Điện 220V giật bao lâu thì chết

Tỏn thương do điện là là những tổn thương do dòng điện đi xuyên qua cơ thể. Các triệu chứng bao gồm bỏng da, tổn thương các cơ quan nội tạng và các mô mềm khác đến rối loạn nhịp tim và ngừng thở. Chẩn đoán dựa trên bệnh sử, tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm chọn lọc. Điều trị là hỗ trợ, với chăm sóc tích cực cho thương tích nghiêm trọng.

Mặc dù các tai nạn điện xảy ra trong gia đình (ví dụ, chạm vào ổ cắm điện hoặc bị điện giật bởi thiết bị nhỏ) ít khi dẫn đến thương tích hoặc di chứng đáng kể, tình trạng tiếp xúc với điện áp cao gây ra khoảng 400 trường hợp tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ. Có khoảng> 30,000 điện giật không tử vong/năm ở Mỹ và các trường hợp bỏng điện chiếm khoảng 5% số bệnh nhân nhập viện vào các cơ sở điều trị bỏng ở Mỹ.

Sinh lý bệnh

Giảng dạy truyền thống về mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện phụ thuộc vào các yếu tố của Kouwenhoven:

  • Loại dòng điện (trực tiếp [DC] hoặc xoay chiều [AC])

  • Điện thế và cường độ dòng điện (đo cường độ dòng điện)

  • Thời gian tiếp xúc (tiếp xúc càng lâu, mức độ tổn thương càng nhiều)

  • Điện trở của cơ thể

  • Đường đi của dòng điện (xác định mô cụ thể bị tổn thương)

Tuy nhiên, cường độ điện trường, một khái niệm mới hơn, dường như dự đoán chính xác hơn mức độ tổn thương nghiêm trọng.

Các yếu tố của Kouwenhoven

Dòng điện xoay chiều (AC) thay đổi hướng thường xuyên; nó là dòng điện thường được cung cấp bởi công ty phân phối điện tại Mỹ và châu Âu. Dòng điện một chiều (DC) theo cùng một hướng hằng định; nó là dòng điện do pin cung cấp. Máy khử rung tim và máy chuyển nhịp tim thường dùng dòng điện DC. Làm thế nào AC ảnh hưởng đến cơ thể phụ thuộc phần lớn vào tần số. AC tần số thấp (từ 50 đến 60 Hz) được sử dụng trong các hộ gia đình ở Mỹ (60 Hz) và Châu Âu (50 Hz). Vì AC tần số thấp gây ra sự co cơ kéo dài (tetany), có thể gây co quắp bàn tay vào nguồn điện và kéo dài thời gian tiếp xúc, nó có thể nguy hiểm hơn AC tần số cao và nguy hiểm hơn gấp 3 đến 5 lần so với DC cùng điện thế và cường độ dòng điện. Tiếp xúc với DC có thể gây ra co giật một lần, thường đánh bật người tiếp xúc ra khỏi nguồn điện.

Đối với cả AC và DC, điện thế (V) và cường độ dòng điện càng cao, càng nhiều tổn thương do điện sau đó (trong cùng thời gian phơi nhiễm). Dòng điện gia dụng ở Mỹ là 110 V (đầu ra tiêu chuẩn) đến 220 V (dùng cho các thiết bị gia dụng lớn, ví dụ: tủ lạnh, máy sấy). Điện thế dòng cao (> 500 V) có xu hướng gây ra bỏng Bỏng (Xem thêm Bỏng mắt và nuốt phải hóa chất.) Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng được phân loại theo độ sâu (bỏng dày cục bộ... đọc thêm

Điện 220V giật bao lâu thì chết
sâu, và điện thế dòng thấp (110 đến 220 V) có xu hướng gây ra cơn co giật cơ và co quắp với nguồn dòng điện. Cường độ dòng điện tối đa có thể gây ra co quắp các cơ duỗi của cánh tay khi co lại cho phép thả tay ra khỏi nguồn điện nên còn được gọi là dòng đánh bật. Dòng đánh bật thay đổi theo trọng lượng và khối lượng cơ. Đối với một người đàn ông trung bình 70-kg, dòng đánh bật là khoảng 75 mA cho DC và khoảng 15 mA cho AC.

