Dạy cách xã hội là gì

Trong các phương tiện chăm sóc y tế, “cách ly” là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng. Biện pháp này thường được sử dụng trong những giai đoạn dịch bệnh truyền nghiễm, như là dịch COVID-19 hiện nay. Trong thuật ngữ tiếng Anh còn có 2 từ khác cùng nghĩa với cách ly nhưng phương thức cách ly khác nhau, đó là từ “quarantine” và “isolation”. “Quarantine” là thuật ngữ được dùng khi đối tượng cách ly tuyệt đối không được di chuyển để tránh lây bệnh truyền nhiễm cho người khác trong giai đoạn đối tượng đó đang được theo dõi xem có phát triển thành bệnh không; cụ thể hơn là nếu ở nhà thì chỉ ở trong phòng để tránh lây nhiễm cho người thân. Còn “isolation” là cách ly dành cho người đã nhiễm bệnh.

Hiện nay với các nguồn thông tin khác nhau về COVID-19, kể cả những thông tin chưa được xác thực hay tin đồn gây hoang mang trong cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm và sự sẵn sàng của hệ thống y tế trong giai đoạn phòng chống dịch. Những ngày này chúng ta có thể mọi người hạn chế đi lại, đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, trường học tạm đóng cửa, các lễ hội tập trung đông người được hủy bỏ hay lùi ngày tổ chức và các tổ chức cũng đưa ra một số biện pháp phòng chống dịch. Sức khỏe của người thân luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, và không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chủ động cách ly bản thân để bảo vệ gia đình và cộng đồng.

Những biện pháp phòng chống dịch nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Những biện pháp được áp dụng trong giao đoạn này ít nhiều sẽ gây ra những gián đoạn, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng nhìn chung tất cả mọi người đều ý thức được đây là công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, sau nhiều tuần thì những gián đoạn vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt và thu nhập của người dân.

Song song cùng nỗi sợ hãi về bệnh dịch là những lo lắng về việc nghỉ làm, mất thu nhập hay làm thế nào để đảm bảo công việc trong giai đoạn này. Với những khó khăn trong việc trường học hiện phải đóng cửa, con em chúng ta đang phải rời xa thầy cô bạn bè, ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của các bé. Khi ở nhà, các bé có xu hướng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hơn và giảm các hoạt động thể chất, trong một số trường hợp có thể dẫn đến một số chứng rối loạn cảm xúc như buồn chán, lo lắng. Và quan trọng là không ai trong chúng ta có thể biết được dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, càng dẫn đến lo lắng và vô vọng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tiếp xúc xã hội là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Thiếu tiếp xúc xã hội có thể dẫn đến chán nản, mức năng lượng thấp và mất hứng thú với các hoạt động xung quanh. Tập thể dục và các hoạt động ngoài trời rất quan trọng để giúp trẻ em và thanh thiếu niên giải tỏa căng thẳng, và có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chức năng nhận thức. Nguy cơ trầm cảm thấp hơn khi khi trẻ thường xuyên có những hoạt động thể chất.

Để có thể cân bằng giữa phòng chống dịch và cuộc sống, chúng ta cần sẵn sàng đối mặt với những vấn đề cuộc sống có thể xảy ra hơn là chỉ tập trung vào việc phòng chống và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Mọi người nên tỉnh táo cập nhật thông tin dịch bệnh từ các nguồn đáng tin cậy, đừng để mình trôi theo vòng xoáy của những thông tin trôi nổi. Trong giai đoạn này, chúng ta nên giữ liên lạc với bạn bè, thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là cơ hội để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ, học cùng nhau, thư giãn cùng nhau và không quên duy trì những thói quen lành mạnh.

Hãy bình tĩnh và sẵn sàng.

Chăm sóc bản thân và gia đình.

Bác sĩ Miguel de Seixas là thành viên của trường Cao Đẳng Tâm lý học Hoàng Gia. Trước khi gia nhập Family Medical Practice, bác sĩ Miguel là nhà Tâm lý học Cộng đồng tại Cambridge và đã tham gia điều trị các bệnh về tâm thần trong cộng đồng, bao gồm điều trị nội trú, ngoại trú và điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.

Tại Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thuật ngữ giãn cách xã hội lần đầu tiên xuất hiện với tên gọi “cách ly toàn xã hội”.

Theo đó, việc giãn cách xã hội được thực hiện với nguyên tắc:

- Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định;

- Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;

- Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;

- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Dạy cách xã hội là gì
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là gì? Hướng dẫn giãn cách theo Chỉ thị này (Ảnh minh họa)
 

Hướng dẫn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Để cụ thể hóa và thống nhất cách thực hiện, ngày 03/4/2020, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2601/VPCP-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1- Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

+ Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

+ Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

+ Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 dưới đây.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

2- Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

- Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

- Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;

- Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

- Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

3- Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.

4- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể tổng kết, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là việc thực hiện các biện pháp:

- Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh;

- Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy…

- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng;

- Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định;

- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Thế nào là giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16?

>> Infographic: Cách ly toàn xã hội - người dân cần lưu ý 5 "không"