Đề thi văn 11 học kì 1 có đáp án

TUYỂN TẬP BỘ Đề kiểm tra giữa học kì 1 ngữ văn 11 CÓ ĐÁP ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỚI 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 305 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ĐỀ SỐ 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ – LỚP 11

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút

Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận​

TT​

Kĩ năng​

Nội dung/đơn vị kiến thức​

Mức độ nhận thức​

Tổng % điểm​

Nhận biết​

Thông hiểu​

Vận dụng​

Vận dụng cao​

TNKQ​

TL​

TNKQ​

TL​

TNKQ​

TL​

TNKQ​

TL​

1

Đọc hiểu

Thơ

4​

0​

2​

1​

1​

1​

0​

1​

50​

Truyện ngắn / tiểu thuyết hiện đại

2​

Viết Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (Thơ, truyện)

0​

1*​

0​

1*​

0​

1*​

0​

1*​

50​

Tỉ lệ %​

20​

5​

10​

25​

5​

25​

0​

10​

100​

25%​

35%​

30%​

10%​

Tỉ lệ chung​

60%​

40%​

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ – LỚP 11

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút

Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận​

TTKĩ năngĐơn vị kiến thức/ kĩ năngMức độ đánh giáSố lượng câu hỏi theo mức độ nhận thứcTổng %Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoIĐọc hiểu1. Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đạiNhận biết: - Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn, tiểu thuyết. - Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

4 câu​

3 câu​

2câu​

1câu​

502. ThơNhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt, thể thơ, chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được cấu tứ, hình ảnh, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ. - Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình ảnh, hình thức bài thơ. - Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có). - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ. - Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ. - Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Vận dụng cao: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ. - So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. - Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.IIViết1.Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học . - Phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc: Điểm nhìn trong truyện… - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). - Thể hiện được tinh thần nhân văn trong việc nhìn nhận, đánh giá con người: đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận không may mắn; trân trọng niềm khát khao được chia sẻ, yêu thương.

Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.1*1*1*1câu TL502. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)

Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học . - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. -Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ. - Phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm) Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.Tỉ lệ % 25%35%30%10%100%Tỉ lệ chung

60%​

40%​

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT …………..​

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ - LỚP 11 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm có 02 trang)​

  1. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

    Đọc bài thơ sau

    ÁO TRẮNG

    Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,

    Hôm xưa em đến, mắt như lòng

    Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,

    Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

    Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;

    Em duyên đôi má nắng hoe tròn.

    Em lùa gió biếc vào trong tóc

    Thổi lại phòng anh cả núi non.

    Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;

    Hồn em anh thở ở trong hơi.

    Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,

    Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

    Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.

    Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.

    Dịu dàng áo trắng trong như suối

    Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.

    (Huy Cận)

    Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm

    Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

    Áo trắng là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận, in trong tập Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940.

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?

  2. Tự sự
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận
  5. Thuyết minh

    Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  6. Bảy chữ
  7. Lục bát
  8. Song thất lục bát
  9. Tự do

    Câu 3. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

  10. Nhân vật “anh”
  11. Nhân vật “em”
  12. Tác giả
  13. Chủ thể ẩn

    Câu 4. Xác định hình ảnh trung tâm của bài thơ?

  14. Hình ảnh áo trắng
  15. Hình ảnh cô gái
  16. Hình ảnh bàn tay
  17. Hình ảnh mái tóc

    Câu 5. Nêu hiệu quả của phép điệp trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ?

  18. Tăng sức gợi hình, khắc họa vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh thiên nhiên.
  19. Tạo giọng điệu khắc khoải, bộc lộ tâm trạng giận hờn, trách móc của “anh”
  20. Tạo nhip điệu, nhấn mạnh vẻ đẹp trong trẻo, trẻ trung của người con gái.
  21. Tạo sự sinh động, khẳng định tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của người con gái.

    Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói về vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ?

  22. Vẻ đẹp rực rỡ, tươi vui
  23. Vẻ đẹp đoan trang, thùy mị
  24. Vẻ đẹp tinh khôi, thánh thiện
  25. Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng

    Câu 7. Dòng nào nói đúng về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ?

  26. Tâm trạng ngỡ ngàng khi gặp người yêu.
  27. Tâm trạng nhớ nhung khi xa người yêu.
  28. Tâm trạng bối rối khi gặp người yêu.
  29. Tâm trạng hạnh phúc khi người yêu đến.

    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 8. Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” trong bài thơ?

    Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái được thể hiện trong bài thơ?

    Câu 10. Từ bài thơ, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời mỗi người (trả lời trong khoảng 5-7 dòng)?

    II. VIẾT (5,0 điểm)

    Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” (Huy Cận).

*** Hết***​

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT ……….​

HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ – LỚP 11 Môn: Ngữ văn​

PhầnCâu

Nội dung​

Điểm

I​

ĐỌC HIỂU​

5,0​

1​

B​

0.5​

2​

A​

0.5​

3​

A​

0.5​

4​

B​

0.5​

5​

C​

0.5​

6​

C​

0.5​

7​

D​

0.5​

8​

HS nêu được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” được thể hiện trong bài thơ: - Là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khôi, trong trắng của cô gái. - Là biểu tượng cho sự thơ mộng, trong sáng, hồn nhiên của tình yêu tuổi học trò. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

0.5​

9​

HS nêu nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái được thể hiện trong bài thơ: - Niềm say mê, sự ngỡ ngàng, ngất ngây, hạnh phúc trong tình yêu. - Đó là tình cảm đầy đẹp đẽ, chân thành, trong sáng, hồn nhiên của những rung động đầu đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