Điện áp xoay chiều 60 Hz AC đi qua lồng ngực thậm chí một phần giây có thể gây ra rung thất Rung thất (VF) Rung thất dẫn tới sự rung mất đồng bộ liên tục của các sợi cơ tâm thất, làm mất các nhát bóp hiệu quả của tâm thất. Rung thất khiến bệnh nhân ngất và tử vong ngay lập... đọc thêm

Điện 220V giật bao lâu thì chết
ở tốc độ dòng điện thấp từ 60 đến 100 mA; cho DC, thì cần khoảng 300 đến 500 mA. Nếu dòng điện có đường dẫn trực tiếp tới tim (ví dụ, thông qua catheter tim hoặc điện cực của máy tạo nhịp tim), < 1 mA (AC hoặc DC) có thể gây rung tâm thất.

Tổn thương tổ chức do phơi nhiễm điện chủ yếu do chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt, dẫn đến tổn thương nhiệt. Lượng năng lượng nhiệt tán xạ bằng Ampe2× điện trở × thời gian; do đó, đối với bất kỳ dòng và thời gian nhất định nào, các tổ chức có điện trở cao nhất có xu hướng chịu nhiều tổn thương nhất. Điện trở của cơ thể (đo bằng Ohms / cm2) được tạo ra chủ yếu bởi da, bởi vì tất cả các mô bên trong (trừ xương) có điện trở không đáng kể. Độ dày da và độ khô tăng điện trở; da khô, sừng hóa tốt, còn nguyên vẹn có điện trở trung bình 20.000 đến 30.000 ohms / cm2. Đối với lòng bàn tay hoặc bàn chân, điện trở có thể từ 2 đến 3 triệu ohms / cm2; Ngược lại, da ẩm, da mỏng có điện trở khoảng 500 ohms / cm2. Điện trở đối với da bị thủng (ví dụ: vết cắt, mài mòn, chọc kim) hoặc màng niêm mạc ẩm (ví dụ: miệng, trực tràng, âm đạo) có thể thấp đến 200-300 ohms / cm2.

Nếu điện trở của da cao, nhiều năng lượng điện có thể bị tiêu tan ở da, dẫn đến da bị bỏng nhưng tổn thương nội tạng ít hơn. Nếu điện trở của da thấp, da bị bỏng ít hơn hoặc không bị bỏng, và năng lượng điện được truyền đến các cấu trúc bên trong. Do đó, sự vắng mặt của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán sự vắng mặt của tổn thương điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

Những kinh nghiệm và những cạm bẫy

  • Việc không có các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán được việc không có tổn thương do điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

Tổn thương các tổ chức bên trong phụ thuộc vào điện trở của chúng cũng như cường độ dòng điện (dòng điện trên mỗi đơn vị diện tích, năng lượng tập trung khi dòng điện đi qua một khu vực nhỏ hơn). Ví dụ, khi năng lượng điện đi trong cánh tay (chủ yếu là qua các mô có điện trở thấp, ví dụ như cơ, mạch, dây thần kinh), mật độ dòng chảy tăng tại các khớp bởi vì một tỷ lệ đáng kể diện tích cắt ngang của khớp bao gồm các mô có điện trở cao hơn ví dụ, xương, gân), làm giảm diện tích mô có điện trở thấp; do đó, tổn thương cho các mô có điện trở thấp có xu hướng nghiêm trọng nhất ở khớp.

Con đường của dòng điện đi qua cơ thể xác định cấu trúc nào bị tổn thương. Bởi vì dòng điện xoay chiều liên tục đảo ngược hướng, nên thuật ngữ thường không được sử dụng "nhập vào" và "thoát ra" là không phù hợp; "Nguồn" và "tiếp đất" chính xác hơn. Bàn tay là điểm nguồn phổ biến nhất, tiếp theo là đầu. Chân là điểm tiếp đất phổ biến nhất. Dòng điện di chuyển giữa hai cánh tay hoặc giữa cánh tay và bàn chân nhiều khả năng đi qua tim, có thể gây ra loạn nhịp Tổng quan về rối loạn nhịp tim Tim của người bình thường khỏe mạnh đập đều đặn và nhịp nhàng. Các tế bào cơ tim có các tính chất điện học đặc biệt giúp các xung động được hình thành và dẫn truyền trong cơ tim tạo ra các nhát... đọc thêm

Điện 220V giật bao lâu thì chết
. Dòng điện này có xu hướng nguy hiểm hơn so với dòng điện di chuyển từ chân này sang chân kia. Dòng điện qua đầu có thể gây tổn thương thần kinh trung ương.

