiệm HIV? Trả kết quả xét nghiệm trong bao lâu? Chi phí xét nghiệm HIV?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - PHẠM THANH HIẾU

CHIA SẺ VỀ XÉT NGHIỆM HIV

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu có 30 năm kinh nghệm chia sẻ về:  Điều trị HIV là gì? Tác dụng của ARV? Tại sao nên điều trị HIV sớm?Ai nên điều trị HIV? Điều trị HIV có được bảo hiểm y tế chi trả hay không? Lợi ích của việc điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế? Tôi có thể mong đợi gì từ việc điều trị HIV? Những lưu ý khi điều trị HIV?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - PHẠM THANH HIẾU

CHIA SẺ VỀ ĐIỀU TRỊ HIV

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu có 30 năm kinh nghệm chia sẻ về: Bệnh giang mai là gì? Giang mai lây qua những con đường nào? Ai có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai? Bệnh giang mai có nghiêm trọng không? Các dấu hiệu của bệnh giang mai là gì? Giang mai có thể điều trị khỏi được không? Làm sao để biết tôi có bị giang mai hay không? Điều trị giang mai có tốn kém không?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - PHẠM THANH HIẾU

CHIA SẺ VỀ XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI

Bác sĩ Chuyên khoa I – Hồ Kính Tường có 25 năm kinh nghệm chia sẻ về: Bệnh sùi mào gà là gì? Sùi mào gà lây qua những con đường nào? Ai có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà? Sùi mào gà có phải bệnh nghiêm  trọng không? Dấu hiệu đặc trưng của bệnh sùi mào gà là gì? Có thể điều trị dứt điểm sùi mào gà được không? Làm sao để biết tôi mắc bệnh sùi mào gà? Điều trị sùi mào gà có tốn kém không?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - HỒ KÍNH TƯỜNG 

CHIA SẺ VỀ ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ

Bác sĩ Chuyên khoa I – Hồ Kính Tường có 25 năm kinh nghệm chia sẻ về: Bệnh lậu và bệnh Chlamydia là gì? Bệnh lậu và bệnh Chlamydia lây qua những con đường nào? Ai có nguy cơ nhiễm bệnh? Bệnh lậu hoặc bệnh Chlamydia có nghiêm trọng không? Các dấu hiệu của bệnh lậu hay bệnh Chlamydia là gì? Bệnh lậu hoặc bệnh Chlamydia có thể điều trị khỏi được không? Làm sao để biết tôi có bị bệnh lậu hay không?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - HỒ KÍNH TƯỜNG

CHIA SẺ VỀ BỆNH LẬU VÀ CHLAMYDIA

Bác sĩ Chuyên khoa I – Hồ Kính Tường có 25 năm kinh nghệm chia sẻ về: Cắt bao quy đầu là gì? Ai nên cắt bao quy đầu? Lợi ích của việc cắt bao quy đầu? Cắt bao quy đầu có đau không? Cắt bao quy đầu khoảng bao lâu? Thời gian hồi phục sau khi cắt bao quy đầu là bao lâu? Sau khi cắt có khiến dương vật “ĐẸP” không?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA I - HỒ KÍNH TƯỜNG 

CHIA SẺ VỀ CẮT BAO QUY ĐẦU

Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang chia sẻ về:  PrEP – Dự phòng trước phơi nhiễm HIV là gì? Có mấy loại PrEP? PrEP có hiệu quả như thế nào?  Ai nên sử dụng PrEP? Sử dụng PrEP thế nào là đúng? Vì sao cần xét nghiệm HIV trước khi sử dụng PrEP? PrEP có tác dụng phụ không?  Khi nào có thể ngừng sử dụng PrEP? PrEP có thể sử dụng ở người có viêm gan B không? Làm thế nào để nhận PrEP Miễn Phí?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

BÁC SĨ NGUYỄN ĐĂNG QUANG

CHIA SẺ VỀ PrEP - DỰ PHÒNG TRƯƠC PHƠI NHIỄM HIV (MIỄN PHÍ TẠI GALANT CLINIC)

Anh Nguyễn Quốc Việt - Quản lý phòng khám chia sẻ về: Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí điều trị HIV hay không? Tại sao nên điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế? Lợi ích điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế? mua thẻ bảo hiểm y tế như thế nào và ở đâu? Bảo hiểm y tế thanh toán những chi phí nào? Nếu đã có bảo hiểm y tế đăng ký tại bệnh viện trong TP.HCM, tôi có thể dùng bảo hiểm đấy để điều trị HIV tại Galant hay không?

Dấu hiệu nhận biết hiv ở nữ

ANH NGUYỄN QUỐC VIỆT 

CHIA SẺ VỀ ĐIỀU TRỊ HIV BẢO HIỂM Y TẾ

XÉT NGHIỆM VÀ NHẬN PrEP - DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV MIỄN PHÍ

Phòng khám đa khoa Galant là địa chỉ xét nghiệm và cấp phát thuốc PrEP - Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí! cùng nhau xem video này để hiểu rõ hơn bạn nhé


VIDEO - GIỚI THIỆU VỀ PrEP MIỄN PHÍ GALANT

BẠN ĐANG TÌM CƠ SỞ Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN (ONE STOP SHOP) ?

HÃY LIÊN HỆ CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCMHotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Thời gian làm việc: 09h - 20h (T2 - CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCMHotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

Thời gian làm việc: 11h - 20h (T2 - T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCMHotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

Thời gian làm việc: 11h - 20h (T2 - T7)

Email:  
Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com