Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống Common Law và Civil Law là gì

1. Những điểm tương đồng giữa hai dòngCivil Law và Common Law

Có thể nói hệ thống pháp luật của hai dòng họ ngày càng có nhiều ảnh hưởng, học tập nhau, thể hiện rõ xu hướng hội tụ: Pháp luật của Scốt-len trước khi nhập vào Anh đã từng theo mô hình pháp luật La Mã. Ngược lại, pháp luật bang Québec (Canada) và bang Louisiane (Mỹ) theo truyền thống pháp luật La Mã nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ đang được sử dụng ở các bang còn lại ở nước này.

– Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa hai dòng Civil Law và Common Law chính là sự thừa nhận cả bốn thành tố: luật thành văn, án lệ (tiền lệ pháp), tập quán pháp, lẽ phải tự nhiên, các học thuyết trong quá trình nghiên cứu pháp luật …

Sự tương đồng này xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển pháp luật của hai dòng họ đều dựa trên cơ sở lý luận pháp luật, pháp luật được xây dựng cùng quá trình hình thành và phát triển các học thuyết nghiên cứu pháp luật (với dòng họ Civil Law), hay qua thực tiễn xét xử với các vụ việc cụ thể (Common Law). Với cả hai dòng họ pháp luật ra đời do sự nhu cầu thực tiễn. Cả hai dòng họ đều chịu sự ảnh hưởng từ Luật La Mã, nếu ở cả hai đều hình thành tư duy pháp lý từ rất sớm, điều đó giải thích tại sao lại có án lệ, luật hành văn và các học thuyết pháp lý trong cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ này. Luật tục hay còn gọi là tập quán pháp và lẽ phải tự nhiên là thành tố mà hều hết dòng họ pháp luật nào cũng thừa nhận, vì vậy nguyên nhân chính đề xuất liệu sự tương đồng này vẫn là cả hai dòng họ Civil Law và Common Law đều cây dựng pháp luật theo tư duy xậy pháp luật, pháp luật thực sự là công cụ, ý chí của nhà nước chứ không phải thần thánh hay thượng đế giống các dòng Luật Hồi giáo hoặc các dòng họ luật tục khác.

1. Giải thích một số thuật ngữ chuyện môn

1. Quy phạm pháp luật (QPPL): là một loại qui phạm XH (các qui tắc mang tính xuất phát điểm và khuôn mẫu về hành vi các chủ thể), quan trọng là nó có tính pháp lý như: tính cưỡng chế chung cho mọi cá nhân, tổ chức, được ban hành theo thủ tục, trình tự mà pháp luật qui định. QPPL là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.

2. Văn bản QPPL: là tập hợp các QPPL được ban hành theo những hình thức và thủ tục nhất định dưới dạng thành văn.

3. Nguồn luật: là hình thức biểu hiện sự tồn tại của QPPL.

4. Hệ thống cấu trúc pháp luật: là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định luật và các ngành luật.

5. Tập quán pháp: là những cách xử sự giữa con người với con người, hình thành và tồn tại từ đời này qua đời khác, được một cộng đồng XH thừa nhận và tự nguyện tuân theo.

6. Tiền lệ pháp (án lệ): là các văn bản, quyết định của tòa án, cơ quan pháp luật, lời giải thích các QPPL của thẩm phán được thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự.

7. Pháp điển hóa: là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền không những tập hợp các QPPL theo một trình tự nhất định, loại bỏ các qui phạm lỗi thời mà còn xây dựng những qui phạm mới thay thế cho các qui phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được phát hiện, sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu lực QPPL… từ đó ra đời các QPPL mới.

Common Law là gì?

Common Law là một tập hợp các luật bất thành văn dựa trên các tiền lệ pháp do tòa án thiết lập, Common Law ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong những trường hợp bất thường mà kết quả không thể được xác định dựa trên các quy chế hiện hành hoặc các quy tắc luật thành văn.

Hệ thống Common Law của Hoa Kỳ phát triển từ một truyền thống của Anh, lan sang Bắc Mỹ trong thời kỳ thuộc địa thế kỷ 17 và 18. Common Law cũng được áp dụng ở Úc, Canada, Hồng Kông, Ấn Độ, New Zealand và Vương quốc Anh.

Common Law có thể hiểu như một tiền lệ, một quyết định trong quá khứ, là lịch sử của các quyết định tư pháp, là cơ sở để đánh giá các vụ việc trong tương lai. Common Law còn được gọi là án lệ, dựa trên hồ sơ chi tiết về các tình huống và quy chế tương tự vì không có quy tắc pháp lý chính thức nào có thể áp dụng cho một vụ việc.

Thẩm phán chủ tọa của một vụ án sẽ xác định tiền lệ nào áp dụng cho vụ án cụ thể đó. Ví dụ do các tòa án cấp trên đặt ra có giá trị ràng buộc đối với các vụ án được xét xử tại các tòa án cấp dưới. Hệ thống này thúc đẩy sự ổn định và nhất quán trong hệ thống tư pháp pháp lý của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các tòa án cấp dưới có thể lựa chọn sửa đổi hoặc đi chệch khỏi các tiền lệ nếu chúng đã lỗi thời hoặc nếu án lệ hiện tại về cơ bản khác với án lệ. Các tòa án cấp dưới cũng có thể lựa chọn lật ngược tiền lệ, nhưng điều này hiếm khi xảy ra.