Cường độ điện trường

Ngoài các yếu tố của Kouwenhoven, cường độ điện trường cũng xác định mức độ tổn thương mô. Chẳng hạn, 20.000 vôn (20 kV) phân bố khắp cơ thể của người đàn ông có chiều cao khoảng 2 m (6 ft) cho cường độ điện trường khoảng 10 kV / m. Tương tự, 110 vôn, nếu chỉ áp trên 1 cm (ví dụ, qua môi của một đứa trẻ), kết quả có cường độ điện trường tương tự là 11 kV / m; mối quan hệ này là lý do tại sao một tổn thương điện áp thấp có thể gây ra mức độ thương tổn mô nghiêm trọng tương tự như như một số thương tổn điện áp cao áp dụng cho một khu vực rộng lớn hơn. Ngược lại, khi xem xét điện thế thay vì cường độ điện trường, các thương tích điện nhẹ hoặc nhỏ lại được phân loại về mặt kỹ thuật là điện cao thế. Ví dụ, cú sốc nhận được từ rò điện từ tấm thảm sưởi trong mùa đông liên quan tới hàng nghìn vol nhưng gây ra chấn thương không đáng kể.

Hiệu ứng điện trường có thể gây tổn thương màng tế bào (phân lý do điện) ngay cả khi năng lượng không đủ để gây ra tổn thương nhiệt.

Bệnh học

Ở trong điện trường thấp dẫn đến cảm giác khó chịu tức thời ("bị sốc") nhưng hiếm khi gây thương tích nghiêm trọng hoặc lâu dài. Ở trong điện trường cao gây tổn thương nhiệt hoặc điện hóa đối với các mô nội tạng. Tổn thương có thể bao gồm

  • Tan máu

  • Đông protein

  • Sự hoại tử đông của cơ và các mô khác

  • Huyết khối

  • Mất nước

  • Co rút gân cơ

Tổn thương do điện trường cao có thể dẫn đến phù nặng, do máu trong tĩnh mạch đông lại và và cơ sưng lên, dẫn đến hội chứng khoang Hội chứng chèn ép khoang Hội chứng khoang là hiện tượng tăng áp lưc mô mềm trong khoang kín, dẫn đến thiếu máu mô. Triệu chứng sớm nhất là đau quá mức thương tổn. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, khẳng định bằng đo áp lực... đọc thêm . Phù nặng cũng có thể gây mất thể tích máu và tụt huyết áp. Sự hủy hoại cơ có thể dẫn đến tiêu cơ vân và đái ra myoglobin niệu và các rối loạn điện giải. Myoglobin niệu, giảm thể tích máu và tụt huyết áp làm tăng nguy cơ thương tổn thận cấp. Hậu quả của rối loạn chức năng cơ quan không phải lúc nào cũng tương quan với số lượng mô bị tiêu hủy (ví dụ như rung tâm thất có thể xảy ra với sự tiêu hủy mô nhỏ).

Triệu chứng và Dấu hiệu

Bỏng Bỏng (Xem thêm Bỏng mắt và nuốt phải hóa chất.) Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng được phân loại theo độ sâu (bỏng dày cục bộ... đọc thêm

Điện 220V giật bao lâu thì chết
có thể được thấy rõ dấu hiệu trên da tại vị trí dòng điện thâm nhập không đều vào các mô sâu hơn. Các cơn co cơ, co giật, rung thất hoặc ngừng thở do tổn thương thần kinh trung ương hoặc liệt cơ có thể xảy ra. Tổn thương não, tủy sống, và thần kinh ngoại vi có thể dẫn đến các thiếu hụt thần kinh khác nhau. Ngừng tim Ngừng tim Ngừng tim là ngừng hoạt động cơ tim dẫn đến không có sự lưu thông dòng máu. Ngừng tim làm ngừng dòng máu chảy vào các cơ quan quan trọng, không cung cấp được oxy, kết quả tử vong nếu không được... đọc thêm có thể xảy ra mà không thấy vết bỏng như trong các tai nạn điện giật trong bồn tắm (khi người ướt đang tiếp đất với một mạch điện 110V, ví dụ như từ máy sấy tóc hoặc radio).