0.5​

10​

HS bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời của mỗi người. Sau đây là một số gợi ý: - Tình yêu chân chính có ý nghĩa cao đẹp và thiêng liêng bởi đó là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là cơ sở để duy trì và phát triển của nhân loại. - Giúp mỗi người hoàn thiện bản thân, đem lại hạnh phúc, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

0.5​

II​

VIẾT​

5,0​

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25​

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ đã cho ở phần Đọc hiểu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 - Học sinh chưa xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.0 điểm

0.25​

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: * Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm * Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề - Xác định chủ đề: Bài thơ là tâm trạng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của người yêu; là niềm hạnh phúc, vui sướng ngất ngây của cậu học trò khi được sống trong tình yêu thơ mộng. - Phân tích, đánh giá chủ đề: + Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộc trong thơ ca hiện đại. Tình yêu tuổi học trò bài thơ trên vừa mang những vẻ đẹp chung, vừa có những nét độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. + Tình yêu trong bài thơ là niềm hạnh phúc, là khoảnh khắc kì diệu, biến cuộc đời thành một cõi thần tiên. Từ tình yêu của anh và em trong bài thơ, nhắc nhở chúng ta cần trân trọng tình yêu đẹp, biết tận hưởng niềm hạnh phúc trong tình yêu, biết yêu thương và trân quý phút giây hạnh phúc trong cuộc đời. * Phân tích, đánh giá nghệ thuật: - Cấu tứ của bài thơ: + Tứ thơ được khắc họa qua khoảnh khắc gặp gỡ của đôi trai gái: cô gái đến thăm chàng trai mình yêu. Cuộc gặp gỡ ấy được cảm nhận qua cái nhìn (từ xa đến gần), qua tâm trạng của chàng trai (từ ngạc nhiên ngỡ ngàng đến đắm say hạnh phúc). Bắt đầu từ cái hình ảnh “nở bừng ánh sáng em đi đến” với “gót ngọc dồn hương”, “bước tỏa hồng”, rồi gần hơn với bàn tay “ngón ngón thon”, “đôi má nắng hoe tròn”, với mái tóc, rồi hơ i thở, tiếng nói, rồi tất cả dần hòa quyện tạo thành một sự say đắm trong hạnh phúc hội ngộ. Bài thơ kết thúc với sự hòa hợp và thăng hoa của hai tâm hồn tinh khôi. + Với cấu tứ độc đáo, bài thơ giống như một câu chuyện kể về sự diễn tiến của cuộc gặp gỡ, vừa thể hiện những bước đi của tình yêu từ chớm nở đến viên thành. Cấu tứ ấy cũng cho ta thấy được những cung bậc cảm xúc mỗi lúc một mãnh liệt của chàng trai đang yêu. - Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: + Hình tượng trung tâm của bài thơ là cô gái, qua cái nhìn say đắm của chàng trai. Tất cả các hình ảnh trong bài thơ đều tập trung thể hiện vẻ đẹp lung linh tỏa sáng, tinh khôi thơ mộng của hình tượng trung tâm đó. + Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “áo trắng”, gợi lên vẻ đẹp trong trắng của tuổi học trò với “mộng trắng trong”. Màu trắng ấy khiến cô gái khi xuất hiện, như tỏa ra ánh sáng rực rỡ: “Nở bừng ánh sáng”. + Những bước đi của cô gái cũng được miêu tả thật đẹp với “gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng”. Dưới cái nhìn si tình, lãng mạn của chàng trai, cô gái mang một vẻ đẹp trong ngần, tỏa ra hương thơm kì diệu. + Khi đến gần hơn, vẻ đẹp của cô gái được miêu tả ở “bàn tay ngón ngón thon”, ở “đôi má nắng hoe tròn”, mái tóc xanh tràn đầy sức sống, như mang cả hơi thở của trời đất, núi non, cả tiếng nói ngọt ngào của người yêu, hứng trọn cả “tiếng lẫn lời”. + Bài thơ khép lại cũng với hình ảnh “áo trắng” nhưng kết tinh, thăng hoa: không còn là tà áo trắng trong hiện thực, mà dường như đã trở thành đôi cánh của thiên thần, khiến cả đôi hồn cùng bay lên trong một tình yêu thần tiên say đắm. +Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô gái; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng của tình yêu tuổi học trò. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.75 điểm - Phân tích tương đối đầy đủ: 2.25 – 2.5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.5 – 2.0 điểm - Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0.5 -1.25 điểm. - Không phân tích, phân tích sơ sài:0.0-0.25

2.75​

* Đánh giá khái quát - Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ - Khái quát đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0.5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0.25 điểm

0.5​

* Rút ra ý nghĩa, thông điệp của bài thơ đối với bản thân, thế hệ

0.5​

  1. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

0,25​

  1. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, sử dụng kiến thức lí luận; văn phong trôi chảy; kết hợp các phương thức biểu đạt và kiến thức tiếng Việt để bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0.5​

Tổng điểm​

10.0​

ĐỀ SỐ 2​

  1. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

    Đọc văn bản:

    MIỀN QUÊ

    (Nguyễn Khoa Điềm)

    Lại về mảnh trăng đầu tháng Mông lung mặt đồng bóng chiều, Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm Lúa mềm như vai thân yêu

    Mùa xuân, là mùa xuân đấy Thả chim, cỏ nội hương đồng Đàn trâu bụng tròn qua ngõ Gõ sừng lên mảnh trăng cong

    Có gì xôn xao đằm thắm Bao nhiêu trông đợi chóng chầy Đàn em tóc dài mười tám Thương người ra lính hôm mai

    Để rồi bao nhiêu gió thổi Bên giếng làng, ngoài bến sông Có tiếng hát như con gái Cao cao như vầng trăng trong...

    (Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)


Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo.

THẦY CÔ TẢI NHÉ!