Điểm giống nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10 1930 là

Điểm giống nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10 1930 là
Tiểu luận So sánh Luận cương 1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Tiểu luận So sánh nội dung của Luận cương tháng 10 năm 1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. Đây là một chủ đề thường được giáo viên chọn làm đề tài cho các bạn làm bài Tiểu luận, cũng chính vì thế với mong muốn tạo nên một kho tàng tài liệu cho các bạn tham khảo và ứng dụng vào bài Tiểu luận của mình tốt nhất. Vậy nên hãy cùng tham khảo ngay bài Tiểu luận So sánh Luận cương 1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng này nhé!

Mở đầu Tiểu luận So sánh bản Luận cương 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 thể hiện bước tiến mới đối với cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, để đưa cách mạng nước ta tiếp tục đi lên và giành những thắng lợi cần xác định rõ đường lối, chiến lược, sách lược cụ thể và rõ ràng cho cách mạng Việt Nam. Do đó tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 3/2/1930 đến ngày 7/2/1930 Đảng ta đã nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là văn kiện có ý nghĩa hết sức to lớn có tầm quan trọng đặc biệt và được gọi chung thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Cũng trong năm đó, vào tháng 10 năm 1930 Đồng chí Trần Phú đã trình bày bản Luận cương chính trị tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Như vậy, cả cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều là những văn kiện quan trọng, thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta, có vị trí và tầm quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nói chung cũng như mở ra tầm nhìn mới cho những người cộng sản chân chính trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ sự giống và khác nhau trong nội dung của bản Luận cương tháng 10 năm 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện và đầy đủ, qua đó rút ra ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân trong thực tiễn cuộc sống. Với những lý do trên, học viên lựa chọn chủ đề “So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10 năm 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân” làm bài tập kết thúc môn học.

XEM THÊM ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận

Nội dung Tiểu luận So sánh bản Luận cương 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Luận cương tháng 10 năm 1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên

1. Tiểu luận So sánh Luận cương 1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Trong hoàn cảnh đất nước lầm than, trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác” . Đến năm 1929 tình hình trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản khẳng định rõ phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên ba tổ chức ra đời đều hoạt động riêng rẽ, tiến hành công kích và tranh giành lẫn nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và vị trí trong quần chúng nhân dân. Chính điều này đã gây trở ngại rất lớn cho phong trào cách mạng của nước ta lúc bấy giờ. Trong bối cảnh đó Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng, Trung Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, tiến hành triệu tập hội nghị nhằm mục đích thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng. Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2” . Như vậy tại cuộc họp lần này hội nghị đã thống nhất hợp nhất ba tổ chức đảng thành đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đều được tác giả cẩn thận tỉ mỉ từng bước trong bài Tiểu luận So sánh bản Luận cương 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

2. Tiểu luận So sánh Luận cương 1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Luận cương tháng 10 năm 1930

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa lan rộng trong cả nước, với sự tham gia ngày càng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, một trong những phong trào có sức lan toả và có ảnh hưởng phải kể đến phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Tuy nhiên, trong bài Tiểu luận So sánh bản Luận cương 1930 tác giả cũng đề cập đến việc phong trào Xô viết nghệ tĩnh vẫn còn những hạn chế nhất định và mang tính tự phát vì vậy để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đồng thời có định hướng làm chuyển biến các phong trào cách mạng trong thời gian tới, hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập vào tháng 10 năm 1930. Tại hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Như vậy có thể thấy rằng cả Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị của Đảng đều được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính cuộc cách mạng dân tộc và hoàn cảnh lịch sử cụ thể; đồng thời xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng chiến lược, lực lượng cách mạng, mối quan hệ đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng. Thông qua những nội dung và phân tích từng khía cạnh của hai văn kiện cho thấy những nét tương đồng và khác biệt của mỗi tài liệu.

XEM THÊM ⇒ Tiểu luận Con đường lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

II. So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10 năm 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1. Sự giống nhau giữa Luận cương 1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Khi nghiên cứu nội dung của bản Luận cương tháng 10 năm 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cho thấy những điểm giống nhau được tác giả liệt kê trong bài Tiểu luận So sánh bản Luận cương 1930 với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như sau: – Khi đưa ra chiến lược cho cách mạng cả 2 bản văn kiện đều xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây được xem là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau hết sức quan trọng và không có bức tường nào ngăn cách. Như vậy thông qua phương hướng chiến lược đã phản ánh cụ thể và rõ ràng xu thế của thời đại và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay. – Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc và lấy lại ruộng đất cho nhân dân. – Về lực lượng cách mạng, cả hai văn kiện đều xác định chủ yếu phải dựa vào đại bộ phận giai cấp công nhân và nông dân. Đây được xem là hai lực lượng đông đảo làm nòng cốt và cơ bản nhất trong xã hội góp phần quan trọng vào công cuộc giành độc lập giải phóng dân tộc ở nước ta. – Về phương pháp cách mạng, đều nêu rõ việc phải tập trung và chú trọng sử dụng sức mạnh của đại đa số quần chúng lao động Việt Nam trên hai phương diện về chính trị lẫn vũ trang nhằm đạt được mục tiêu cơ bản cuối cùng của cuộc cách mạng đó là đánh đổ đế quốc và thực dân phong kiến, giành thắng lợi đưa chính quyền về tay giai cấp công nhân và nông dân. – Về vai trò và vị trí trên trường quốc tế, cả hai bản cương lĩnh và luận cương đều xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải chung sức và liên kết với các dân tộc khác bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới. Qua đó thể hiện quan điểm cùng đồng lòng, gắn bó khăng khít với cách mạng thế giới trong công cuộc chung cùng chống lại các đế quốc thực dân xâm lược. – Giai cấp lãnh đạo của cách mạng đều được nêu ra đó là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

Như vậy có thể thấy rằng cả hai bản Luận cương tháng 10 năm 1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên đều được ra đời trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như chịu sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười Nga.