Trẻ nhỏ cắn hoặc hút dây điện có thể gây bỏng miệng và môi. Những vết bỏng này có thể gây biến dạng về thẩm mỹ và làm giảm sự phát triển của răng, hàm dưới và hàm trên. Chảy máu động mạch mặt, hậu quả khi sẹo bong vảy 5 đến 10 ngày sau khi bị thương, xảy ra ở 10% trẻ nhỏ.

Điện giật có thể gây ra các cơn co cơ hoặc ngã (ví dụ: từ bậc thang hoặc mái nhà) dẫn đến trật khớp (điện giật là một trong số ít nguyên nhân gây trật khớp vai sau), gãy xương sống hoặc khác, chấn thương nội tạng, chấn thương kín.

Những di chứng thần kinh, tâm lý và thể chất mức độ tinh vi hoặc mơ hồ có thể phát hiện từ 1 đến 5 năm sau khi bị thương và dẫn đến di chứng nặng nề.

Chẩn đoán

  • Khám từ đầu đến chân

  • Đôi khi điện tâm đồ, đo các men tim, và xét nghiệm nước tiểu

Bệnh nhân, một khi thoát khỏi dòng điện, được đánh giá xem có ngừng tim Chẩn đoán Ngừng tim là ngừng hoạt động cơ tim dẫn đến không có sự lưu thông dòng máu. Ngừng tim làm ngừng dòng máu chảy vào các cơ quan quan trọng, không cung cấp được oxy, kết quả tử vong nếu không được... đọc thêm và ngừng thở Chẩn đoán (Xem thêm Suy hô hấp , Khó thở, và Thiếu oxy.) Ngừng thở và ngừng tim là khác nhau, nhưng chắc chắn nếu không được điều trị, cái này sẽ dẫn đến cái kia. Sự ngừng trao đổi khí ở phổi > 5 phút... đọc thêm không. Cần hồi sức ngay lập tức. Sau khi hồi sức ban đầu, bệnh nhân được khám từ đầu đến chân để phát hiện các chấn thương, đặc biệt nếu bệnh nhân ngã hoặc giảm hoặc bị đánh bật ra.

Những bệnh nhân không có triệu chứng, không mang thai, không có rối loạn về tim, và những người chỉ tiếp xúc ngắn với dòng điện gia dụng thường không có các thương tích nghiêm trọng bên trong hoặc bên ngoài mà không cần phải xét nghiệm hoặc giám sát. Đối với các bệnh nhân khác, cần làm ĐTĐ, CTM, đo nồng độ men tim, và xét nghiệm nước tiểu (để kiểm tra myoglobin). Bệnh nhân suy giảm ý thức có thể chụp CT hoặc MRI.

Điều trị

  • Tắt nguồn điện

  • Hồi sức

  • Giảm đau

  • Đôi khi theo dõi tim mạch từ 6 đến 12 giờ

  • Chăm sóc vết thương

Chăm sóc trước viện

Ưu tiên số 1 là phá vỡ sự tiếp xúc giữa bệnh nhân và nguồn điện bằng cách tắt dòng điện (ví dụ, bằng cách ngắt mạch hoặc công tắc để ngắt kết nối thiết bị khỏi nguồn điện). Đường dây cao và hạ thế không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt, đặc biệt là ngoài trời. Cảnh cáo: Nếu đường dây điện có thể là điện áp cao, không được cố giải phóng bệnh nhân ra khỏi đường dây điện mà chờ cho đến khi điện được tắt.

Hồi sức

Bệnh nhân được hồi sức trong khi đang đánh giá. Sốc Tiên lượng (Xem thêm Sepsis and Septic Shock.) Sốc là tình trạng suy giảm tưới máu cơ quan với kết quả là rối loạn chức năng tế bào và tử vong. Cơ chế có thể làm giảm khối lượng tuần hoàn, giảm cung lượng... đọc thêm , có thể là hậu quả của chấn thương hoặc bỏng nặng, cần được điều trị. Các công thức tiêu chuẩn hồi sức dịch cho bệnh nhân bỏng, dựa trên mức độ bỏng da, có thể đánh giá thấp nhu cầu truyền dịch trong các vết bỏng điện; do đó, không được sử dụng các công thức như vậy. Thay vào đó, truyền dịch phải được chuẩn độ để duy trì lưu lượng nước tiểu thích hợp (khoảng 100 mL / h ở người lớn và 1.5 mL / kg / h ở trẻ em). Đối với đái myoglobin niệu, duy trì lưu lượng nước tiểu là đặc biệt quan trọng, trong khi kiềm hóa nước tiểu có thể giúp làm giảm nguy cơ suy thận. Phẫu thuật cắt bỏ một lượng lớn các mô cơ cũng có thể giúp làm giảm suy thận do tắc myoglobin.

Đau nặng do bỏng điện được điều trị bằng việc điều chỉnh cẩn thận các thuốc opioid tĩnh mạch.

Các biện pháp khác

Các bệnh nhân những người không mang thai, không có rối loạn về tim, và những người chỉ tiếp xúc ngắn với dòng điện dân dụng thường không có các thương tích nghiêm trọng bên trong hoặc bên ngoài cần phải nhập viện và có thể cho xuất viện.

Theo dõi tim mạch trong 6 đến 12 giờ được chỉ định cho bệnh nhân có các điều kiện sau:

  • Loạn nhịp tim

  • Tức ngực

  • Bất kỳ gợi ý gì của tổn thương tim

  • Mang thai (có thể mang thai)

  • Rối loạn về tim biết từ trước (có thể)

Dự phòng uốn ván Phòng ngừa Uốn ván là nhiễm độc cấp tính độc tố thần kinh do Clostridium tetani tạo ra Các triệu chứng là co cứng liên tục tự phát của cơ Sự co cứng của khối cơ cắn được gọi là cứng hàm Chẩn đoán bằng... đọc thêm

Điện 220V giật bao lâu thì chết
và chăm sóc vết bỏng tại chỗ Chăm sóc vết thương ban đầu (Xem thêm Bỏng mắt và nuốt phải hóa chất.) Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng được phân loại theo độ sâu (bỏng dày cục bộ... đọc thêm
Điện 220V giật bao lâu thì chết
được yêu cầu. Đau được điều trị bằng NSAIDs hoặc thuốc giảm đau khác.

Tất cả các bệnh nhân bị bỏng điện đáng kể nên được chuyển đến một đơn vị bỏng đặc biệt. Trẻ nhỏ bị bỏng môi nên được chuyển tới bác sĩ chỉnh hình nhi khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật miệng quen thuộc với những vết thương đó.

Phòng ngừa

Các thiết bị điện cơ thể có thể tiếp xúc hoặc có thể chạm phải được cách điện, nối đất và kết hợp chặt chẽ vào mạch có chứa thiết bị ngắt điện bảo vệ. Bộ phận nối đất, hoạt động khi có đến 5 mA dòng điện rò rỉ , rất hiệu quả và có sẵn. Bộ cầu giao bảo vệ nhằm giảm nguy cơ tại nhà có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Những điểm chính

  • Ngoài các thương tích do bỏng, AC có thể gây co quắp tay của bệnh nhân vào nguồn điện, trong khi DC có thể ném bệnh nhân, gây thương tích.

  • Mặc dù mức độ bỏng da không dự đoán mức độ tổn thương nội tạng, tổn thương nội tạng nặng nề hơn hơn nếu da có điện trở thấp.

  • Khám toàn diện bệnh nhân, bao gồm cả thương tích chấn thương.

  • Cân nhắc làm điện tâm đồ, CTM, các men tim, phân tích nước tiểu và theo dõi, trừ khi bệnh nhân không có triệu chứng, không mang thai, không có rối loạn tim, và chỉ tiếp xúc ngắn với dòng điện.

  • Giới thiệu bệnh nhân bỏng điện đáng kể đến đơn vị bỏng đặc biệt, và nếu nghi ngờ có tổn thương nội tạng đáng kể, cần tiến hành hồi sức dịch.